Kết quả phân lập nấm từ trứng cá nàng hai nhiễm nấm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph, nhiệt độ, nacl và một số hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập từ trứng cá nàng hai (chilata onata gray, 1813) tại ninh phụng trong điều kiện thí nghiệm (Trang 32 - 37)

Trong thời gian nghiên cứu, mẫu trứng bị nhiễm nấm trong bểấp được thu để phân lập nấm gây bệnh. Trứng được thu là những trứng có màu trắng đục, có những sợi bông trắng xung quanh, không nhầy, trứng không nởđược.

Hình 4.1Trứng cá nàng hai bị nhiễm nấm

Khi quan sát tiêu bản tươi của các trứng thu mẫu, thấy xuất hiện nhiều sợi nấm không có vách ngăn, ăn sâu vào màng trứng và bao phủ cả bề mặt trứng. Quan sát thấy sợi nấm mập mạp, không có vách ngăn, phân nhánh, có một ít túi bào tử tròn.

Từ mẫu trứng nhiễm nấm cấy trên môi trường SDA đã phân lập được một loài nấm có đặc điểm như sau:

Khuẩn lạc: màu trắng. Nấm phát triển rất nhanh, chỉ sau 24 h, ở 30oC đường kính khuẩn lạc là 38 mm và sau 64 h khuẩn lạc là 87 mm.

Khuẩn ty: không vách ngăn, mập mạp, bề rộng đạt 3 ÷ 6 µm, phân nhánh mạnh, màu trắng. Sợi nấm dài, sợi nấm phát triển lên cao (sợi khí sinh), chỉ sau 24h sợi nấm phát triển cao lên đầy nắp hộp lồng.

Nấm sinh sản bằng hai hình thức:

Sinh sản hữu tính: Bằng hình thức tiếp hợp giữa hai sợi nấm để hình thành bào tử tiếp hợp (hình 4.4, hình 4.5 và hình 4.6). Đây là đặc điểm để chúng tôi xếp nấm phân lập được vào lớp Zygomycetes.

Sinh sản vô tính: Bằng túi bào tử (sporangia) bên trong có chứa bào tử bất động (Aplanospores). Đây là căn cứ để chúng tôi xếp nấm này vào họ Mucorales. Và với đặc điểm không có sợi bò, không có rễ giả, phần cuối của túi bào tử không có mẩu và ở mỗi túi bào tử nhỏ (sporangiola) chứa từ 10-20 bào tử bất động nên chúng tôi cho rằng đây là nấm tiếp hợp thuộc giống Helicostylum.

-Bào tử bất động hình tròn (với đường kính 1÷2 µm) hoặc hình bầu dục (với kích thước 1÷2 µm x 2 ÷ 3 µm). Túi bào tử hình tròn hay hình quả lê, có gai hoặc không có gai có kích thước lần lượt là: từ 6 ÷ 12 µm, hoặc 6 ÷ 10 µm x 10 ÷12 µm.

Các túi bào tử nhỏ được nâng khỏi sợi nấm nhờ một cuống gọi là cuống bào tử. Cuống này mọc trên một bọng phình to gọi là trụ nang, có dạng dạng hình quả lê hay hình cầu méo, ởđầu mỗi sợi nấm hay đầu của mỗi nhánh sợi nấm. Trụ nang có kích thước 8 ÷14 µm x 12 ÷16 µm.

Cơ quan sinh sản vô tính được hình thành sau khoảng 12h nuôi cấy trên môi trường SDA. Các nang bào tử bắt đầu giải phóng khỏi cuống bào tử sau 12h. Sau 72 h quan sát trên khuẩn lạc thấy xuất hiện các bào tử bất động nhưng số lượng ít.

Các bào tử bất động được giải phóng khỏi các túi bào tử nhỏ bằng cách: các túi bào tử vỡ ra giải phóng các bào tử nội sinh..

− Ngoài ra, nấm này còn sinh sản vô tính bằng bào tử lớn, Bào tử này có gai hoặc không có gai, hình tròn với kích thước lớn hơn nhiều bào tử bất động ( đường kính bào tử lớn 6 ÷10 µm). Các bào tử lớn này có thể mọc ởđầu hoặc giữa sợi nấm đơn độc. Trong điều kiện thường cũng có xuất hiện bào tử lớn này nhưng với số lượng ít. Khi nâng nhiệt độ lên cao khoảng 40oC thì bào tử lớn có gai xuất hiện rất nhiều.

Sau khi cho vào trong môi trường Sabouraud brouth sau khoảng 3 h thì bào tử bắt đầu mọc mầm.

Hình 4.2 Khuẩn lạc nấm trong môi trường SDA

Hình 4.4 Cơ quan sinh sản hữu tính giai

đoạn còn non (100X)

Hình 4.5 Cơ quan sinh sản hữu tính sau khi tiếp hợp (100X)

Hình 4.7 Cuống túi bào tử và túi bào tử

không có gai (100X)

Hình 4.8 Cuống túi bào tử và túi bào tử

có gai (100X)

Hình 4.9 Túi bào tử giải phóng bào tử nhỏ

(100X)

Hình 4.10 Bào tử lớn có gai và bào tử nhỏ

(100X)

Hình 4.11 Bào tử lớn không có gai và bào tử

nhỏ (100X) Hình 4.12 Bào t

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 0h 12h 24h 36h 48h Thời gian (h) Đ ư ờ ng k ín h kh u ẩ n l ạ c (m m ) pH 5 pH 5,5 pH 6 pH 6,5 pH 7 pH 7,5 pH 8 pH 8,5

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph, nhiệt độ, nacl và một số hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập từ trứng cá nàng hai (chilata onata gray, 1813) tại ninh phụng trong điều kiện thí nghiệm (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)