Tác động của NaCl

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph, nhiệt độ, nacl và một số hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập từ trứng cá nàng hai (chilata onata gray, 1813) tại ninh phụng trong điều kiện thí nghiệm (Trang 39 - 41)

Nồng độ NaCl có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm (p<0,001) (bảng 4.3 và hình 4.14)

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 0 3 6 Nồng độ NaCl (ppt) Đ ư ờ ng k ín h kh u ẩ n l ạ c (m m ) b 55,89 a 44,67 c 58,72

Bảng 4.3: Đường kính khuẩn lạc của nấm nuôi cấy ở các mức nồng độ NaCl khác nhau sau 48 h. Số liệu hiển thị là TB±SD. Trên cùng một hàng, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê của các giá trị (p<0,001).

Hình 4.15 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi nuôi cấy 48h ở các nồng độ NaCl khác nhau. Số liệu hiển thị là TB±SD. Các chữ cái biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các giá trị (p<0,001).

Hệ sợi nấm phân lập có thể sinh trưởng tốt trong khoảng nồng độ NaCl từ 0- 6 ppt. Trong đó, nấm sinh trưởng tốt nhất ở 6ppt (p<0,001) với đường kính khuẩn lạc là 58,72 mm sau 48 h nuôi cấy và sự sinh trưởng của nấm giảm dần khi nồng độ NaCl giảm xuống thấp hơn (p<0,001).

Như vậy, dù là nấm phân lập từ trứng và cá nước ngọt nhưng loài nấm này lại có khả năng phát triển ở 6ppt tốt hơn ở 0 và 3ppt , khác hẳn với các loài nấm nước ngọt được phân lập từ trứng và cá khác, nhưđối với nấm Saprolegnia sp phân lập từ trứng cá hồi (nghiên cứu của Koeypudsa, W. và ctv (2005)) vẫn có khả năng phát triển ở khoảng nồng độ NaCl là 0- 30 ppt, nhưng nấm có khả năng phát triển mạnh nhất ở 0- 5 ppt, >5 ppt nấm phát triển kém [26].

Đường kính (mm) khuẩn lạc nấm ở môi trường có nồng độ NaCl Thời gian nuôi

cấy (h) 0 ppt 3 ppt 6 ppt

24 h 22.56 ± 5.75a 26.83 ± 5.66b 29.06 ± 7.03c

Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự tàn lụi nào giữa các lô thí nghiệm mà sự phát triển vẫn được tăng cường dù đã bố trí nồng độ NaCl đến 6 ppt nhưng nấm lại phát triển tốt nhất ở nồng độ 6ppt, chứng tỏ khoảng giới hạn độ mặn của loài nấm này rất lớn.

Một thí nghiệm bổ sung để xem xét khả năng thích nghi của nấm khi có sự thay đổi về nồng độ NaCl của môi trường nuôi đã được chúng tôi tiến hành. Kết quả ở nồng độ NaCl là 20 ppt nấm vẫn phát triển nhưng chậm hơn ở các mức 0, 3, 6 ppt: với các mức nhiệt độ 20 oC, 25 oC, 30oC đường kính khuẩn lạc nấm đạt 27 mm, 34 mm và 36 mm sau 48h.

Điều đó cho thấy đây là loài nấm có khoảng giới hạn độ mặn rất cao. Do vậy, chúng có thể thích hợp trong các ao, đầm có nồng độ muối dao động lớn và điều đó cũng giải thích vì sao trong các bểấp ở trại giống trong thực tế dù vẫn tắm trứng với nồng độ NaCl 4-5 ppt thường xuyên nhưng nấm vẫn xuất hiện rất nhiều làm tỉ lệ nở của trứng rất thấp (tỉ lệ nở của trứng cá nàng hai chỉ đạt 16,44% tại trại cá Ninh Phụng)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph, nhiệt độ, nacl và một số hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập từ trứng cá nàng hai (chilata onata gray, 1813) tại ninh phụng trong điều kiện thí nghiệm (Trang 39 - 41)