HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương pháp đánh giá thành quả balanced scorecard tại công ty b s việt NAm footwear (Trang 62 - 71)

- Thời gian hoàn vốn

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.6.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Cơng ty sử dụng hình thức tổ chức kế tốn Tập trung. Hình thức này đảm bảo việc lưu chuyển chứng từ ở các bộ phận sản xuất kinh doanh lên phịng kế tốn một cách nhanh chóng, kịp thời. Tất cả các cơng việc kế toán đều được thực hiện ở phịng kế tốn.

2.6.3. HÌNH THỨC SỔ KẾ TỐN

Hình thức kế tốn Cơng ty chọn: hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, không phải thường xuyên lên sổ kế toán hằng ngày, phù hợp với quy mô Công ty tương đối lớn và thuận tiện cho việc vi tính hóa cơng tác kế tốn.

2.6.4. PHƯƠNG PHÁP KẾ TỐN

o Kỳ kế tốn: năm.

o Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12.

o Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.

o Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

o Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính.Tỷ lệ khấu

hao TSCĐ của Công ty phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ tài chính

o Phương pháp tính giá thành: theo phương pháp đơn đặt hàng.

2.7. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ TẠI CÔNG TY.

Cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở TP HCM chủ yếu để thu thập số liệu phục vụ cho kế tốn tài chính, cịn kế tốn quản trị gần như không được quan tâm. Công ty BS Việt Nam Footwear cũng không ngoại lệ.

Về kiểm soát hoạt động: Cơ cấu tổ chức tại Cơng ty theo phịng ban chức

năng, các hoạt động xảy ra theo từng phịng ban chức năng chứ khơng quan tâm đến hiệu quả chung của tồn cơng ty. Khơng có hệ thống kiểm sốt chặt chẽ, khơng có dự tốn rõ ràng. Chỉ có định mức vật tư là được thể hiện trên phiếu hướng dẫn sản xuất, cịn lại định mức nhân cơng, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều được phân bổ một cách cảm tính theo số lượng sản phẩm được xuất bán trong kỳ.

Về kiểm soát quản lý: Cơ cấu tổ chức tại Cơng ty theo phịng ban chức

năng, khơng có hệ thống kiểm soát quản lý, mọi đánh giá của nhà quản trị cấp cao đối với quản lý cấp trung đều thông qua cảm tính. Hầu như khơng có cơng cụ nào để kiểm soát một cách bài bản. Các mục tiêu chiến lược của nhà quản trị cấp cao không được truyền đạt và thông suốt đến các quản trị cấp trung và nhân viên làm cho các quản lý cấp trung, cũng như nhân viên khơng biết mình làm việc như thế nào thì đạt được u cầu cơng ty và đóng góp cho thành cơng của cơng ty. Mục tiêu chung của công ty chỉ dừng lại ở nhà quản trị cấp cao; do đó, việc đơi khi đi lệch mục tiêu là điều không tránh khỏi.

Ban quản trị chỉ quan tâm đến thành quả về tài chính, đó là làm thế nào để gia tăng lợi nhuận của cơng ty. Do đó, Giám đốc chỉ quan tâm đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty, trong đó chủ yếu là kiểm sốt chi phí để cắt giảm. Ban quản trị phân tích và đánh giá thành quả của công ty, bằng cách phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo từng tháng. Việc phân tích này được thực hiện theo cách riêng của họ. Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh và số lượng sản phẩm xuất khẩu trong tháng 04/2007 và tháng 03/2007 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Số liệu báo cáo kết quả kinh doanh và số lượng sản phẩm xuất khẩu trong tháng 03/2007 và tháng 04/2007

Chỉ tiêu Đơn vị 03/2007 Tháng 04/2007 Tháng

Số lượng xuất khẩu Đôi 225.860 160.630 Tổng doanh thu Ngàn đồng 5.140.477 3.553.806 Chi phí nguyên vật liệu " 3.034.815 2.268.597 Chi phí nhân cơng " 779.851 642.520 Chi phí sản xuất chung " 356.598 297.165 Chi phí bán hàng " 110.074 93.283 Chi phí quản lý " 269.461 193.857 Lợi nhuận trrước thuế " 589.678 58.384

Nguồn: Số liệu phịng kế tốn Cơng ty B.S Việt Nam Footwear

Do đặc điểm kinh doanh của công ty là các đơn hàng sản xuất xong phải được kiểm tra chất lượng bởi khách hàng trước rồi mới được xuất, do đó khơng có các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Căn cứ vào số liệu trên, Giám đốc tiến hành đánh giá thành quả tháng 04/2007 bằng cách phân tích như sau:

¾ Về số lượng xuất khẩu: So với tháng 03/2007, số lượng sản phẩm xuất trong

kỳ giảm về lượng: (65.230) ngàn đồng; về tỷ lệ: (28,88%).

