.8 Bảng chức năng các chân Por t3

Một phần của tài liệu Điều khiển và giám sát thiết bị điện bằng sóng RF (Trang 39 - 44)

Port Pin Tên Chức năng chuyển đổi

P3.0 RxD Ngõ vào dữ liệu nối tiếp.

P3.1 TxD Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp.

P3.2 INT0\ Ngõ vào ngắt ngoài thứ 0.

P3.4 T0 Ngõ vào của Timer/Couter 0.

P3.5 T1 Ngõ vào của Timer/ Counter 1.

P3.6 WR\ Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngồi.

P3.7 RD\ Tín hiệu đọc dữ liệu từ bộ nhớ ngoài.

PSEN (Program store enable): Chân 29

PSEN là tín hiệu ngõ ra có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối đến chân OE\ của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh.

ALE/PROG (Address Latch Enable): Chân 30

Khi AT89C52 truy xuất bộ nớ bên ngoài, Port 0 có chức năng là bus địa chỉ và dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ.Tín hiệu ra ALE ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giả đa hợp các đường địa chỉ và dữ liệu khi kết nối với các IC chốt.

EA/VPP (External Access): Chân 31

Tín hiệu vào EA\ ở chân 31 thường được mắt lên mức 1 hoặc mức 0. Nếu ở mức 1 thì AT89C52 thi hành chương trình từ Eprom nội trong khoản địa chỉ thấp 4Kbyte.Nếu ở mức 0 thì AT89C52 thi hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng.Chân EA\được lấy làm chân cấp nguồn 21V khi lập trình Eprom trong AT89C52.

RST(Reset) : Chân 9

Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên mức cao ít nhất 2 chu kỳ máy, các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống. Khi cấp điện cho hệ thốnh thì mạch tự động reset.

XTAL1, XTAL2 : Chân 19, 18

Ngõ vào bộ dao động X1, X2, bộ giao động được tích hợp bên trong AT89C52. Khi sử dụng AT89C52, người ta chỉ cần nối thêm thạch anh và các tụ. Tần số thạch anh thường là 12Mhz.

VCC, GND : Chân 40, 20

1.5.2. Tổ chức bộ nhớ trong vi điều khiển AT89C52

RAM bên trong 89C52 được phân chia như sau :

 Các bank thanh ghi có địa chỉ từ 00H đến 1FH.

 RAM truy xuất từng bit có địa chỉ 20H đến 2FH.

 RAM đa dụng từ 30H đến 7FH.

 Các thanh ghi có chức năng đặc biệt từ 80H đến FFH bao gồm :

- Thanh ghi trạng thái chương trình (PSW: Program Status

Word).

Hình 1.22 Sơ đồ chân vi điều khiển AT89C52(Nguồn Internet)

- Thanh ghi B.

- Thanh ghi con trỏ ngăn xếp (SP1, SP2: Stack Pointer).

- Thanh ghi con trỏ dữ liệu (DPH, DPL).

- Các thanh ghi port xuất nhập (P0, P1, P2, P3).

- Các thanh ghi timer (TCON, TMOD, TMOD, T2CON,

T2MOD, TH0, TL0, TH1, TL1, TH2, TL2).

- Các thanh ghi port nối tiếp (SBUF, SCON).

- Các thanh ghi ngắt (IE, IP).

- Thanh ghi điều khiển công suất (PCON).

1.5.3. Hoạt động truyền dữ liệu vi điều khiển AT89C52

Giới thiệu

Truyền dữ liệu nối tiếp của MCS5 có thể ho ạt động ở nhiều kiểu riêng biệt trong phạm vi cho phét của tần số. Dữ liệu dạng song song được chuyển thành nối tiếp để truyền đi và nhận về dạng nối tiếp được chuyển thành song song.

Chân TxD (P3.1) là ngõ xuất dữ liệu đi và chân RxD (P3.0) là ngõ nhận dữ liệu về.

Đặc trưng của truyền dữ liệu nối tiếp là hoạt động song cơng có nghĩa là có thể thực hiện truyền và nhận dữ liệu cùng một lúc.

Hai thanh ghi chức năng đặc biệt phục vụ cho truyền dữ liệu là thanh ghi đệm SBUF và thanh ghi điều khiển SCON. Thanh ghi đệm SBUF nằm ở địa chỉ 99H có 2 chức năng : nếu vi điều khiển ghi dữ liệu lên thanh ghi SBUF thì dữ liệu đó sẽ được truyền đi, nếu hệ thống khác gửi dữ liệu đến thì sẽ được lưu vào thanh ghi đệm SBUF.

Thanh ghi điều khiển truyền dữ liệu SCON nằm ở địa chỉ 98H là thanh ghi cho phép truy suất bit bao gồm các bit trạng thái và các bit điều khiển. Các bit điều khiển dùng để thiết lập nhiều kiểu hoạt động truyền dữ liệu khác nhau, còn các bit trạng thái cho biết thời điểm kết thúc khi truyền xong một ký tự ho ặc nhận xong một ký tự. Các bit trạng thái có thể được kiểm tra trong chương trình hoặc có thể lập trình để sinh ra ngắt.

Tần số hoạt động của truyền dữ liệu nối tiếp còn gọi tốc độ BAUD (số lượng bit dữ liệu được truyền đi trong 1 giây) có thể hoạt động cố định (sử dụng giao động trên chip) hoặc có thể thay đổi. Khi cần tốc độ Baud thay đổi thì phải sử dụng Timer 1 hoặc Timer 2 để tạo tốc độ Baud.

Thanh ghi điều khiển truyền dữ liệu nối tiếp

Thanh ghi SCON sẽ thiết lập các kiểu hoạt động truyền dữ liệu khác nhau cho MCS51. Cấu trúc của thanh ghi SCON như sau:

Hình 1.23 Sơ đồ hệ thống truyền nhận dữ liệu (Nguồn Internet)

Một phần của tài liệu Điều khiển và giám sát thiết bị điện bằng sóng RF (Trang 39 - 44)