Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh sán lá gan trâu bò trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam và hiệu quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 33 - 35)

Khi tiến hành kiểm tra 129 mẫu phân gia súc đực, 171 mẫu phân gia súc cái kết quả thu được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm theo tính biệt Nhóm

tuổi (năm)

Gia súc đực Gia súc cái

Số mẫu xét nghiệm (n) Số mẫu dương tính (n) Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu xét nghiệm (n) Số mẫu dương tính (n) Tỷ lệ nhiễm (%) SS - 2 65 4 6,15 44 3 6,82 >2 - 4 48 9 18,75 86 14 16,28 >4 - 6 9 1 11,11 29 11 37,93 >6 7 1 14,28 12 5 41,67 Tổng 129 15 11,63 171 33 19,30

Kết quả bảng 4.4 cho chúng ta thấy trong cùng một nhóm tuổi nhưng tính biệt khác nhau thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan khác nhau. Như vậy tính biệt khác nhau nên khả năng đề kháng với mầm bệnh, khả năng cảm thụ với mầm bệnh cũng khác nhau. Ở hai nhóm tuổi đầu tỷ lệ nhiễm giữa con đực và con cái là gần bằng nhau, 6,15% so với 6,82% ở nhóm từ 0 - 2 năm tuổi, và 18,75% so với 16,28% ở nhóm > 2 - 4 năm tuổi. Nhưng ở hai nhóm tuổi >4 -

6 năm, > 6 năm tuổi thì tỷ lệ nhiễm ở con cái cao hơn con đực, ở con đực là 11,11% và 14,28% trong khi đó ở con cái là 37,93% và 41,67%.

Có sự khác nhau này là do ở giai đoạn đầu gia súc còn non, khả năng sinh trưởng của gia súc nhanh, con vật được chăm sóc chu đáo hơn, nên có sức đề kháng tốt. Ở giai đoạn này gia súc chưa thành thục về tính nên ít có sự sai khác về quá trình sinh lý của gia súc đực và gia súc cái. Chính vì vậy mà giữa con đực và con cái chưa có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ nhiễm. Đến giai đoạn từ 2 năm tuổi trở lên bắt đầu có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm. Nhóm >2 - 4 năm tuổi gia súc đực nhiễm 18.75%, gia súc cái nhiễm 16,28%; nhóm >4 - 6 năm tuổi tỷ lệ nhiễm ở gia súc đực 11,11%, gia súc cái 37,93%; nhóm > 6 năm tuổi 14,28% ở gia súc đực và 41,67% ở gia súc cái nhiễm sán lá gan. Do ở giai đoạn này trâu, bò đã có sự thành thục về tính dẫn đến có các quá trình sinh lý khác nhau làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của con vật. Trâu bò cái có các quá trình động dục, mang thai, tiết sữa nên sức đề kháng kém hơn so với trâu bò đực. Quá trình động dục và mang thai ở con cái một mặt làm giảm sức đề kháng của cơ thể, chất dinh dưỡng được huy động để nuôi bào thai. Bên cạnh đó, ở trâu bò cái ngay trong quá trình nuôi con là đã động dục và được phối giống để mang thai trở lại. Do vậy, thời gian mang thai và nuôi con cứ luân phiên nhau vì thế gia súc mẹ lâu ngày không được tẩy giun sán. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò cái tăng theo tuổi và có sự chênh lệch về tỷ lệ đối với trâu, bò đực.

Trâu bò đực, cái có sự khác nhau về chức năng sinh lý, do đó nhu cầu về thức ăn của chúng cũng khác nhau. Ở trâu, bò cái ngoài nhu cầu dinh dưỡng để duy trì như trâu bò đực, thì ở con cái còn có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn cho nuôi thai và dự trữ cho quá trình tiết sữa. Chính vì vậy chúng chịu khó tìm thức ăn hơn gia súc đực, như vậy cơ hội cảm nhiễm kén Aldolescaria

cũng cao hơn. Mặt khác gia súc cái luôn có sự biến động về chức năng sinh lý, đặc biệt là lúc mang thai, nên sức đề kháng chống bệnh cũng kém đi, từ đó ấu trùng sán lá gan dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Do tập quán chăn nuôi của người dân chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò cái. Mục đích của chăn nuôi gia súc cái là chủ yếu để phát triển và tăng số lượng đàn, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, còn trâu bò đực nuôi chỉ dùng cho cày kéo và làm thực phẩm nên thời gian nuôi ngắn, số lượng nuôi ít nên tỷ lệ nhiễm ít hơn so với gia súc cái.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi không hoàn toàn tuân theo qui luật. Ở nhóm tuổi từ 2 - 4 năm tuổi tỷ lệ nhiễm của gia súc đực 18,75% cao hơn so với tỷ lệ nhiễm của gia súc cái 16,28%. Kết quả này được giải thích là do trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu không có sự đồng đều giữa gia súc đực và gia súc cái trong cùng một nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi này chúng tôi thu thập 48 mẫu trâu, bò đực và 86 mẫu trâu, bò cái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh sán lá gan trâu bò trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam và hiệu quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w