Rủi ro về lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản an giang , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

2.2. Các loại rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

2.2.2.2. Rủi ro về lãi suất

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản An Giang đều phải vay một phần hoặc tồn bộ giá trị lượng hàng mà họ thu mua để sơ chế và sau khi xuất khẩu thu tiền về họ mới cĩ thể chi trả ngân hàng. Điều này nghĩa là giá cả mà họ xuất khẩu hàm chứa cả chi phí lãi suất. Các chi phí ngắn hạn thì lãi suất lại càng cao và từ đĩ ảnh hưởng lên giá thủy sản xuất khẩu. Nếu giá xuất khẩu khơng đủ sức chi trả cho các chi phí thu mua, chế biến, lãi suất chắc chắn sẽ bị thua lỗ. Đây là rủi ro thuần túy đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào song nĩ là chi phí đáng kể khi mà xu hướng lãi suất biến động tăng lên trong năm 2008 và trong thời gian gần đây (cuối năm 2009).

Trong hơn nửa thời gian đầu năm 2008, lãi suất cho vay VND của các ngân hàng thương mại phổ biến từ 18% - 21%/năm. Đây là áp lực lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong khi tỷ suất lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong ngành chỉ đạt từ 13% - 15%.

Tuy lãi suất cho vay đầu năm 2009 đã giảm khá mạnh so với thời điểm 2008 nhưng nhiều hợp đồng vay vốn vẫn chịu lãi suất cao do chưa đến kỳ điều chỉnh. Trước đĩ, ngân hàng Nhà nước đã cĩ chỉ đạo một số ngân hàng thương mại khuyến khích cho vay doanh nghiệp trong ngành với lãi suất ưu

đãi, nhưng thực tế vẫn nhiều trường hợp khĩ tiếp cận vốn, hoặc khĩ gánh nổi lãi suất cao. Trước những thực trạng như thế địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận động để bảo vệ doanh nghiệp tránh được những rủi ro trước những biến động chung của nền kinh tế như lãi suất.

Năm 2007 lãi suất vay của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản An Giang ổn định, năm 2008 độ lệch chuẩn tăng cao do sự biến động lãi suất này đã làm cho hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rơi vào tình thế là đẩy chi phí sản xuất tăng cao làm lợi nhuận giảm đáng kể. 8 tháng đầu năm 2009 tuy lãi suất cĩ giảm so với năm 2008 tuy nhiên khĩ cĩ thể tìm được một dự báo chính xác tuyệt đối cho mức lãi suất trong tương lai do vậy tự bản thân mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một biện pháp quản trị rủi ro hợp lý.

Bảng 3: Phương sai và độ lệch chuẩn lãi suất vay của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại ngân hàng ngoại thương tỉnh An Giang.

Năm 2007 2008 8 tháng đầu năm 2009

Phương sai 0 0,04665 0,00036

Độ lệch chuẩn 0 0.02333 0.00018

2.2.2.3 Rủi ro về giá cả hàng hĩa

Bất kể là hàng hĩa nào dù vơ hình hay hữu hình đều cĩ giá trị của nĩ thơng qua quan hệ cung cầu, khi nhu cầu tăng lên ắt hẳn giá cả cũng tăng lên và ngược lại. Chính vì vậy bất ổn trong cung cầu sẽ làm thay đổi giá cả, điều này chúng ta cĩ thể tiến hành phịng ngừa bằng cơng cụ phái sinh. Những biến động mạnh và thất thường về giá trên thị trường thủy sản quốc tế cũng là

khẩu thủy sản Việt Nam. Bởi xu hướng giá cả thường tuân theo quy định thị trường nên rủi ro là khơng thể tránh khỏi, vấn đề là phịng ngừa và hạn chế nĩ đến mức độ nào.

Về quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp chủ yếu phịng ngừa rủi ro đối với sản phẩm của mình trong quá trình vận chuyển hàng hĩa tới người mua, những rủi ro cĩ thể xảy ra như vận chuyển chậm làm hư hỏng sản phẩm, quy cách chưa đáp ứng yêu cầu, loại sản phẩm chưa phù hợp, sản phẩm cĩ thể bị trả lại hoặc phải bán giảm giá,… chứ chưa quan tâm phịng ngừa rủi ro giá cả hàng hĩa.

a. Biến động về giá thủy sản xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản An Giang trong những năm gần đây:

Hình 4: Giá xuất khẩu Thủy Sản An Giang.

