Những vấn đề hạn chế trong xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 62 - 64)

2.5. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG

2.5.2. Những vấn đề hạn chế trong xếp hạng

Qua những bước so sánh xếp hạng với các TCTD khác và từ thực trạng xếp hạng khách hàng của Techcombank, đưa ra một số hạn chế của phương pháp xếp hạng như sau :

2.5.2.1. Những hạn chế trong chỉ tiêu xếp hạng khách hàng a. Chưa có chỉ tiêu đánh giá quy mô doanh nghiệp

Việc xếp hạng khách hàng theo các ngành nghề mà không lựa chọn quy mơ làm cho các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau bị đánh đồng và việc xếp hạng không thể hồn tồn chính xác trong cùng ngành nghề kinh doanh vì có những khách hàng trong ngành nghề đang tiến hành có những quy mơ lớn, vừa và nhỏ khác nhau.

Quy mô doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chung quy lại phụ thuộc vào các yếu tố sau : doanh thu, tài sản, lợi nhuận thu được và số lao động.

b. Bỏ chỉ tiêu tình trạng tài sản đảm bảo trong chỉ tiêu định tính

Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng việc xem xét cấp cho vay dựa vào nhiều yếu tố như : hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, phương án kinh doanh hiệu quả…. Tài sản đảm bảo chỉ là yếu tố để xem xét chứ không nên đưa vào trong xếp hạng khách hàng để cấu thành chỉ tiêu cấp cho vay cho doanh nghiệp và làm cho hiệu quả kinh doanh của phương án hay dự án bị giảm xuống khi xem xét cấp cho vay.

c. Bỏ chỉ tiêu số năm kinh nghiệm của Giám đốc và ngành nghề kinh doanh trong chỉ tiêu định lượng

Số năm kinh nghiệm của Giám đốc được tính về mặt con số và đưa vào phương

trình kinh tế lượng để tính vào chỉ tiêu định lượng trong tiêu chuẩn xếp hạng của

Techcombank và nằm trong chỉ tiêu thứ 8. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc nó nói

lên trình độ, năng lực và kinh nghiệm điều hành của Ban lãnh đạo. Do vậy, chỉ tiêu

này nên được chuyển sang chỉ tiêu định tính và nằm trong chỉ tiêu trình độ và kinh nghiệm của Ban lãnh đạo.

Ngành nghề kinh doanh chỉ là xác định về lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh và chỉ để tham khảo và quy chiếu chứ khơng nên đưa vào tính trong chỉ tiêu định tính.

52

Chỉ tiêu tính điểm xếp hạng khách hàng của Techcombank cịn thiếu nhiều chỉ tiêu tài chính để phản ánh đúng năng lực tài chính cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

- Chưa đưa chỉ tiêu tỷ số về khả năng thanh toán ngắn hạn

- Chưa đưa chỉ tiêu tổng nợ/tổng tài sản

- Chưa đưa chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/Nợ phải trả và tỷ số vốn chủ sở hữu/Tổng

tài sản.

- Thiếu chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả lãi vay

- Chưa đưa chỉ số doanh thu/tổng tài sản

Các chỉ tiêu tài chính nên được phân loại theo các đầu mục như : Chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về năng lực hoạt động, chỉ tiêu về đòn cân nợ và chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

e. Số lượng xếp hạng khách hàng chưa đầy đủ

Trong tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của Techcombank đưa ra 6 hạng và có ký tự xếp hạng từ AA đến C, theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới là 10 hạng. Do đó, việc đưa ra thứ tự xếp hạng ít sẽ làm cho việc xếp hạng sẽ khó khăn hơn và khơng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Ký hiệu xếp hạng cũng cần phải xem xét lại và phải phù hợp với chuẩn mực của quốc tế để việc trao đổi thông tin thuận lợi và dễ dàng hơn.

2.5.2.2. Phương pháp xếp hạng còn nhiều bất cập

Khi xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, Techcombank đã xây dựng và kết hợp dựa trên chỉ tiêu định tính và định lượng. Trong đó chỉ tiêu định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và sử dụng mơ hình kinh tế lượng với những kỹ thuật hiện đại. Trong quá trình xây dựng, Techcombank đã đưa các chỉ tiêu định tính như : số năm kinh nghiệm của Giám đốc và Ngành nghề kinh doanh vào chỉ tiêu định tính để lượng hóa mơ hình kinh tế lượng, nếu đưa hai chỉ tiêu này ra khỏi mơ hình thì sẽ rất sơ sài. Mặc dù về lý thuyết, các biến phi định lượng đó hồn tồn có thể đưa vào mơ hình định lượng ở trên để xử lý, nhưng thực tế thì việc thu thập số liệu rất khó khăn cũng như kỹ thuật xử lý những biến giả này rất phức tạp và làm phóng

đại quy mơ của mơ hình một cách khơng cần thiết. Ngồi ra, mơ hình kinh tế lượng

với các kỹ thuật hiện đại chưa phù hợp với đặc điểm của một nền kinh tế Việt Nam

đang trong quá trình chuyển đổi.

Mặt khác, khi chỉ tiêu tình trạng Tài sản đảm bảo được đưa vào chỉ tiêu định

tính và cấu thành trong tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng và gắn liền với việc cấp cho vay. Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, quyết định cho vay không hẳn được căn cứ trên tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án kinh doanh mà căn cứ vào tài sản

đảm bảo. Điều này, sẽ có tác dụng khơng tốt đến hoạt động cho vay ngân hàng và có

53

việc thi hành án, xử lý tài sản đảm bảo, thực thi luật phá sản, thực chất tài sản đảm bảo chỉ là lá bùa tạo ra sự an tâm cho việc quyết định cấp cho vay của ngân hàng. Đây chính là một số vấn đề của thơng tin bất cân xứng trong hoạt động cho vay hiện nay tại Việt Nam, và để xử lý vấn đề thông tin trên chúng ta cần thay thế chỉ tiêu tài sản đảm bảo trong phương pháp xếp hạng tại Techcombank. Và chỉ tiêu tài sản đảm bảo chỉ là yếu tố tham chiếu trong các quyết định cấp cho vay mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)