Chủng loại và thị trường xuất khẩu caosu Việt Nam, 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở việt nam (Trang 44 - 47)

Chủng loại Trung Quốc Hàn Quốc Đức Malay Sia Đài Loan Khác Tổng cộng Số lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%) TSR L, 3L 338,94 1,10 2,09 1,83 4,48 24,87 373,31 51,04 TSR 10 115,88 2,17 0,78 5,00 0,79 5,95 130,57 17,85 Latex 8,44 8,28 5,61 2,76 2,67 26,14 53,90 7,37 RSS 30,53 0,07 0,06 0,10 0,10 1,79 32,65 4,46 TSR CV 1,23 1,24 5,25 0,38 0,02 8,61 16,73 2,29 TSR 20 9,37 2,16 0,32 1,12 0,25 2,24 15,46 2,11 TSR 5 6,71 0,62 0,14 0,35 7,82 1.07 Khác 29,12 8,07 5,56 7,37 10,27 40,55 100,94 13.80 Tổng cộng 540,22 23,1 20,29 18,70 18,58 110,5 731,4 100

Cơ cấu chủng loại cao su là một trong những nguyên nhân chính khiến cao su Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Hiện tại, VRG không sử dụng thị trường kỳ hạn, một trong các lý do chính hầu hết sản phẩm là loại TSR3 (SVR3), TSR5 (SVR5) và TSRCV (SVRC). Những sản phẩm này không được giao dịch trên bất kỳ các thị trường kỳ hạn nào.

Trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu mở rộng công suất của các nhà máy sản xuất SVR10, SVR20 và cao su ly tâm, giảm tỷ lệ cao su SVR 3L, SVR 5L. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm gặp nhiếu khó khăn vì mỗi sản phẩm cao su địi hỏi một quy trình sản xuất riêng, khép kín, từ vườn cây đến nhà máy chế biến.

2.3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1 Biến động giá cao su thế giới

Theo nhóm nghiên cứu cao su thế giới, trong thập kỷ qua, tình hình cao su thế giới diễn biến rất phức tạp, mức độ giao động cao.

Năm 1993, giá cao su giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn từ năm 1989, nguyên nhân chủ yếu do sự suy giảm của ngành công nghiệp sản xuất săm lốp trên thế giới.Giai đoạn 1994 –đầu năm 1998, giá cao su hồi phục trở lại và đạt đỉnh cao vào 1995 và 1996. Cuối năm 1998, cao su giảm giá trầm trọng, xuống tới mức giá của năm 1993, mức giá cao su bình quân đã giảm từ 1.700 USD/ tấn năm 1996 xuống còn 700 USD/ tấn vào cuối năm 1998. Đến năm 2000, giá cao su có hồi phục chút ít nhưng vẫn còn ở mức thấp và lại giảm nhẹ trong năm 2001. Đầu năm 2002, giá cao su kỳ hạn có dấu hiệu tăng nhẹ do 3 nước sản xuất chính là Thái Lan, Indonesia, Malaysia thỏa thuận cắt giảm sản lượng xuất khẩu. Do cầu tiêu thụ của Trung Quốc và các nước châu Á khác tăng cao, giá cao su trên các thị trường giao dịch quốc tế đã bắt đầu tăng từ năm 2003 và tiếp tục tăng trong năm 2004. Sang năm2005, vì giá dầu

tăng ảnh hưởng đến giá cao su tổng hợp nên các công ty lốp – những nguồn tiêu thụ cao su tự nhiên chủ yếu – sẽ buộc phải dùng nhiều cao su tự nhiên hơn thay cho cao su tổng hợp.

Từ cuối năm 2007 đến cuối tháng 8/2008, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng liên tục trong khi yếu tố cung cầu ổn định. Giá cao su thế giới tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2008, chủ yếu là do giá dầu thô tăng quá nhanh làm tăng giá cao su tổng hợp, nhiều doanh nghiệp chuyển sang dùng cao su thiên nhiên, đã tác động làm tăng giá cao su thiên nhiên. Mặt khác, giá cao su tăng còn do hoạt động mua bán của các quỹ đầu cơ và nhà đầu cơ. Giá cao su thiên nhiên tại thị trường châu Á 8 tháng đầu năm 2008 đã tăng khoảng 35%. Giá cao su tại thị trường Nhật Bản vào thời điểm tháng 6/2008 cũng tăng cao do dự trữ cao su Nhật Bản giảm mạnh nên lượng mua vào của các quỹ của Nhật Bản tăng cao, đẩy giá cao su tại thị trường này đạt mức 340.8 yên/kg. Thêm vào đó, tỷ giá đồng Yên so với đồng USD cũng tăng lên, cũng góp phần làm tăng giá cao su.

Giữa năm 2009, giá cao su hồi phục dần và đột ngột tăng lên mạnh mẽ.

2.3.2 Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam

Việt Nam hiện là nước sản xuất cao su lớn thứ năm trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ. Những thập niên gần đây, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, giá cả mủ cao su đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm.

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong những năm 1976 – 1993 khoảng 800$/tấn. Biến động theo thị trường cao su thế giới, giá cao su xuất khẩu tăng trong thời kỳ 1994 –1997, đạt 1.200$/tấn, sau đó giảm nhanh trong giai đoạn 1998 – 2003, bình quân chỉ đạt 660$/tấn. Từ năm 2004 – 2006, giá tăng dần từ 1.163$/tấn lên 1.370$/tấn và 1.818$/tấn. Năm 2007, giá xuất khẩu cao su bình quân 1.897 USD/tấn. Tám tháng đầu năm 2008, giá cao su xuất khẩu của

Việt Nam tăng liên tục, đạt mức kỹ lục hơn 3.000 USD/tấn vào tháng 8-2008. Tuy nhiên, từ quý 4-2008 giá đã giảm lại. Tính đến cuối tháng 12-2008, giá cao su chỉ ở mức 1.315 USD/tấn, giảm hơn 50% so với thời điểm tháng 8- năm 2008.

Từ quý 3-2009, nhu cầu cao su thiên nhiên của một số nước bắt đầu hồi phục khá nhanh nhưng nguồn cung hạn chế do thời tiết không thuận lợi và giá dầu thô tăng làm cho giá cao su cũng tăng theo. Từ mức bình quân 1.324$/tấn vào tháng 1-2009 lên 2.200 $/tấn vào tháng 11-2009.

Việt Nam thuộc nhóm sản xuất – xuất khẩu cao su thiên nhiên với đại đa số cao su sản xuất ra để xuất khẩu, ước tính khoảng 90% tổng sản lượng.

Hiện tại Việt Nam chưa có sàn giao dịch cao su nên việc tính giá cho các hợp đồng dài hạn dựa theo giá của thị trường SICOM và Malaysia để tính giá (Các cơng văn chỉ đạo khung giá xuất khẩu của Tập Đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá xuất khẩu cao su ở việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)