Giá xuất khẩu thủy sản tỉnh An Giang

0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang, niên giám thống kê 2008, xuất

Bảng 4: Phương sai và độ lệch chuẩn của giá xuất khẩu Thủy sản

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Phương sai 0,047 0,059 0,040

Độ lệch chuẩn 0,024 0,029 0,020

Trong 3 năm gần đây giá cả thuỷ sản xuất khẩu cĩ biến động khơng đáng kể, cụ thể độ lệch chuẩn giá cả thuỷ sản xuất khẩu năm 2006 là 0,024, năm 2007 là 0,029, năm 2008 là 0,02. Tuy nhiên, nếu chi phí các doanh nghiệp bỏ ra cũng ít biến động thì rõ ràng những năm qua tình hình tài chính các doanh nghiệp tương đối ổn định. Nhưng một thực tế cho thấy chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khơng ổn định mà đề tài sẽ cập đến ở mục 2.2.4.2.

b. Diễn biến thực trạng nguồn nguyên liệu đầu vào (cá tra, cá basa)

của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua:

Tình hình giá cả và sản lượng xuất khẩu thuỷ sản tại các DNXKTS AG năm 2009 giảm so với năm 2008, ước tính tổng số lượng cá tra xuất khẩu giảm chỉ bằng 83,58% về lượng và 81,91% về giá trị so với năm 2008. Giá xuất khẩu bình quân năm 2009 là 2,3 USD/kg, trong khi đĩ giá thức ăn chăn nuơi năm 2009 lại tăng liên tục từ 500 - 600 đ/kg, nâng giá thành cá tra bình quân 15.000 - 15.300 đồng/kg, nhưng giá bán chỉ khoảng 14.400 - 14.800 đồng/kg. Điều này làm cho người nuơi cá tra thua lỗ nên một số hộ nuơi đã bỏ trống ao. Thêm vào đĩ, số hộ nuơi nhỏ lẻ đứng trước tình hình sản xuất gặp khĩ khăn liên tục, lại khơng cĩ điều kiện tiếp cận vốn, nhất là nguồn vốn ưu

AG trước tình trạng sẽ khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào trong thời gian tới.

Khảo sát giá cá tra, nguyên liệu đầu vào của các DNXKTS AG những tháng cuối năm 2009, cho thấy, giá cả cá tra tăng giảm khơng theo quy luật và khĩ dự đốn. Đầu tháng 6/2009, tại An Giang, giá cá tra giảm từ 1.000-2.000 đ/kg so với tháng 5. Giữa tháng 7/2009 giá cá tăng trở lại 200-400 đồng/kg so với tuần trước. Giữa tháng 9/2009, giá cá nguyên liệu lại tăng khoảng 200 đồng/kg so với cuối tháng 8/2009. Cuối tháng 10/2009, giá cá tra 400 đồng/kg so với tháng trước. Tuy giá cá tra cĩ tăng vào vào những tháng cuối năm nhưng người nuơi cá vẫn chưa cĩ lời. 6 tháng cuối năm 2009, tỷ lệ người nuơi cá tra bỏ ao ở vùng ĐBSCL là 20 - 30% so với đầu năm 2009. Theo các chuyên gia dự báo thì tỷ lệ người nuơi cá sẽ bỏ ao tăng 30 - 40% vào đầu năm 2010.

Thời gian qua, do chưa cĩ sự liên kết chặt chẽ nhau trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên cả người nuơi cá và cả doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã gặp phải nhiều khĩ khăn. Việc liên kết giữa người nuơi cá và doanh nghiệp chế biến cá cịn lỏng lẻo luơn xảy ra tình trạng khi khủng hoảng thừa, thiếu cá nguyên liệu. Khi ký được các hợp đồng xuất khẩu cá tra, basa mới, thì các doanh nghiệp lại đối mặt với khĩ khăn thu mua nguyên liệu vì nơng dân bỏ nuơi. Vốn đầu tư nuơi cá rất lớn, đa số người nuơi cá ngồi vay vốn tại ngân hàng cịn nợ đại l ý bán thức ăn cá nên chỉ cần bị động ở một khâu nào trong tiêu thụ là người nuơi gặp khĩ ngay. Trong khi trên thực tế, người nuơi cá phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp chế biến. Nếu giá cá đang ở mức cao, nguồn nguyên liệu thiếu hụt, doanh nghiệp sẽ tìm đến tận nhà mua. Ngược lại, cĩ trường hợp người nuơi phải bán cá chịu cho doanh nghiệp. Một thực tế tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cá tra khá rõ là trong thu mua cá

nguyên liệu, các doanh nghiệp trước tiên tập trung lo tiêu thụ cá tra từ các trang trại của mình hoặc chỉ mua thêm từ các chủ trang trại nuơi qui mơ lớn cĩ liên kết hoặc hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp. Cịn đa số những hộ nuơi nhỏ lẻ, nếu chưa cĩ hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp gặp lúc thị trường bất lợi thì dễ rơi vào cảnh rủi ro bị ép giá, thậm chí khơng bán được cá.

