Tình hình huy động vốn và cho vay tại NH TMCP CT CN3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 (Trang 26)

2.1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

2.1.3. Tình hình huy động vốn và cho vay tại NH TMCP CT CN3

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Để có được nguồn vốn huy động cao và bền vững, NH TMCP CT CN3 đã

không ngừng cải tiến phong cách làm việc, nâng cao năng suất lao động để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Đồng thời NH TMCP CT CN3 đã huy động dưới nhiều kỳ hạn bằng nhiều hình thức như tiền gửi thanh tốn, phát hành giấy tờ có giá. Đồng thời các loại hình tiền gửi cũng đa dạng như tiền gửi theo từng tuần, tiền gửi bậc thang, tiền gửi với lãi suất lũy tiến, tiền gửi rút gốc linh hoạt…tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng. Ngồi ra, với cơng nghệ thẻ đang phát triển mạnh với nhiều tiện

ích cùng với sự năng động trong công việc tiếp thị thẻ ở các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp, khối trường học…đã góp phần làm tăng đáng kể nguồn vốn huy động cho NH TMCP CT CN3.

Có thể xem xét khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua một số chỉ tiêu trong bảng sau:

* Phân tích nguồn vốn huy động theo đối tượng

Bảng 2.1: Nguồn vốn theo đối tượng tại NH TMCP CT CN3 từ 2007 đến 2010 ĐVT : Tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ tiêu

Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tốc độ tiền Số Tỷ lệ Tốc độ Số tiền Tỷ lệ Tốc độ

Tổng nguồn vốn

huy động 1564 100% 1808 100% 16% 1994 100% 10% 2281 100% 14.4%

Tiền gửi doanh nghiệp

816 52% 866 48% 6% 922 46% 6% 1120 49% 21% Tiền gửi dân cư 725 46% 913 50% 26% 869 44% -5% 965 42% 11%

Tiền gửi kho bạc 13 1% 22 1% 69% 172 9% 682% 130 6% -24%

Kỳ phiếu, trái

phiếu 10 1% 7 0% -30% 31 2% 343% 65.7 3% 112%

“Nguồn: Báo cáo tiền gửi chiết xuất từ Incas của Vietinbank”

Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động theo đối tượng của NH TMCP CT CN3

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, cho thấy nguồn vốn huy động tại NH TMCP CT CN3 trong những năm qua có sự tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định (trên

10%/năm). Đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động tại NH TMCP CT CN3

tương đối đều vào khối doanh nghiệp (năm 2010 chiếm 49%) và tiền gửi dân cư

(năm 2010 chiếm 42%), tỷ lệ này cũng không biến động nhiều qua các năm. Phần còn lại với một tỷ lệ nhỏ là trái phiếu, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc…. Qua các năm, tỷ trọng vốn huy động trong từng đối tượng có sự thay đổi khơng đáng kể và chủ yếu tập trung vào tiền gửi dân cư và tiền gửi doanh nghiệp, riêng trong năm 2010 tiền gửi kho bạc giảm với tốc độ mạnh (-20%) so với năm 2008 là do các kho bạc rút tiền về gửi tại Ngân hàng nhà nước. Với cơ cấu tiền gửi này khẳng định được vị trí của ngân hàng ngày càng thể hiện rõ không những trong các doanh nghiệp mà còn trong dân cư. Đặc biệt đối với ngân hàng, lượng tiền gửi tiết kiệm, nhất là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư sẽ là nguồn vốn cho vay ổn định và an toàn đối với ngân hàng nên NH TMCP CT CN3 đã ngày một gia tăng nguồn này. Để đạt được kết quả này chủ yếu là chi nhánh đã chú tâm đến phát triển mạng lưới phòng giao dịch đến nhiều khu vực trên địa bàn, đồng thời với nhiều hình thức huy động linh

hoạt đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng bền vững nguồn vốn huy động tại chi

nhánh.

