Tóm lược các tác động tổng thể của Basic cho các kịch bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở việt nam (Trang 30 - 37)

Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua

Basic kỳ vọng Basic mở rộng Basic thu hẹp Basic mở rộng Basic thu hẹp Âm Dương Lỗ Lãi Lãi Lỗ Lãi Lỗ Lỗ Lãi

1.6 CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆMSỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

1.6.1 Kinh nghiệm của Trung quốc

Thị trường giao sau Trung quốc khi mới thành lập có khoản 40 sở giao dịch. Để có thể phát triển thành các sở giao dịch lớn, Trung quốc đã gom lại hiện nay còn 3 sở giao dịch giao sau lớn là: Sở giao dịch hàng hóa giao sau Thượng Hải, Sở giao dịch hàng hóa giao sau Quảng Châu, Sở giao dịch hàng hóa giao sau Dalian.

Mỗi một Sở giao dịch chuyên giao dịch một số loại hàng hóa như: Sở giao dịch Dalian chuyên giao dịch các mặt hàng nông sản và hiện nay là sàn giao dịch lớn thứ hai trên thế giới về giao dịch giao sau mặt hàng bắp. Sở giaodịch hàng hóa giao sau Thượng Hải lại chuyên giao dịch về các mặt hàng kim loại

màu, cao su và các sản phẩm xăng dầu, trong khi đó Sở giao dịch Quảng Châu lại chuyên giao dịch về các sản phẩm tài chính.

Sở giao dịch tại Trung Quốc quy định Hội đồng quản trị của mỗi Sở giao dịch sẽ quyết định mọi luật lệ mới, nhân viên và phê duyệt ngân sách. Hội đồng giám sát được hình thành từ những nhân viên của chính Sởgiao dịch có chức năng giám sát các hoạt động kiểm toán, giao dịch, phân phối, tài chính… Hội đồng này được hình thành từ những nhân viên của chính Sở giao dịch đó.Bộ phận thanh toán bù trừ trong mỗi Sở giao dịch có chức năng bảo vệvà làm sáng tỏ các giao dịch của các thành viên. Nhân viên của các công ty thành viên cũng là những chuyên gia được công nhận. Chỉ có các cơng ty mới có thể là thành viên, cá nhân thì khơng được phép và phải đáp ứng một số yêu cầu của Sở giao dịch.

1.6.2 Kinh nghiệm của Singapore

Từ đầu thế kỷ 19, người Anh đã thực hiện giao dịch mua bán tại Singapore một số loại hàng hoá như : cao su, gia vị, gỗ, cà phê .... Những hoạt động này ngày càng được mở rộng về quy mơ và tính phức tạp. Hoạt động thương mại dần dần được mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, Hàng triệu thương nhân ở khắp nơi tập trung về đây và sự hiện diện của họ đã làm Singapore xích lại gần hơn với các trung tâm giao dịch hàng hoá lớn như : Tokyo, London, New York và Chicago và như vậy từng bước hình thành quan hệ giao dịch mua bán giao sau. Những thương nhân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sự bảo hộ nhằm giảm thiểu những rủi ro trong mua bán. Do đó, địi hỏi phải hình thành sàn giao dịch để quản lý các hoạt động mua bán giao sau một cách tập trung. Vì vậy, từ năm 1920, những giao dịch mua bán giao sau về mặt hàng cao su được tiến hành thông qua sự cung cấp bởi Hiệp hội cao su quốc tế Singapore. Đến năm 1992 Hiệp hội cao su quốc tế Singapore được cổ phần hố và hình

thành Sở giao dịch RAS Commodity Exchange. Năm 1994, đổi tên thành Singapore Commodity Exchange (SICOM).

1.6.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan thành lập Sở giao dịch giao sau nông sản Thái Lan AFET, là tổ chức độc lập được thành lập theo Luật công cụ phái sinh, chịu sự kiểm soát của Ủy ban giao dịchnông sản tương lai Thái Lan. Sở giao dịch này tạo nên một thị trường giao dịch nông sản tương lai theo luật định, với nguyên tắc bình đẳng cho cả người mua và người bán. Việc đề ra và tuân thủ nghiêm khắc các nguyên tắc về giao dịch đã giúp cho thị trường giao sau Thái Lan phát triển một cách ổn định và bền vững. Khối lượng giao dịch bình quân tại Sở giao dịch giao sau Thái Lan đã tănglên gấp đôi vào cuối năm 2009 so với đầu năm. Từ kinh nghiệm quốc tế trên, thấy rằng mức độ thành công hay thất bại cịn tùy thuộc vào lộ trình thực hiện và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.

