Đối với thị trường nước ngoài, các sản phẩm truyền thống đang ngày càng mở rộng, một số lượng lớn người tiêu dùng, khách hàng ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước công nghiệp châu Á đang hướng đến những sản phẩm mang tính dân tộc, tính nghệ thuật cổ truyền dân gian; những sản phẩm thủ công truyền thống mang bản sắc của quốc gia, nơi mà chúng được sản xuất. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nếu mỗi quốc gia chun mơn hố vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình khơng có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi... Ngành sản xuất gốm mỹ nghệ trên thế giới hiện nay phần lớn tập trung tại các nước đang phát triển như Đông Nam Á, Châu Phi… là nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và nguồn lao động rẻ hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển nên giá thành sản xuất tại các nước đang phát triển thường rẻ hơn. Tuy các nước cơng nghiệp phát triển cũng có ngành sản xuất gốm mỹ nghệ lâu đời và sản phẩm gốm của họ cũng có những thế mạnh riêng nhưng phần đông hiện nay hầu như không tự sản xuất mà chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm gốm mỹ nghệ từ những nước đang phát triển để đáp ứng cho nhu cầu nội địa vì hướng đầu tư của họ hiện nay đã chuyển sang những ngành công nghiệp kỹ thuật hiện đại để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, giá trị sản phẩm cao hơn… Chính q trình chuyển dịch nêu trên đã dần xác lập thị trường nhập khẩu gốm mỹ nghệ thế giới tập trung vào những quốc gia công nghiệp phát triển như: Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... và đó cũng là ba thị
trường xuất khẩu trọng điểm hiện nay của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam, trong đó EU là thị trường quan trọng hàng đầu, kế đến là Hoa Kỳ và cuối cùng là Nhật Bản. Có thể khái quát một số nét chính về ba thị trường chính này như sau:
1.3.1 Thị trường các nước EU :
Liên minh Châu Âu (EU) là đang là thị trường quan trọng nhất của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và hàng gốm mỹ nghệ nói riêng. Kim ngạch nhập khẩu gốm các loại vào Châu Âu tăng liên tục trong những năm trước 2001, tuy nhiên những năm sau này kim ngạch nhập khẩu có phần giảm đi. Tuy vậy, với kim ngạch nhập khẩu tương đương hơn 800 triệu USD vào năm 2004 (so với kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam đạt 154,6 triệu USD) thị trường Châu Âu vẫn là một thị trường mục tiêu chủ yếu cho gốm mỹ nghệ Việt Nam. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu gốm sang EU thì Trung Quốc là nước chiếm thị phần nhiều nhất (16%) .
Hình 1.3: Thị phần kim ngạch gốm nhập khẩu vào EU năm 2004
Các nước khác 76% Thailand 4% Malaysia 3% Indonesia 1% Trung quốc 16% Nguồn : www.eurochamvn.org 1.3.2 Thị trường Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là một trong hai thị trường chủ lực về nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam sau EU. Hoa Kỳ được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thời kỳ 2000 – 2006 và thị trường này vẫn cịn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Vì vậy, thị trường Hoa Kỳ vẫn và sẽ là một thị trường vô cùng to lớn đối với hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam vì hiện nay mặt hàng thủ cơng này hầu như khơng cịn được sản xuất tại
đây, hàng năm Hoa Kỳ phải nhập khẩu một khối lượng lớn hàng gốm từ các nước. Chi tiết về tình hình nhập khẩu gốm của Hoa Kỳ sẽ được phân tích cụ thể hơn ở chương 2.
1.3.3 Thị trường Nhật Bản :
Dù hiện nay Nhật Bản khơng giữ vị trí dẫn đầu trong số những thị trường xuất khẩu mục tiêu nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba thị trường chủ lực của xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam. Đồ gốm mỹ nghệ là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn ở Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản nổi tiếng là một thị trường khó tính, đặc biệt đối với các sản phẩm gốm vì Nhật Bản cũng có nền sản xuất gốm mỹ nghệ rất lâu đời và nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và độ tinh xảo… nhưng với kim ngạch nhập khẩu năm 2001tăng lên đột biến cho thấy sự tăng trưởng vững chắc của các sản phẩm gốm các loại nhập khẩu tại thị trường này.
Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi khối lượng và giá trị sản phẩm gốm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản giai đoạn 1999-2003
( tấn ) (triệu Yên) Số lượng Trị giá 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 1999 2000 2001 2002 2003 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Số lượng Trị giá
Nguồn : JETRO ( Japan Import and Export) [25]
Thị trường gốm tại Nhật Bản hiện nay tập trung vào hai hướng chính, đó là những sản phẩm cao cấp, giá cao nhập từ các quốc gia Châu Âu và nhóm thứ hai có giá cả và chất lượng trung bình nhập từ các nước Đơng Nam Á và Trung Quốc. Ta có thể dễ dàng
thấy được Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính và lớn nhất vào Nhật Bản (chiếm 76,81%) (xem hình 1.5).
Hình 1.5: Thị phần kim ngạch gốm các loại nhập khẩu vào Nhật Bản năm 2003
Italia 1.94% Thailand 5.31% Malaysia 1.53% Indonesia 0.92% Các nước khác 13.48% Trung Quốc 76.81%
Nguồn : JETRO (Japan Import and Export) [25]