1.5 Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ của
1.5.3 Kinh nghiệm của Malaysia
- Công nghệ sản xuất:
Ngành sản xuất gốm mỹ nghệ của Malaysia hiện nay đã áp dụng cơ giới hóa rất cao. Hầu hết các khâu sản xuất như chế biến đất và tạo hình đều được thực hiện bởi máy móc. Tương tự như ở Thái Lan, những dàn máy ép chậu bằng hệ thống thuỷ lực cho phép Malaysia sản xuất ra các sản phẩm chậu hoa rất nhanh, độ đồng đều cao và tiết kiệm nhân lực. Khâu nung sản phẩm cũng được cải tiến từ lâu bằng loại lị đốt dầu có buồng đốt lớn và có thể di chuyển qua lại để đốt liên tục, nhờ đó tiết kiệm nhiệt lượng và rút ngắn thời gian nung.
Tuy nhiên, ngành gốm Malaysia còn nghèo nàn và đơn điệu về kiểu dáng và mẫu mã do chi phí thay đổi khn ép q cao và dường như thiếu hụt hẳn một lực lượng cơng nhân có thể thực hiện các họa tiết trang trí đa dạng và thay đổi nhanh… nhược điểm này làm cho khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Malaysia hiện nay giảm sút rất nhiều.
- Công tác quảng bá sản phẩm:
Các nhà sản xuất và xuất khẩu gốm Malaysia đã thâm nhập vào thị trường thế giới từ rất sớm so với Việt Nam, do đó họ đã có kinh nghiệm dày dạn để có tạo được thế mạnh cạnh tranh của mình qua khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn từ Châu Âu, Hoa Kỳ nhờ năng lực sản xuất cao. Tuy nhiên, tính đồn kết tương hỗ giữa các nhà xuất khẩu Malaysia trong hoạt động ngoại thương còn thấp, dẫn đến sự xoay trở của họ chậm chạp khi khuynh hướng thị trường thay đổi từ những đơn hàng lớn đơn giản sang những đơn hàng vừa và nhỏ nhưng có yêu cầu về đa dạng hóa sản phẩm cao.
Các nhà sản xuất gốm ở Malaysia dường như không nhận được sự hỗ trợ đặc biệt nào từ Chính phủ trong các chính sách về tín dụng, các nhà sản xuất phải tự đầu tư, cải tiến trang thiết bị bằng nguồn vốn của mình hoặc ứng trước từ các cơng ty xuất khẩu có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm, điều này đã gây khơng ít khó khăn cho các nhà sản xuất gốm Malaysia trong việc phát triển sản xuất cũng như xuất khẩu.