* Phân tích theo cơ cấu nguồn vốn huy động

Phân tích trên phương diện cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ thấy được chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có thể huy động được nguồn vốn đó. Bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm như sau :

Bảng 2.2: Nguồn vốn theo kỳ hạn tại NH TMCP CT CN3 từ 2007-2010

ĐVT : Tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ tiêu

Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tốc độ tiền Số Tỷ lệ Tốc độ Số tiền Tỷ lệ Tốc độ

Tổng nguồn vốn huy động

1564 100% 1808 100% 16% 1994 100% 10% 2281 100% 14.4%

Tiền gửi thanh

toán 80 5% 140 8% 75% 157 9% 12% 200 11% 27%

Tiền gửi không

kỳ hạn 405 26% 697 39% 72% 842 47% 21% 629 35% -25%

Tiền gửi có kỳ

hạn 1075 69% 921 51% -14% 975 54% 6% 1452 80% 49%

Tiền gửi quản lý, giữ hộ

4 0% 50 3% 1150% 20 1% -60% 0 0% -100%

Biểu đồ 2.2 : Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NH TMCP CT CN3

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 trên cho thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đặc biệt là nguồn tiền gửi có kỳ hạn (qua 4 năm đều có tỷ trọng trên 50%) thể hiện được sự ổn

định trong huy động vốn của ngân hàng tuy nhiên chi phí phải trả cho việc huy động

này sẽ cao hơn so với các nguồn khác. Riêng năm 2008/2007 tiền gửi có kỳ hạn lại giảm -14% là do tác động rộ lên của kinh doanh chứng khốn, khơng những các nhà

đầu tư tổ chức mà các nhà đầu tư cá nhân cũng bị thu hút bởi thị trường này nên rút

nguồn vốn nhàn rỗi đưa qua kênh kinh doanh chứng khoán. Cho đến năm 2009 và năm 2010 nguồn vốn này đều tăng, đặc biệt là năm 2010 nguồn vốn này tăng đột

biến với tốc độ 49% nguyên nhân tình hình kinh tế ảnh hưởng khủng hoảng, các

kênh đầu tư khác như chứng khốn cũng khơng mang lại lợi nhuận dự kiến cao nên nguồn vốn được dịch chuyển vào tiền gửi tiết kiệm.

Về nguồn tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và tỷ trọng này không biến động nhiều qua các năm. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng thì nguồn tiền gửi này không được ổn định (năm 2008 tỷ trọng này

đã tăng đến 75%, năm 2009 tăng 12%, năm 2010 tăng 27%). Việc tăng không ổn định của nguồn tiền này mang đến nhiều nỗi lo cho ngân hàng. Qua đó cho thấy

ngân hàng vẫn chưa thể thu hút một cách triệt để nguồn tiền này để tận dụng được nguồn vốn có chi phí thấp, giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận mặc dù đã cải tiến về cơng nghệ và tiện ích trong thanh tốn của ngân hàng.

* Đánh giá chung về tình hình huy động vốn tại NH TMCP CT CN3:

Nhìn chung, ngân hàng trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và cũng đã đạt

được những kết quả nhất định trong hoạt động huy động nguồn vốn như:

- Nguồn vốn liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng qua các năm tuy không

quá cao nhưng cũng trên 10%/năm đã tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng khả

năng cho vay, đáp ứng tốt cho nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

- Các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh cũng đa dạng với nhiều loại hình, kỳ hạn huy động khác nhau nên tạo ra được sự linh hoạt và tiện lợi trong việc thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó ngân hàng cịn áp dụng các chính sách để thu hút nguồn tiền gửi số lượng lớn với kỳ hạn dài như tiền gửi lãi suất bậc thang, tiền gửi rút gốc linh hoạt…

- Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh phân bổ tương đối đều ở tiền gửi doanh

nghiệp và tiền gửi dân cư; tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) trong tổng nguồn vốn, tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp cho thấy ngân hàng vẫn chưa thể thu hút một cách triệt để nguồn vốn có chi phí

thấp.