¾ Doanh thu: So với tháng 03/2007, trong kỳ giảm về lượng: (1.586.671) ngàn

đồng; về tỷ lệ: (30,87%). Nếu quy doanh thu kỳ trước về số lượng xuất trong tháng 04/2007 thì doanh thu giảm về lượng là (102.064) ngàn đồng, về tỷ lệ giảm là: (2,79%); tức là so với kỳ trước giá giảm 2,79%.

¾ Chi phí nhân cơng trực tiếp: Nếu quy chi phí nhân cơng trực tiếp kỳ trước về

số lượng sản phẩm xuất trong kỳ thì chi phí nhân cơng trực tiếp trong kỳ tăng so với kỳ trước về lượng là: 87.896 ngàn đồng, về tỷ lệ tăng: 15,85%

¾ Chi phí ngun vật liệu trực tiếp: Việc phân tích biến động nguyên vật liệu

thể hiện trên phiếu hướng dẫn sản xuất. Tơi xin được minh họa việc phân tích biến động nguyên vật liệu của 1 đơn hàng được xuất trong kỳ:

Bảng 2.2: Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

KHÁCH HÀNG: IDANA ĐƠN HÀNG: AC-214 SỐ LƯỢNG: 4.800 Đôi NGÀY XUẤT 20/04/07 Đvt: Đồng Biến động STT Tên nguyên liệu

Số lượng theo dịnh mức Thực tế sử dụng Chi phí theo định mức Chi phí thực tế +/- % 1 Chống ẩm 9.600 9.800 555.178 566.744 11.566 2,08% 2 Dây thun 8.640 8.500 21.591.360 21.241.500 (349.860) -1,62% 3 Đế 4.800 4.800 28.803.058 28.803.058 0 0,00% 4 Eva 2mm 480 482 17.185.224 17.256.829 71.605 0,42% 5 Giấy cứng 168 179 1.649.760 1.757.780 108.020 6,55% 6 Móc hài 4.800 4.800 5.323.829 5.323.829 0 0,00% 7 Màng pe 120 119 1.202.989 1.192.964 (10.025) -0,83% 8 Nhãn 38.400 38.600 7.449.600 7.488.400 38.800 0,52% 9 Pu 4-60 480 478 4.586.880 4.567.768 (19.112) -0,42% 10 String pin 14.400 14.800 254.059 261.116 7.057 2,78% 11 Thùng carton 480 480 9.132.368 9.132.368 0 0,00% 12 Vải 144 150 677.242 705.460 28.218 4,17% Tổng Cộng 98.411.547 98.297.816 (113.731) -0,12%

Nguồn: Số liệu phòng kế tốn Cơng ty B.S Việt Nam Footwear

Tổng tất cả các đơn hàng đã xuất trong tháng sẽ có sự biến động chi phí nguyên vật liệu thực tế so với chi phí nguyên vật liệu định mức. Sau khi phân tích, ta có biến động chi phí ngun vật liệu tháng 04/07 là: Biến

động (+/-): (51.032) ngàn đồng; Biến động (%): 2,2%.

Sau khi phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu, Giám đốc phát hiện dù chi phí nguyên vật liệu tháng 04/07 so với tháng 03/07 giảm về lượng là: (766.218) ngàn đồng, về tỷ lệ là: (25,25%). Nhưng thực tế, nếu

so chi phí nguyên vật liệu thực tế với chi phí ngun vật liệu định mức thì chỉ giảm về lượng là: (51.032) ngàn đồng; về tỷ lệ là: (2,2%)

¾ Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được ban giám đốc phân bổ

cảm tính theo số lượng sản phẩm xuất nên các khoản mục chi tiết của chi phí sản xuất chung kỳ trước đều được quy về số lượng sản phẩm xuất trong kỳ này. Sau khi quy về số lượng kỳ này ta được bảng phân tích biến động chi tiết chi phí sản xuất chung

