Cải thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2001 2005 gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía nam , luận văn thạc sĩ (Trang 134 - 138)

C- Các khu cơng nghiệp đã cĩ Cơng ty hạ tầng được UBND Tỉnh cho phép thành lập hình thức đầ tư theo Nigh định 36/CP.

4- Trình độ cơng nghệ lạc hậu 5 Mơi trường đầu tư kém hấp dẫn.

3.10.4- Cải thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp

các doanh nghiệp

Để Long An cĩ thể phát triển gần với các tỉnh mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, cần cĩ sự phối hợp với các địa phương trong chính sách, ví dụ như phối hợp trong chính sách phát triển các ngành ngành sản phẩm, tạo việc làm, giải quyết vấn đề di cư, bảo vệ mơi trường, nỗ lực trong việc thiết kế một chính hệ thống chính sách mang tính chất chung của tồn vùng. Bên cạnh đĩ, tình cần tiếp tục hồn thiện các chính sách của mình, tạo mơi trường đầu tư, mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, hướng đến việc thỏa mãn các yêu cầu của doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát 140 doanh nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang của GS.TS. Nguyễn Thị Cành (2004), các yếu tố chính tác động đến quyết định

đầu tư của doanh nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam xếp theo thứ tự quan trọng nhất, nhì, ba là:

1. Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt

2. Đảm bảo cung ứng tốt nguồn nhân lực

3. Tiếp cận với nguồn nguyên liệu, các sản phẩm trung gian 4. Tiếp cận với các thị trường tiêu thụ nội địa

5. Các quy định của chính quyền địa phương 6. Cách cư xử của các quan chức địa phương 7. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

8. Ưu đãi tín dụng theo quy định của trung ương 9. Ưu đãi về đất theo quy đinh của địa phương 10. Ưu đãi về đất theo quy định của trung ương 11. Ưu đãi về tín dụng theo quy định của địa phương 12. Tiếp cận các nguồn trợ cấp tín dụng

13. Tiếp cận dễ dàng với phương tiện cảng, sân bay 14. Địa điểm đầu tư là nơi cư ngụ của chủ doanh nghiệp

Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp … cần đáp ứng những yêu cầu trên để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi họ triển khai các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư./.

KẾT LUẬN

Long An đã gặt hái được nhiều thành tựu khả quan, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Tuy nhiên, Long An cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi và vốn đầu tư tư nhân đã bị chảy sang các Tỉnh khác, ngồi ra cũng cần đầu tư vào cơng nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu; đầu tư vào phịng thí nghiệm, trụ sở khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm tăng hiệu quả, tăng năng suất sản xuất, đầu tư vào hệ thống dự báo thơng tin thị trường, cơng tác xúc tiến thương mại nhằm tiến tới chủ động trong nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường đầu ra của sản phẩm nhằm giúp các nhà đầu tư, các hộ kinh doanh cá thể và kinh tế nhà nước hạn chế được rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Các hạng mục đầu tư nêu trên là tối cần thiết cho quá trình phát triển hội nhập, tuy nhiên nguồn vốn khơng phải là vơ hạn nên vấn đề lựa chọn mục tiêu để đầu tư là một chiến lược phát triển tồn diện khơng chỉ gị bĩ ở tầm nhìn 05 năm.

Về cơ bản Tỉnh đã cân đối được mục tiêu phát triển và nhu cầu vốn đầu tư, cân đối thu chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu lao động và phát triển ngành nghề. Mơi trường đầu tư được cải thiện, kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cao. Bước đầu Long An đã chuyển hố các lợi thế từ dạng tiềm năng sang khả năng, các lĩnh vực văn hố xã hội tiếp tục ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn cịn những khĩ khăn, tồn tại lớn trong q trình phát triển như cơng tác quy hoạch cịn nhiều bất cập, kết cấu hạ tầng cơ bản cịn khĩ khăn, khả năng cạnh tranh các sản phẩm cịn kém, ứng dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất cịn chậm, trình độ quản lý chưa theo kịp đà phát triển chung của xã hội.

Điều cơ bản là phải “nhìn thấy những tồn tại để thay đổi, hồn thiện,

nhìn thấy những khĩ khăn để kiến nghị khắc phục” để đi đến đích cuối cùng

là phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn tiếp theo được hoạch định theo hướng tối ưu hố các tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Từng bước tạo sự chuyển hố nền kinh tế từ quy mơ sang chất lượng và hiệu quả. Triển vọng này sẽ đạt được trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch hàng năm với các giải pháp khả thi. Để đạt được mục tiêu này địi hỏi các ngành, các cấp cùng tồn thể nhân dân phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hồn thành các chỉ tiêu cơ bản, đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh, đảm bảo tính bền vững./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh long an giai đoạn 2001 2005 gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía nam , luận văn thạc sĩ (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)