1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để vận dụng thị trường giao sau. Việt Nam cần phải chuẩn bị các hoạt động chủ yếu sau:

- Xây dựng khung pháp lý cho hiệu lực hợp đồng, quản lý hoạt động giao dịch, hoạt động thanh toán, cần chú ý đến khung khổ pháp lý trung gian làm cầu nối cho những nhà sản xuất nhỏ, các công ty vừa và nhỏ để họ có thể tham gia trực tiếp vào các thị trường này.

- Về kỹ thuật, thiết kế các sản phẩm giao dịch mà có khả năng chấp nhận của thị trường và phục vụ các nhu cầu trong nước.

- Tiến hành phân tích, làm rõ cách triển khai và quản lý các chương trình quản lý rủi ro.

- Phát triển các chỉ số giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu để tham khảo khi tham gia thị trường. Giá cả càng minh bạch và càng kịp thời thì càng có vai trị quan trọng.

- Tận dụng sự hỗ trợ quốc tế về tài chính, kỹ thuật và xây dựng chiến lược triển khai thị trường và các công cụ quản lý rủi ro.

Kết luận chương 1: Trong điều kiện kinh doanh quốc tế hiện nay, biến động

giá trên thị trường là rất nhanh, rất phức tạp và khó dự báo. Do đó, việc sử dụng thị trường giao sau để bảo vệ thành quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm hữu ích và thiết thực. Tuy nhiên, thị trường giao sau rất phức tạp do đó việc nghiên cứu một cách có hệ thống thị trường giao sau để làm cơ sở lý luận nghiên cứu thực tiễn trong chương 2 và giải pháp trong chương 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành cao su Việt Nam nói riêng là thật sự cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THỊ TRƯỜNGGIAO SAU

TRONG CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện thuận lợi cho cây cao su phát triểntrên diện tích rộng.

Năm 1897, người Pháp đưa cây cao su vào trồng ở nước ta. Từ năm 1897- 1920 là thời kỳ thử nghiệm với 7.000 ha ở ngoại thành Sài Gòn và Thủ Dầu Một. Những năm 1920-1945 diện tích cao su tăng nhanh từ 7.000 ha lên 10.000 ha tập trung tại những đồn điền lớn của tư bản Pháp ở miền Đông Nam Bộ. Năm 1958, cây cao su đã trồng thử nghiệm tại miền Bắc Việt Nam và được trồng quy mô lớn kể từ năm 1961.

Năm 1961, diện tích cao su đạt 142.770 ha. Đây là mức phát triển cao nhất dưới thời độc quyềncủa tư bản Pháp.

Từ năm 1962 trở đi, tư bản Pháp dần dần rút khỏi ngành cao su Việt Nam, tư bản Việt Nam chính thức đóng vai trị quan trọng trong ngành cao su. Trong những năm 1962-1975, do tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật còn yếu kém, do bị chiến tranh tàn phá, sản xuất cao su Việt Nam có sự giảm sút rõ rệt. Đến năm 1974, diện tích cao su chỉ còn khoản 68.400 ha với sản lượng 21.000 tấn. Đến năm 1975, diện tích cao su cả nước chỉ cịn 70.000 ha. Trong đó có rất nhiều diện tích cần thanh lý, có 10 cơ sở chế biến ở miền Nam thì 3 cơ sở bị tàn phá hoàn toàn, 7 cơ sở bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mặc dù vậy Nhà nước ta xác định: Cây cao su là cây xuất khẩu mũi nhọn của sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp để phục hồi và phát triển ngành cao su. Đó là:

- Quốc hữu hóa các đồn điền lớn của tư bản tư nhân.

- Thành lập các nông trường quốc doanh và các công ty cao su ở miền Nam. - Yêu cầu các xí nghiệp thanh lý và trồng mới các lô cao su.

Năm 1981, sau nhiều cố gắng, diện tích cao su cả nước đã đạt 87.900 ha. Trong kế hoạch năm 1981-1985, Tổng cục cao su Việt Nam chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, đầu tư thâm canh, kết hợp trồng xen trong lơ cao su. Cuối năm 1989, tồn ngành khai thác được 44.747 tấn mủ cao su, xuất khẩu được 35.565 tấn mủ.

