Qua phân tích số liệu về hành vi của người tham gia giao thông liên quan đến rượu, bia nhận thấy ảnh hưởng của nồng độ cồn trong máu đến thời gian phản xạ và khả năng xử lý phụ thuộc vào tâm sinh lý giới tính, từng giai đoạn của các lứa tuổi. Nồng độ cồn trong máu càng cao thì ảnh hưởng đến khả năng điều khiển, thời gian phản xa cũng như tập trung càng thấp dẫn đến nguy cơ gây ra các tai nạn xảy ra cao.
Thông qua việc khảo sát của hai quá trình phản xạ khi phanh và gặp chướng ngại bất ngờ phía trước. Thấy rằng, tác hại của rượu bia đến thời gian phản xạ người lái xe là rất lớn gây ra các rủi ro tai nạn tăng cao. Do vậy việc nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ thống phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn là cần thiết và có ý nghĩa trong việc cảnh báo người lái xe uống rượu khi tham gia giao thông.
2.2 Các phương pháp phát hiện nồng độ cồn.
Qua phân tích các cơ chế tác động của chất uống có cồn đến hoạt động tâm sinh lý con người cho thấy: Con người có các phản xạ xấu (trạng thái "say rượu") không phải ngay sau khi uống rượu bia mà thường biểu hiện sau khi uống một thời gian (tùy thuộc vào trạng thái tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính...), vì vậy hệ thống phát hiện, cảnh báo cần hoạt động liên tục để giám sát quá trình điều khiển xe. Với cơ chế hoạt động
như vậy, hiệu quả làm việc của hệ thống được nâng cao, ý nghĩa an toàn chủ động hơn hẳn các biện pháp kiểm tra đang được sử dụng hiện nay.
2.2.1 Phương pháp đo nồng độ cồn trong mẫu máu.
Phân tích đo đạc trực tiếp mẫu máu là phương pháp chính xác nhất để xác định lượng cồn chứa trong máu (Blood Alcohol Concentration – BAC). Đây là phương pháp được sử dụng để xác định lượng các chất kích thích và hoạt chất gây ảnh hưởng tới cơ thể con người có trong máu. Sử dụng các biện pháp hóa sinh trong phịng thí nghiệm để đo đạc với độ chính xác cao. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là phải lấy mẫu máu của người cần kiểm tra tại cơ sở y tế, thơng qua quy trình thử nghiệm trong phịng thí nghiệm mới cho ra kết quả do đó gây tốn thời gian và không thể áp dụng trong các trường hợp cần kiểm tra nhanh, tại hiện trường.
2.2.2 Phương pháp đo nồng độ cồn qua hơi thở.
Hơi thở của người say rượu sẽ có nồng độ cồn cao. Sử dụng các thiết bị đo nồng độ cồn từ hơi thở hoặc đo nồng độ trong khơng khí của khơng gian thở trước mặt người lái để đánh giá tình trạng say rượu bia.
Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia chứa thành phần chính là rượu Etylic - một chất rất dễ bị oxy hóa. Chất Crom(VI) oxit CrO3 có trong máy đo nồng độ cồn khi gặp rượu Etylic sẽ xảy ra phản ứng hóa học và tạo ra một chất mới là Cr2O3 có màu đen.
Như vậy, khi người tham gia giao thơng có sử dụng rượu bia thổi vào máy đo nồng độ cồn của công an, cảnh sát giao thông, chất Crom(VI) oxit CrO3 sẽ bị rượu Etylic khử thành hợp chất màu đen Cr2O3. Tiếp đó, máy kiểm tra nồng độ cồn sẽ dựa vào sự biến đổi màu sắc để xác định nồng độ cồn và hiển thị kết quả lên màn hình.