KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG KHDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 68)

3.2.1. Đối với nhà nước

3.2.1.1. Đề xuất cơ quan quản lý cho các cơng ty hoạt động tín nhiệm

Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về phát triển thị trường chứng khoán, thị trường

trái phiếu một cách lành mạnh, bền vững, rủi ro trong hoạt động cho vay thấp…. là

điều rất cần thiết đối với các nhà đầu tư luôn mong muốn đồng vốn được bỏ ra trong

một trường an toàn, hiệu quả. Xếp hạng tín nhiệm ra đời là để đáp ứng được các mục

58

được nhu cầu thị trường. Nhà nước phải xây dựng các cơ quan quản lý nhằm nâng cao

tính pháp lý, tạo tin tưởng cho các thành phần tham gia thị trường nhất là đối với các nhà đầu tư.

Kinh nghiệm của một số nước về các cơ quan quản lý cho các công ty xếp hạng tín nhiệm như tại Nhật Bản là Cơng ty dịch vụ tài chính thuộc ủy ban chứng khốn nhà nước, tại Hàn Quốc là Cơng ty giám sát tài chính – cơ quan tiền thân là ủy ban chứng khoán Hàn Quốc, tại Malaysia là ủy ban chứng khoán Malaysia là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các Cơng ty xếp hạng tín nhiệm.

Do xếp hạng tín nhiệm ln gắn liền với các khoản vay nợ, trong đó quan trọng nhất là hoạt động trái phiếu nên các nước đều giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của các cơng ty xếp hạng tín nhiệm cho các cơ quan quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý hoạt động của các cơng ty xếp hạng tín nhiệm nên được giao cho ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan quản lý.

3.2.1.2 Điều chỉnh về luật để tạo mơi trường kinh doanh tín nhiệm phát triển

Việc Việt Nam được kết nạp vào WTO vào năm 2007 thể hiện việc hội nhập và hoà nhập ngày càng sâu vào môi kinh tế quốc tế, việc mở cửa trong các vấn đề hợp tác kinh tế cũng như các vấn đề khác đòi hỏi các bên khi tham gia phải hiểu nhau và xây dựng các mối quan hệ dựa trên quy định của thông lệ quốc tế. Điều này địi hỏi phải có sự minh bạch hóa cao về các thơng tin doanh nghiệp như năng lực tài chính, năng lực

điều hành, cơng nghệ áp dụng…. để cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước an tâm,

tin tưởng trong hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

Để đạt được điều đó và tạo cho các cơng ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động hiệu

quả, tại một số nước đã điều chỉnh về luật như tại Nhật Bản tuân theo sắc lệnh của

Chính phủ về cung cấp thơng tin, tại Hàn Quốc theo luật sử dụng và bảo vệ thông tin cho vay; quy định giám sát hoạt động kinh doanh thông tin cho vay. Tại Malaysia theo hướng dẫn về chào bán chứng khoán nợ tư nhân.

Như vậy, hoạt động của các Cơng ty xếp hạng tín nhiệm tại các nước đều phải có một hay một số luật điều chỉnh liên quan đến cung cấp thông tin, chứng khoán, cho vay…Để tạo hành lang pháp lý và mơi trường kinh doanh tín nhiệm tại Việt Nam phát triển, nhà nước nên điều chỉnh luật doanh nghiệp và những quy định liên quan đến kế toán, kiểm toán, cho vay… và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cho các

hoạt động của các công ty xếp hạng tín nhiệm được hoạt động tốt và thể hiện chức

năng đối với nền kinh tế, và tạo mơi trường cho kinh doanh tín nhiệm phát triển là điều vô cùng cần thiết.

3.2.1.3. Xây dựng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập

Từ kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia thường xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, khơng do nhà nước quản lý, thuộc sở hữu của các cổ đơng để xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức như thế này có vai trị rất to lớn trong việc minh bạch hóa thơng tin nền

59

Học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng cần phải xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, có uy tín để thực hiện đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập này hoạt động theo mơ hình là một doanh nghiệp cổ phần, cụ thể là nhà nước phải có quy định về mức vốn và số cổ đông tối thiểu ( như là 15 hoặc 20 cổ đông) và với cơ cấu nên bao gồm các tổ chức tài chính, ngân hàng, cơng ty... nhưng khơng có cổ đơng nào sở hữu q 10% cổ phần chi phối hoạt động của cơng ty. Về phía cổ đơng Nhà nước, trong giai đoạn đầu có thể góp trên 10% cổ phần để nắm quyền quản lý một cách tốt hơn. Và có thể cho

phép các cơng ty xếp hạng tín nhiệm nước ngồi làm cổ đơng của các cơng ty xếp

hạng tín nhiệm trong nước nhưng không được cung cấp dịch vụ trên thị trường.