Năm 1994, hầu hết các nông trường, các công ty cao su trên cả nước được tổ chức lại thành Tổng công ty cao su Việt Nam theo quyết định 91. Một số ít nơng trường cịn lại thuộc địa phương (tỉnh) quản lý. Tuy nhiên, kinh tế quốc doanh cao su thuộc các tỉnh quản lý có quy mơ nhỏ, khơng đáng kể. Kinh tế quốc doanh cao su ở nước ta hiện nay chủ yếu là cao su của các cơng ty thuộc Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam.

Tổng công suất thiết kế của toàn ngành cao su Việt Nam vào khoảng 290.000 tấn/năm. Với cơng suất thiết kế này, có thể đáp ứng được nhu cầu về sơ chế mủ cao su. Tuy nhiên, cao su tiểu điền đến kỳ thu hoạch tăng nhanh, đồng thời nhiều vườn cây cao su nằm ở các vùng sâu vùng xa, nên hệ thống thu mua của các nhà máy chế biến chưa bao quát được hết.

2.1.1 Chủng loại cao su sản xuất

Cao su tự nhiên chủ yếu được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo săm lốp ô tô. Cao su tự nhiên cũng được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất và hàng tiêu dùng, thiết bị y tế…

Theo hệ thống phân loại Hài hòa (HS), cao su tự nhiên (4001) được chia thành các phân nhóm chủ yếu sau:

- 4001.10:

tay, bao cao su, bong bóng…

Mủ cao su tự nhiên: loại có hàm lượng Amoniac thấp (Amoniac thêm tối đa 0,29%) và loại có hàm lượng Amoniac cao (Amoniac thêm tối thiểu 0,06%).

Mủ tờ chưa xơng khói (USS): Sản xuất bằng cách cô đông mủ cao su, kéo thành tấm sau khi đã được làm khơ ngồi khơng khí. Đa phần USS được chuyển thành RSS.

- 4001.21:

Cao su tấm xơng khói (RSS): Sản xuất bằng bằng khói hoặc nhiệt độ dưới dạng tấm, đây là loại mủ được sản xuất nhiều nhất (trên 40% tổng sản lượng). Một số nước như Thái Lan trên 70%, Ấn Độ 75%. Đây là loại mủ đặc trưng của các vườn cây tiểu điền, thích hợp cho việc sản xuất lốpxe.

- 4001.22:

Cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật (TSNR), được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế - ISO. Bao gồm các loại sau:

TSR CV: Cao su có tính dẻo cao. TSR L: Cao su có màu sáng.

TSR 5: Tương đương loại RSS1 từ cao su tấm xơng khói. TSR 10, 20: Cao su nguyên liệu phân theo nơi khai thác.

TSR 50, 60: Cao su chất lượng thấp, thường là cao su thối hóa.

Căn cứ vào TSR, mỗi nước sản xuất có những quy định riêng cho cao su do nước mình sản xuất, tiêu biểu là:

Cao su tiêu chuẩn Indonesia (SIR), gồm: SIR3CV, SIR3L, SIR10, SIR20. Cao su tiêu chuẩn Malaysia (SMR), gồm:SMRCV60, SMRCV50, SMRL, SMRCV10, SMRCV20.

Cao su tiêu chuẩn Thái Lan (STR), gồm: STR5L và STRCV60, STR10, STR10CV, STR20, STR20CV.

SVR: Cao su tiêu chuẩn Việt Nam (SVR), gồm; SVR3L, SVR5L, SVR10L, SVR20L và SVR50, 60.

- 4001.29:

Các loại khác, như: cao su tấm khô, váng xốp, cao su Crepe, mủ Latex ly tâm, cao su miếng vụn.

2.1.2 Thực trạng diện tích, năng suất, sản lượng cao su tự nhiên Việt Nam 2.1.2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng cao su tự nhiên cả nước

Diện tích trồng cao su cả nước và tại các vùng trồng cao su chính của Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua. Nguyên nhân chính là do các chính sách khuyến khích của nhà nước như: Luật đất đai năm 2003, luật đầu tư năm 2005, Nghị quyết số 03/2003/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại, Quyết định 86/TTg ngày 05/02/1996 về quy hoạch tổng quan về phát triển ngành cao su Việt Nam từ năm 1996-2005…Ngoài ra do các năm gần đây, giá cao su thế giới tăng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở việt nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)