Năm 2009 tăng trưởng kinh tế thấp, ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới làm cho việc xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam nĩi chung và An Giang nĩi riêng ảnh hưởng nhiều. Hai năm qua (năm 2007 và năm 2008) tại An Giang, những người nuơi cá đã mua bảo hiểm cho cá, tuy nhiên chỉ là bảo hiểm rủi ro bệnh tật, thiên tai chứ chưa áp dụng biện pháp bảo hiểm rủi ro giá cả hàng thủy sản, người nuơi cá tra tự cứu mình bằng cách hạch tốn thật chặt chẽ chi phí sản xuất, nhằm hạ giá thành cá tra nguyên liệu đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm để hạn chế những rủi ro về giá và khả năng tiêu thụ.

Từ những biến động về giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến thủy sản địi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải tích cực chủ động tìm biện pháp quản trị rủi ro cho mình.

2.3 Thực trạng ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro tài

chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản An Giang:

2.3.1 Thực trạng ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản An Giang chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản An Giang

Hiện nay các cơng cụ phái sinh chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản An Giang sử dụng để quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp mình. Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang, hiện nay, các cơng cụ

2.3.2 Những nguyên nhân hạn chế sử dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các DNXKTS Việt Nam nĩi chung và An quản trị rủi ro tài chính tại các DNXKTS Việt Nam nĩi chung và An Giang nĩi riêng:

Muốn thị trường sản phẩm phái sinh phát triển mạnh, ta cần cĩ cái nhìn bao quát về thị trường này, xác định những nguyên nhân gây hạn chế sự phát triển để từ đĩ đưa ra giải pháp phù hợp giúp thị trường cơng cụ phái sinh phát triển, điều này gĩp phần rất lớn trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong đĩ cĩ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản An Giang phát triển một cách bền vững. Cĩ nhiều nguyên nhân chính khiến cho thị trường cơng cụ phái sinh Việt Nam chậm phát triển:

Thứ nhất, tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị

trường cách đây nhiều năm, nhưng chỉ mới mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Tại các NHTM, việc áp dụng các cơng cụ phái sinh cịn rất hạn chế, đặc biệt ở các NHTM quốc doanh, trong khi khối ngân hàng này cĩ lợi thế hơn về quy mơ hoạt động và vốn . Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến tháng 9/2007 mới chỉ cĩ hơn 40 hợp đồng hốn đổi lãi suất và một số hợp đồng phái sinh khơng chuẩn khác được phép thực hiện.

Mức độ phát triển của thị trường vốn cịn thấp, thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như tính tốn lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà mơi giới, các nhà đầu cơ cịn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khốn để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến hoạt động quản lý tài chính chuyên nghiệp, khơng lường hết các rủi ro tài chính trong kinh doanh.

Lịch sử ra đời và phát triển của sản phẩm phái sinh ảnh hưởng nhiều đến việc các doanh nghiệp Việt Nam, trong đĩ cĩ các doanh nghiệp xuất khẩu

thuỷ sản An Giang ứng dụng nĩ nhằm quản trị rủi ro kiệt giá tài chính cho doanh nghiệp mình. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/02/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với một số ngân hàng thương mại được ngân hàng nhà nước cho phép. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn cĩ của nĩ trong việc phịng chống rủi ro tỷ giá và những hạn chế của ngân hàng nhà nước. Vì thế các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5 đến 7% khối lượng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Giao dịch hốn đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/07/2001 của thống đốc ngân hành nhà nước. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hốn đổi thuận chiều giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại . Nĩ chỉ được sử dụng trong trường hợp các ngân hàng thương mại dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VNĐ. Các cơng cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở Việt Nam và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phịng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ – NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất. Hốn đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng, giữa ngân hàng với những

nước với các TCTD nước ngồi. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp hợp đồng hốn đổi lãi suất cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngồi kể ký hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đĩ cĩ hốn đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của ngân hàng do đĩ hướng dẫn hạch tốn từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Ở một mức cao hơn, các cơng cụ lai tạp cĩ nguồn gốc từ hốn đổi như hốn đổi lãi suất cộng dồn, hốn đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hốn đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai,… cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối. Các hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại Việt Nam theo cơng văn 3324/NHNN – CSTT, tháng 4/2006 ngân hàng Nhà nước cho phép HSBC chi nhánh TPHCM thực hiện nghiệp vụ hốn đổi rủi ro tín dụng.

Thứ hai là mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chưa cĩ nhu cầu, chưa hiểu biết nhiều về lợi ích và ứng dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản An Giang đã hình thành từ lâu, tuy nhiên nĩ chỉ mới phát triển mạnh trong khoảng 4 năm gần đây, vì vậy việc tìm ra biện pháp quản trị rủi ro bằng sản phẩm phái sinh cịn hạn chế và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Phần lớn các doanh nghiệp, trong đĩ cĩ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản An Giang, cĩ quan tâm đến tỷ giá khi phải thanh tốn nợ trong tương lai bằng ngoại tệ nhưng do chưa nắm rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản an giang , luận văn thạc sĩ (Trang 46)