Tình hình nhiễm sán lá gan ở người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh sán lá gan trâu bò trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam và hiệu quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 45 - 47)

Song song với quá trình nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan trâu bò ở một số xã của huyện Thăng Bình, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan ở người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Theo thống kê từ trung tâm phòng chống Sốt rét - Bướu cổ Quảng Nam, tình hình nhiễm sán lá gan trên người ở tỉnh có chiều hướng tăng và lan rộng ra phạm vi cả tỉnh, cùng với sự gia tăng và lan rộng của bệnh này trong phạm vi cả nước. Ở Quảng Nam trong năm 2007 có 134 ca nhiễm bệnh, bước sang năm 2008 số ca nhiễm bệnh tăng lên 194 ca, tăng 40,58% so với năm 2007. Theo thống kê của bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam từ năm 2007 đến 3/2009 số người bị nhiễm sán lá gan ở Quảng Nam đến xét nghiệm và điều trị tại bệnh viện là 263 ca. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở người giữa các huyện khác nhau là khác nhau. Nhìn chung ở các huyện Miền núi của tỉnh có số người mắc bệnh cao hơn ở các huyên Đồng Bằng, cao nhất là Tây Giang với 31 ca chiếm 11,71%, tiếp đến là Nam Giang và Phước Sơn mỗi huyện có 24

người nhiễm chiếm tỷ lệ 3,13%. Hai thành phố Hội An và Tam Kỳ tỷ lệ nhiễm có thấp hơn. Người nhiễm sán lá gan do thói quen ăn rau sống, uống nước lã. Ở Miền núi trình độ dân trí của người dân chưa cao, người dân thường có thói quen uống nước lã, trong khi đó trâu, bò lại được chăn thả tự do vào rừng, do vậy đây cũng là một những nguyên nhân nhiễm sán lá gan ở người. Để phòng bệnh sán lá gan ở người có hiệu quả, thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan thú y và y tế, như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh sán lá gan trâu bò trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam và hiệu quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 45 - 47)