3.2.1.4. Về hệ thống thông tin kế tốn và báo cáo tài chính

Ở Việt Nam, hiện đang áp dụng song song hai tiêu chuẩn kế tốn, đó là hệ

thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam ( VAS) và hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), tuy nhiên hai hệ thống trên vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Khi Việt nam đã gia nhập WTO nên tiến đến thống nhất theo hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Hệ thống thông tin kế tốn và báo cáo tài chính là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên

liên quan nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ thống này không

được tổ chức tốt và không minh bạch rất khó có thể căn cứ để xem xét sức khoẻ doanh

nghiệp. Luật kế toán năm 2003 quy định các đơ vnị kế toán phải thu nhập, phản ánh

khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế tốn mà nghiệp vụ kinh tế tài chính

phát sinh. Nhà nước phải quy định các đơn vị kế toán phải cơng khai các báo cáo tài chính của mình.

Theo nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tốn như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp nhà nước, các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn. Số cịn lại

chủ yếu hoạt động theo luật doanh nghiệp thì nhà nước chỉ khuyến khích các doanh

nghiệp thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp

đến vay ngân hàng mà có hoạt động trên một năm trở lên đều phải có kiểm tốn.

3.2.1.5. Xây dựng một hệ thống thơng tin phục vụ đánh giá xếp loại khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, thơng tin đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thơng tin nhanh chóng, chính xác cung cấp cơ sở cho nhà

quản trị đưa ra quyết định kịp thời, hiệu quả, đưa hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp thu được nhiều kết quả.

Để đánh giá được tín nhiệm khách hàng địi hỏi phải có thơng tin, thơng tin

càng tin cậy thì mức độ đánh giá càng chính xác. Chính vì vậy để đánh tín nhiệm địi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thơng tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá.

Ở Việt Nam hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp cịn rất yếu và

60

khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm với các

tổ chức cho vay …. ngoại trừ những doanh nghiệp đã được niêm yết tại Trung Tâm

Giao dịch Chứng khốn thì hồ sơ tài chính của những đơn vị này được cơng bố một

các cơng khai cho bên ngồi.

Để minh bạch hóa thơng tin kinh tế, tạo nguồn thông tin cung cấp cơng khai

cho các đối tượng có nhu cầu địi hỏi nhà nước phải xây dựng một hệ thống cung cấp

thơng tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác. Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách

hàng như : lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín

nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp

loại, lựa chọn khách hàng trong các hoạt động của các tổ chức cho vay… Nếu hệ

thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đánh giá, thẩm định và xếp loại khách hàng của các ngân hàng và các cơng ty xêp hạng tín nhiệm.

3.2.2. Đối với các cơng ty xếp hạng tín nhiệm

Để hoạt động được trên thị trường một cách hiệu quả, các cơng ty xếp hạng tín

nhiệm cũng cần phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định. Sau đây là các tiêu chuẩn chính mà một cơng ty xếp hạng tín nhiệm cần phải đạt được thống nhất trên toàn cầu giữa những thành phần tham gia thị trường và các cơ quan quản lý.

- Thứ nhất, các cơng ty xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính cơng bằng,

khách quan và minh bạch để tạo niềm tin vững chắc cho các thành phần

tham gia thị trường, đảm bảo uy tín cho cơng ty xếp hạng tín nhiệm. .

- Thứ hai, các cơng ty xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính độc lập, tức là

khơng phụ thuộc vào sức ép chính trị hoặc kinh tế để các kết quả đưa ra

được chính xác và cơng minh nhất.

- Thứ ba, các công ty xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo về mặt tài chính, về

mặt kỹ thuật, về cơ sở hạ tầng thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và để đảm bảo hoạt động lâu dài.

- Thứ tư, bảo quản mật các thông tin của do tổ chức phát hành cung cấp và

chỉ được sử dụng thông tin mật cho các mục đích liên quan đến hoạt động

định mức tín nhiệm và phải có biện pháp để bảo vệ thơng tin khơng bị sử

dụng sai mục đích.

3.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 3.2.3.1. Kiến nghị về quản trị điều hành 3.2.3.1. Kiến nghị về quản trị điều hành

a. Nâng cao nhận thức về xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Như cuối chương II đã trình bày, một trong những nguyên nhân và những hạn chế trong tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của Techcombank đó là nhận

thức trong vấn đề quản lý rủi ro chưa cao trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách

hàng nội bộ của Techcombank. Hiện nay, đã quá 03 năm kể từ ngày quyết định 493 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro mà Techcombank đến thời

61

điểm hiện tại vẫn chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ nhằm hỗ trợ

cho việc phân loại nợ và quản lý chất lượng cho vay.