Bảng 2.3: Phân tích chi phí sản xuất chung

Kỳ trước Kỳ trước Kỳ này Biến động Chỉ tiêu

225.860 160.630 160.630 +/- %

Chi phí quản lý xưởng, cơ điện 103.958 73.934 84.802 10.868 10,45% Chi phí bảo trì điện, thiết bị, xưởng 12.290 8.741 8.732 (9) -0,07% Chi phí dụng cụ sản xuất 73.606 52.348 52.214 (134) -0,18% Chi phí khấu hao TSCĐ 68.092 48.427 68.092 19.665 28,88% Chi phí điện, nước, thuê xưởng 83.431 59.336 71.890 12.554 15,05% Các chi phí bằng tiền khác 8.316 5.914 5.922 8 0,09% Chi phí nhập khẩu 6.905 4.911 5.513 602 8,72%

Tổng cộng: 356.598 253.611 297.165 43.554 17,17%

Nguồn: Số liệu phòng kế tốn Cơng ty B.S Việt Nam Footwear

Theo bảng phân tích biến động này, thì chi phí sản xuất chung tăng so với kỳ trước là 17,17%; trong đó: chi phí lương quản lý, cơ điện tăng 10,45%, chi phí khấu hao tăng 28,88%, chi phí điện nước tăng 15,05% và chi phí nhập khẩu tăng 8,72%

¾ Chi phí bán hàng: Tương tự chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng kỳ trước

cũng được quy về theo số lượng sản phẩm xuất trong kỳ. Ta được bảng phân tích chi tiết chi phí bán hàng như sau:

Bảng 2.4: Phân tích chi phí bán hàng

Kỳ trước Kỳ trước Kỳ này Biến động

Chỉ tiêu

225.860 160.630 160.630 +/- %

Chi phí nhân viên 76.578 54.462 60.450 5.988 10,99% Chi phí xuất khẩu 31.068 22.095 31.001 8.906 40,31% Chi phí dịch vụ mua ngồi 2.427 1.726 1.832 106 6,14%

Tổng cộng: 110.073 78.283 93.283 15.000 19,16%

Nguồn: Số liệu phịng kế tốn Cơng ty B.S Việt Nam Footwear

Theo bảng phân tích, chi phí bán hàng tăng 19,16%; trong đó: chi phí nhân viên tăng 10,99%, chi phí xuất khẩu tăng 40,31%, chi phí dịch vụ mua ngồi tăng 6,14%

¾ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tương tự chi phí sản xuất chung, chi phí quản

lý doanh nghiệp cũng được quy về theo số lượng sản phẩm xuất trong kỳ. Ta được bảng phân tích chi tiết chi phí bán hàng như sau:

Bảng 2.5: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Kỳ trước Kỳ trước Kỳ này Biến động

Chỉ tiêu

225.860 160.630 160.630 +/- %

Chi phí nhân viên 145.062 103.167 105.984 2.817 1,94% Chi phí vật liệu quản lý 2.299 1.635 1.869 234 10,18% Chi phí đồ dùng văn phịng 7.781 5.534 5.623 89 1,14% Chi phí khấu hao 54.799 38.973 36.981 (1.992) -3,64% Chi phí dịch vụ mua ngồi 45.290 32.210 32.320 110 0,24% Chi phí bằng tiền khác 13.926 10.120 11.080 960 6,89%

Tổng cộng: 269.157 191.639 193.857 2.218 1,16%

Nguồn: Số liệu phịng kế tốn Cơng ty B.S Việt Nam Footwear

Theo bảng phân tích, chi phí quản lý gần như khơng đổi so với ký trước. Qua thời gian nghiên cứu thực trạng đánh giá thành qủa tại Công ty, Tôi phát hiện một số vấn đề sau:

o Việc đánh giá thành quả bằng việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ cần thiết và thực hiện bởi Ban giám đốc. Nhân viên không quan tâm đến những số liệu đo lường này. Họ chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan đến hoạt động của họ, họ được yêu cầu làm gì hàng ngày? làm thế nào thì là được đánh giá là tốt? và khi được đánh giá tốt thì họ được hưởng lợi gì?

