Chương 2 : Tổng quan về giải pháp
2.1 Qúa trình chuyển hóa đồ uống có cồn trong cơ thể
2.1.3.2 Thời gian phản xạ ảnh hưởng hai xe chạy bám nhau
Khi chuyển động trong dòng giao thông các phương tiện phải thưởng xuyên chạy nối tiếp nhau hoặc song song với nhau. Để đảm bảo an toàn, các phương tiện cần giữ một khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác. Khoảng cách giữa hai xe trong quá trình phanh ở các mơ hình được tính bằng thời gian theo phương trình:
Hình 2.4: Phương trình tính thời gian an tồn giữa hai phương tiên.
Trong đó: 𝑡𝑎𝑡 là thời gian an tồn giữa 2 phương tiện (giây); 𝑡𝑝𝑥 là thời gian phản ứng của người lái (giây); k là hệ số an toàn ; V là vận tốc của xe (m/s); 𝑎𝑠, 𝑎𝑡 là gia tốc xe đi sau và xe đi trước (m/𝑠2). 𝑆𝑎𝑡 là khoảng cách an tồn của xe.
Phương trình cho phép tính tốn được thời gian an tồn khi phanh của hai xe đang chuyển động nối tiếp nhau trong dịng giao thơng. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng thông số thời gian phản xạ của người lái 𝑡𝑝𝑥 là một thông số thay đổi ngẫu nhiên phụ thuộc vào người lái như sức khỏe, khả năng quan sát, phản xạ, môi trường mà cụ
thể ở đây nêu nên bài toán thực tế thời gian phản xạ của người lái xe. Ví dụ trong hình 2.5 là đồ thị dịch chuyển của hai xe chạy bám nhau, trường hợp ở bên trái, khi
𝑡𝑎𝑡 rất ngắn, thì thời gian phản xạ phải nhanh nhất để tránh va chạm với xe ở phía trước; ngược lại trong trường hợp bên phải, nếu 𝑡𝑎𝑡 dài, người lái xe sau thời gian có thời gian phản xạ cho phép dài hơn.
Hình 2.5: Mối tương quan giữa khoảng cách xe và thời gian phản ứng.
Qua phân tích số liệu về hành vi của người tham gia giao thông liên quan đến rượu, bia nhận thấy ảnh hưởng của nồng độ cồn trong máu đến thời gian phản xạ và khả năng xử lý phụ thuộc vào tâm sinh lý giới tính, từng giai đoạn của các lứa tuổi. Nồng độ cồn trong máu càng cao thì ảnh hưởng đến khả năng điều khiển, thời gian phản xa cũng như tập trung càng thấp dẫn đến nguy cơ gây ra các tai nạn xảy ra cao.
Thơng qua việc khảo sát của hai q trình phản xạ khi phanh và gặp chướng ngại bất ngờ phía trước. Thấy rằng, tác hại của rượu bia đến thời gian phản xạ người lái xe là rất lớn gây ra các rủi ro tai nạn tăng cao. Do vậy việc nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ thống phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn là cần thiết và có ý nghĩa trong việc cảnh báo người lái xe uống rượu khi tham gia giao thông.