Việc phân loại nợ theo điều 7 của quyết định 493 theo phương pháp định tính sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao, do vậy việc không minh bạch nợ xấu sẽ làm cho hoạt

động kinh doanh của ngân hàng khơng chính xác, đặc biệt là những biến động bất lợi

của kinh tế trong năm 2008 có ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng cho vay thông qua các chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, Techcombank nhận thức rõ vấn đề cũng như ý nghĩa tác dụng của tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Muốn làm điều này, Techcombank phải tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức cho cán bộ có liên quan đến việc xếp hạng.

b. Xây dựng nguồn dữ liệu cơ sở khách hàng riêng của Techcombank

Việc thực hiện tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện Techcombank cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong q trình tập hợp các nguồn thơng tin phục vụ cho q trình làm việc. Do kinh doanh ngân hàng là gắn liền với rủi ro, do vậy Techcombank cần phải có nguồn thơng tin riêng để phục vụ cho quá trình kinh doanh cho vay của mình, một trong những lợi thế của Techcombank là có hệ thống mạng lưới trong khắp cả nước, đây là sẽ là thuận lợi lớn cho Techcombank trong quá trình thu thập cơ sở dữ liệu riêng cho mình.

Để có trung tâm cơ sở dữ liệu riêng phục vụ cho tiêu chuẩn xếp hạng khách

hàng doanh nghiệp nhất thiết phải có thơng tin trung tâm lưu trữ dữ liệu. Các chi nhánh phải có trách nhiệm cũng như định kỳ thông tin về các doanh nghiệp đang quan hệ tại chi nhánh và gởi về trung tâm thông tin lưu trữ dữ liệu. Trung tâm thông tin lưu trữ dữ liệu cần phải tập hợp các nguồn thông tin khác nhau bao gồm của cả chi nhánh và khi chi nhánh cần thông tin sẽ được trung tâm cung cấp lại.

c. Nâng cao giáo dục và tăng cường phẩm chất đội ngũ nhân viên

Dù mơ hình có cách làm hiện đại và bài bản đến đâu chăng nữa, thì xếp hạng

cho vay một doanh nghiệp không bao giờ là một công việc dễ dàng và cho ra kết quả chính xác 100%. Việc đánh giá rủi ro cho vay của một khách hàng, tức chính là đánh giá khả năng tổn thất vốn vay trong tương lai của họ còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác, trong đó kinh nghiệm của những người làm cho vay và một quy trình cấp cho

vay, phân quyền cụ thể là những yếu tố tối quan trọng. Để kết quả xếp hạng khách

hàng doanh nghiệp phản ánh chân thực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần

phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu về quá trình xếp hạng, do vậy

Techcombank cần phải nâng cao công tác đào tạo nhân viên:

- Giáo dục về đạo đức, ý trí vững vàng, khơng bị cám dỗ bởi vật chất, ý thức

luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động cho vay ngân hàng.

- Đạo tào kiến thức kiến thức nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến cho vay

ngân hàng như kế tốn, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh

62

Để thực hiện được, Techcombank có thể cử nhân viên đi học, tài trợ tài chính

cho nhân viên, mời các chuyên gia và các giảng viên về giảng dạy… hoặc tự đào tạo trong nội bộ ngân hàng.

d. Triệt để thực hiện tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng trong hoạt động cho vay

Tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng là được dùng trong hoạt động cho vay và

phòng ngừa rủi ro cũng như thực thi các chính sách của ngân hàng dành cho khách hàng. Nếu tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng mà không được thực hiện và thi hành một cách toàn diện và triệt để thì ý nghĩa và tác dụng của tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng sẽ không được phát huy tốt.

Để phát huy được ý nghĩa cũng như tác dụng của xếp hạng tín nhiệm,

Techcombank phải thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất việc áp dụng tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay và phải kiên quyết xử lý khi có những sai phạm trong xếp hạng khách hàng. Trong thời gian qua, Techcombank chú trọng vào kiểm tra cho vay nhưng lại không kiểm tra tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng, trong khi kết quả xếp hạng lại quyết định cho việc cấp cho vay và áp dụng chính sách khách hàng trong quan hệ, đây là thiếu sót cần phải khắc phục.

3.2.3.2. Đề xuất phương pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng

Từ những hạn chế của tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank, luận văn đưa ra các đề xuất như sau:

a. Thiết lập chương trình phần mềm trong xếp hạng

Hiện nay, việc xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank được thực hiện trên Excell và việc tính tốn là hồn tồn thủ cơng, tức là người tính tốn tự đối chiếu và cho điểm theo thang điểm, do vậy mà rất dễ nhầm lẫn và sai sót xảy ra trong q trình tính tốn.

Do vậy, Techcombank cần phải thiết kế và xây dựng một hệ thống phần mềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)