Tuy nhiên, nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần ngồi quốc doanh thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng chưa thật sự có tính thu hút khách hàng, chưa có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Do đó, hoạt động huy động vốn

của ngân hàng phải được chú trọng phát triển hơn nữa để có thể tăng khả năng cạnh tranh, khai thác nhiều hơn những nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là những nguồn vốn chi phí thấp, của tất cả các thành phần kinh tế và dân cư trong địa bàn, và qua đó có thể tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt trong

điều kiện lạm phát cao, cạnh tranh lãi suất trở thành cuộc đua của các NHTM như

hiện nay, lãi suất khơng cịn là một giải pháp hữu hiệu trong việc thu hút nguồn vốn.

Do đó, ngân hàng cần quan tâm đến thái độ phục vụ, tiện ích trong thanh tốn và

cơng nghệ hiện đại đảm bảo thanh tốn nhanh, chính xác và đáng tin cậy để thu hút

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi lượng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO vào năm 2006, để đóng

góp vào tài trợ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, tình hình cung cấp vốn của NH TMCP CT CN3 cho các ngành, các thành phần kinh tế qua các năm được thể hiện trong Bảng phân bố dư nợ cho vay dưới đây:

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại NH TMCP CT CN3 từ 2007 - 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ

TỔNG DƯ NỢ 510 680 554.6 1060.3 Dư nợ theo loại hình kinh tế 510 680 554.6 1060.3

1. Doanh nghiệp Nhà nước 49 9.6% 30.5 4.5% 15.5 2.8% 43.6 4.1%

2. Hợp tác xã 3 0.6% 0 0.0% 2.7 0.5% 0 0.0%

3. Cty cổ phần, Cty TNHH 246 48.2% 273.2 40.2% 237.4 42.8% 730.5 68.9%

4. Doanh nghiệp tư nhân 7.5 1.5% 26 3.8% 19.4 3.5% 14.2 1.3%

5. Công ty liên doanh 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

6. Kinh tế cá thể 135 26.5% 349.8 51.4% 273.2 49.3% 270.3 25.5%

7. Các đơn vị khác 68 13.3% 0.31 0.0% 6.3 1.14% 1.7 0.2%

Theo ngành kinh tế 510 680 554.6 1060.3

1. Nông lâm ngư nghiệp 28 5.5% 1.43 0.2% 0.5 0.1% 0 0.0%

2. Công nghiệp 54.1 10.6% 56 8.2% 67.9 12.2% 125.8 11.9% 3. Xây dựng 52.3 10.3% 117.7 17.3% 96.7 17.4% 406.7 38.4% 4. Thương mại dịch vụ 349.1 68.5% 473.3 69.6% 353.5 63.7% 407.4 38.4% 5. Khác 26.5 5.2% 31.6 4.6% 36 6.5% 120.4 11.4% Theo kỳ hạn nợ 510 680 554.6 1060.3 1. Ngắn hạn 277 54.3% 345 50.7% 336.6 60.7% 518.7 48.9% 2. Trung hạn 157 30.8% 236 34.7% 155.3 28.0% 340.1 32.1% 3. Dài hạn 76 14.9% 99 14.6% 62.6 11.3% 201.5 19.0% Theo độ tín nhịêm 510 680 554.6 1060.3

1. Cho vay khơng có TSBĐ 122 23.9% 95 14.0% 77.8 14.0% 192.7 18.2%

2. Cho vay có TSBĐ 388 76.1% 585 86.0% 476.8 86.0% 867.6 81.8%

Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ của NH TMCP CT CN3 từ 2007-2010

Qua Bảng 2.3 về dư nợ cho vay tại NH TMCP CT CN3 cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh có tăng trưởng qua các năm, năm 2008 so 2007 tăng +33%, năm 2010 so 2009 tăng 91%. Riêng năm 2009 so với năm 2008, kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất

lớn, dư nợ cho vay sụt giảm nguyên nhân do những tháng cuối năm các ngân hàng

đang trong cuộc đua lãi suất do lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước liên tục

tăng, và với mức lãi suất cao nên khơng ít đơn vị dè dặt trong nhận tiền vay để đầu tư hoạt động kinh doanh trong hồn cảnh kinh tế khó khăn như vậy.