o Báo cáo tách bạch của từng phịng ban có vẻ khơng cịn thích hợp cho

việc tạo thành bức tranh chung của cơng ty; vì kết quả của các phịng ban có ảnh hưởng đến nhau. Ví dụ như qua việc phân tích thành quả tài chính của cơng ty tháng 04/2007, ta thấy chi phí sinh ra bởi bộ phận sản xuất có ảnh hưởng đến chi phí sinh ra bởi bộ phận xuất nhập khẩu và ngược lại. Ngay cả chi phí sinh ra bởi các khâu trong cùng một bộ phận cũng ảnh hưởng đến nhau và ngược lại. Cụ thể; chi phí nhân cơng trực tiếp tăng, ở đây là 15,85%; có thể do công nhân làm chậm, để đảm bảo đủ sản phẩm giao cho khách hàng thì cơng ty phải bố trí tăng ca, do đó chi phí điện nước sẽ tăng, ở đây tăng 15,05%. Việc chậm trễ trong tiến độ sản xuất buộc doanh nghiệp phải xuất hàng bằng đường hàng khơng làm tăng chi phí xuất khẩu 40,31%. Hoặc có một cách phân tích khác; do phịng kế hoạch chuẩn bị khơng tốt, nên vật tư về không kịp tiến độ sản xuất, để kịp tiến độ sản xuất buộc công ty phải nhập vật tư gấp bằng đường hàng khơng, làm chi phí nhập khẩu tăng 7,72%. Vật tư về không kịp nên để đảm bảo kịp thời gian giao hàng, thì phải bố trí tăng ca, làm chi phí nhân cơng trực tiếp tăng 15,85%. Và cũng phân tích như trên, chi phí điện nước tăng 15,05%.

o Các số liệu báo cáo tài chính chỉ cung cấp bức tranh kết quả của công ty trong quá khứ. Số liệu này khơng có sức dự đốn cho tương lai. Cụ thể như trong số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tháng 04/2007 thì doanh số của cơng ty trong tháng 03/2007 đạt 5.140.477 ngàn đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 589.678 ngàn đồng, nhưng tháng 04/2007 thì doanh số chỉ đạt 3.553.806 ngàn đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 58.384 ngàn đồng.

o Qua một số phân tích ta thấy, vai trị năng lực nhân viên ngày càng

đóng vai trị quyết định. Cụ thể, nếu nhân viên trong phòng kế hoạch làm việc tốt, chuẩn bị tốt khâu vật tư, vật tư không phải nhập bằng đường hàng khơng thì chi phí nhập khẩu sẽ giảm. Tiếp theo, tay nghề công nhân cao hơn, làm nhanh hơn, hàng hóa khơng phải tái chế, hàng hóa ra kip tiến độ giao hàng thì cơng ty khỏi phải tăng ca, chi phí nhân cơng sẽ giảm và kéo theo chi phí điện nước cũng sẽ giảm. Từ đó cũng kéo theo, hàng hóa sẽ xuất bằng đường biển với chi phí thấp hơn rất nhiều và như vậy thì chi phí xuất khẩu cũng sẽ giảm. Cịn về doanh thu, nếu nhân viên phịng thiết kế mẫu, có kỹ năng tốt sẽ tạo và chào hàng được các mẫu mã đẹp, cộng với nhân viên của các bộ phận sản xuất làm việc tốt, sản phẩm ra đời có chất lượng, giá cạnh tranh do giảm được chi phí và đáp ứng tốt thời gian giao hàng; Với các điều này cộng lại, tôi tin doanh thu sẽ ngày càng tăng chứ không giảm như trong tháng 04/2007.

o Một vấn đề nữa, là qua đánh giá thành quả bằng các số liệu tài chính

thì có nhiều mục tiêu không thể đánh giá được. Cụ thể, như ở Công ty B.S Việt Nam Footwear chỉ tiêu thời gian giao hàng rất quan trọng nhưng không thể đo lường và thể hiện trên báo cáo kết quả kinh

doanh. Cũng như các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng tạo điều kiện tăng doanh số như: mối quan hệ tốt với khách hàng, việc thu hút khách hàng và việc giữ chân khách hàng cũng không xuất hiện trên báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 1, đề tài đã nêu được sự cần thiết của phương pháp đánh giá thành quả Balanced Scorecard, trong đó cũng đã nêu những hạn chế của phương pháp đánh giá thành quả thơng qua các chỉ tiêu tài chính; đồng thời cũng đã nêu lên được vai trò ngày càng được nâng cao của tài sản vơ hình trong việc tạo ra giá trị của doanh nghiệp. Trong chương 2 này, đề tài đã mô tả khái quát hoạt động, những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Chương 2, cũng nhấn mạnh thực trạng đánh giá thành quả tại cơng ty. Qua đó, đề tài cũng nêu những vấn đề trong cách đánh giá thành quả bằng các số liệu báo cáo tài chính tại cơng ty. Qua phân tích thực trạng đánh giá thành quả tại công ty trong chương 2 và dựa trên cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá thành quả Balanced Scorecard trình bày trong chương 1, đề tài đã xây dựng phương pháp đánh giá thành quả Balanced Scorecard tại Công ty B.S Việt Nam Footwear.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương pháp đánh giá thành quả balanced scorecard tại công ty b s việt NAm footwear (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)