Từ chu trình phát triển cũng như các nghiên cứu cho thấy vật chủ trung gian đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của sán lá gan lớn. nếu không có vật chủ trung gian sán lá gan không thể hoàn thành được vòng đời cũng như không thể tăng lên về số lượng mầm bệnh và độc lực (có khả năng gây bệnh). Hay nói cách khác nếu không có vật chủ trung gian mao ấu sau khi ra khỏi trứng tồn tại ở môi trường ngoài sau một thời gian bị chết đi
và sán lá gan không hoàn thành được vòng đời, mầm bệnh không thể phát tán ở môi trường ngoài. Khi mao ấu gặp vật chủ trung gian là các loài ốc họ
Limnea (ở nước ta thấy có hai loài chủ yếu là Limnae viridis và Limnae swinhoei) tiếp tục phát triển, hoàn thành vòng đời. Trong ốc vật chủ trung
gian, mầm bệnh trải qua 3 giai đoạn biến đổi, để hiểu rõ hơn về tác động của các môi trường đến sự phát triển của ốc và các giai đoạn phát triển của ấu trùng trong ốc chúng tôi tiến hành gây nhiễm cho ốc vật chủ trung gian ở điều kiện phòng thí nghiệm trong bốn môi trường (nước hồ, nước cất, nước muối 0,9%, nước muối 0,5%).
Để gây nhiễm cho ốc chúng tôi tiến hành nuôi trứng ở thí nghiệm trên. Theo dõi, kiểm tra hằng ngày, khi phát hiện ấu trùng hình thành trong trứng thoát vỏ chúng tôi tiến hành cho ốc đã được kiểm tra và nuôi sạch vào các chậu thủy tinh (chứa trứng đã có mao ấu thoát vỏ). Sau khi cho ốc vào chúng tôi theo dõi thay đổi của ốc vật chủ trung gian ở trong bốn môi trường nuôi. Qua quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy, ở môi trường nước muối 0,9 % ốc vật chủ trung gian chết sau một giờ kể từ khi cho ốc vào chậu nuôi trứng, sau 6 giờ ở môi trường nước muối 0,5 %. Ở môi trường nước cất và môi trường nước hồ ốc phát triển bình thường. So sánh với thí nghiệm trên cho thấy ở môi trường nước muối 0,5 % và môi trường nước muối 0,9 % trứng đều có thể phát triển hình thành ấu trùng đặc biệt môi trường nước muối 0,5 % thuận lợi cho trứng phát triển. Tuy nhiên khi cho ốc vật chủ trung gian vào trong hai môi trường này ốc chết sau một thời gian ngắn. Như vậy môi trường có chứa muối không thích hợp cho ốc vật chủ trung gian phát triển. Điều này giải thích được vì sao ở những vùng ven biển tỷ lệ nhiễm sán lá gan thấp hơn so với những vùng đồng bằng chiêm trũng. Quá trình thử nghiệm của chúng tôi ở hai môi trường nước hồ và nước cất thu được kết quả trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Sự phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc vật chủ trung gian Môi trường nuôi trứng Nhiệt độ (0C) ( X ± m) pH ( X ± m)
Thời gian biến đổi của ấu trùng trong vật chủ trung gian (ngày)
Sporocysts (bào ấu) ( X ± m) Redia (lôi ấu) (X ± m) Cercaria (vĩ ấu) ( X ± m) Nước hồ 28,59 ± 3,09 7,75 ± 0,16 4,00 ± 1,00 8,33 ± 1,53 13,00 ± 1,73 Nước cất 29,02 ± 3,12 7,39 ± 0,17 5,33 ± 0,58 9,67 ± 1,53 14,33 ± 1,53 Kết quả bảng 4.7 cho thấy mao ấu (Miracidium) sau khi gây nhiễm cho ốc Limnea, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm 28,59 0C ± 3,09, môi trường nước hồ có pH = 7,75 ± 0,16, quá trình mổ ốc kiểm tra hằng ngày chúng tôi tìm thấy bào ấu (Sporocysts) ở 4,00 ± 1,00 ngày, tìm thấy lôi ấu (Redia) 8,33 ± 1,53 ngày, và sau 13,00 ± 1,73 ngày thì tìm thấy vĩ ấu (Cercaria). Trong môi trường nước cất ở pH = 7,39 ± 0,17, nhiệt độ 29,02 0C ± 3,12 thì thời gian ấu trùng trong ốc biến đổi được tìm thấy bào ấu (Sporocysts) 5,33± 0,58 ngày, lôi ấu (Redia) được tìm thấy 9,67 ± 1,53 ngày, vĩ ấu (Cercaria) được tìm thấy sau 14,33 ± 1,53 ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu của hai tác giả Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái thì thời gian từ khi bỏ ốc vào gây nhiễm đến khi tìm thấy vĩ ấu của chúng tôi ngắn hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian tìm thấy vĩ ấu trong ốc vật chủ trung gian ở môi trường nước hồ sớm hơn môi trường nước cất (13,00 ± 1,73 ngày ở nước hồ so 14,33 ± 1,53 ngày ở môi trường nước cất) và khác so với kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên. Có sự khác nhau này là do trong quá trình nuôi, chúng tôi tiến hành lắng cặn lấy trứng từ phân gia súc. Trứng này do nhiều sán đẻ ra vì vậy sự phát triển của phôi bào, ấu trùng trong trứng không có sự đồng đều, trong quá trình mổ ốc kiểm tra có thể chúng tôi bắt được những ốc nhiễm mao ấu sớm nhưng cũng có thể bắt được những ốc nhiễm mao ấu thoát vỏ sau, mà điều này trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chưa thể kiểm soát được. Như vậy ở điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ từ
28,59 0C ± 3,09 đến 29,59 0C ± 3,12, pH từ 7,39 ± 0,0,17 đến 7,75 ± 0,16 cả hai môi trường nước cất, nước hồ ốc vật chủ trung gian đều có thể tồn tại, mầm bệnh có thể hoàn thành vòng đời. Do vậy đây là hai môi trường thuận lợi cho mầm bệnh sán lá gan phát triển và gia tăng về số lượng.