Xét về loại hình kinh tế cho thấy dư nợ của chi nhánh tập trung vào thành phần kinh tế là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (khoảng 40% tổng dư nợ cho vay) cho vay kinh tế cá thể (cũng khoảng trên 25% tổng dư nợ về cho vay); doanh nghiệp nhà nước được khống chế dưới 10% và ngày càng giảm. Dư nợ của chi nhánh theo từng loại hình kinh tế tăng giảm khơng đều qua các năm nhưng nhìn chung tỷ trọng của dư nợ các loại hình kinh tế trong tổng dư nợ không biến động lớn nhưng theo hướng giảm dần cho vay DNNN, tăng đầu tư cho vay cá thể và các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Xét về ngành nghề kinh tế, nhìn chung tỷ trọng dư nợ cho vay theo từng ngành kinh tế phần lớn không biến động qua các năm. Riêng dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ qua 3 năm đều duy trì trên 60% tổng dư nợ cho vay, năm 2010 trên

38%. Cho vay nông lâm ngư nghiệp theo hướng giảm dần. Nguyên nhân chi phối dư nợ tập trung vào nhóm ngành thương mại dịch vụ là do NH TMCP CT CN3 nằm

trên địa bàn TP.HCM khu vực Quận 3, các đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ nhiều.

Dư nợ cho vay phân theo thời gian với cơ cấu cũng không thay đổi nhiều qua các thời kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm trên 50% tổng dư nợ. Cho vay khơng có TSBĐ ngày một giảm dần qua từng thời kỳ theo tinh thần chỉ cho vay không TSBĐ

đối với những đơn vị đủ điều kiện theo quy định.

Thực tế đã chứng minh lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chính của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Chi nhánh đang hướng đến một chính sách cho vay vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh như hiện nay và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn đặc biệt là nguồn vốn trung - dài hạn. Đặc biệt, trong điều kiện lạm phát cao, việc huy động khó khăn nhưng NH TMCP CT CN3 với ưu thế về nguồn vốn huy động cao, ngân hàng có thể mạnh dạn rải đều các khoản vay (đặc biệt là cho vay trung, dài hạn) ra nhiều ngành khác nhau một cách hợp lý. Nhưng trong điều kiện mở rộng tiền tệ an toàn, ngân hàng cần mở rộng cho vay trong kế hoạch được Trung ương giao đảm bảo chỉ cấp vốn cho những trường hợp hiệu quả. Như vậy, Chi nhánh vừa có thể tăng doanh số cho vay, vừa mở rộng được thị phần, vừa tìm được nguồn lợi nhuận cao hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP CT CN3

Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh mẽ trên con đường hội nhập, các tổ chức tín dụng vấp phải những khó khăn lớn trong việc chuẩn bị cho một môi trường cạnh tranh mới khốc liệt hơn. Vì vậy các tổ chức tín dụng đang có một nhu cầu hội nhập và đổi mới cấp thiết, có ý nghĩa sống cịn đối với hoạt động của mình. Là một tế bào trong hệ thống, NH TMCP CT CN3 cũng khơng nằm ngồi xu hướng vận động, phát triển như trên, tình hình hoạt động chung của ngân hàng thời gian qua được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP CT CN3

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tốc độ Số tiền Tốc

độ Số tiền Tốc độ Số tiền Tốc độ Tổng thu nhập 115,214 21.9% 148,987 29.3% 190,250 27.7% 244,075 28.3% Tổng chi phí 74,373 23.8% 104,941 41.1% 114,964 9.6% 162,025 40.9% Lợi nhuận 40,841 18.5% 44,046 7.8% 75,286 70.9% 82,050 9.0%

“Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh hàng năm”

Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP CT CN3

Kết quả hoạt động của ngân hàng ngày một khả quan hơn thể hiện qua lợi

nhuận ở các năm đều tăng, mặc dù chi phí tăng nhưng thu nhập cũng tăng đảm bảo lợi nhuận đạt được như kế hoạch đề ra. Lợi nhuận của ngân hàng năm 2007 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)