Phương thức soạn lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành (MTEFs) ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 32 - 37)

ngành Giáo dc

1.5.1 Nguyên tc và ni dung son lp khuôn kh chi tiêu trung hn ngành (MTEFs) ngành (MTEFs)

1.5.1.1 Nguyên tc son lp khuôn kh chi tiêu trung hn ngành

Các chuyên viên thực hiện lập dự tốn ngân sách theo khn khổ chi tiêu trung hạn ngành (MTEFs) cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Chọn năm N làm năm gốc để quy chiếu chất lượng hàng hóa (dịch vụ) cơng và tính tốn chi phí.

- Các chi tiêu của chương trình, hoạt động theo ưu tiên chiến lược khơng vượt quá giới hạn trần ngân sách ngành.

- Quá trình lặp ngân sách trung hạn ngành bị chi phối bởi đặc điểm ngành.

1.5.1.2 Ni dung son lp khuôn kh chi tiêu trung hn ngành

Xác định tng ngun lc ngành:

Trên cơ sở giới hạn chi tiêu của quốc gia, chúng ta xác định giới hạn trần chi tiêu ngành. Đối với ngành, tổng nguồn lực bao gồm nguồn chi từ ngân sách, nguồn tài chính mà ngành thu (các khoản phí) trong kỳ trung hạn, nguồn tài trợ từ cộng đồng hoặc nguồn vay (nếu có).

Tổng thu của ngành được tổng hợp theo bảng mẫu sau:

Bảng 2.7: Tổng nguồn lực dự kiến của ngành trong trung hạn.

Nội dung Năm N Mức trần dự báo

N+1 N+2 N+3

Tổng thu cho ngành

1. Tổng nguồn ngân sách cho ngành 2. Tổng thu ngoài ngân sách

3. Nguồn từ xổ số kiến thiết 4. Nguồn tài trợ

Thông qua các mức trần sơ bộ do Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư xác định, Chính phủ sẽ thảo luận và thống nhất với các địa phương trên cơ sở ưu tiên

chiến lược (của Chính phủ và tỉnh/thành). Sau đó, các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ thông báo mức trần ngân sách cho các sở chuyên ngành ở cấp địa phương.

Tính tốn chi tiêu cơ sở:

Chi tiêu cơ sở là các khoản chi NSNN đảm bảo duy trì các chế độ, chính sách, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị, ngành; các khoản chi này được cam kết thực hiện trong giai đoạn trung hạn.

Trình tự tính tốn chi tiêu cơ sở, được thực hiện như sau:

i) Dự kiến và thiết lập các thông số ảnh hưởng đến sự thay đổi chi tiêu gồm: tăng lương theo niên hạn, sốlượng học sinh,.v.v.

ii) Cách tính chi tiêu cơ sở: Dựa vào ước thực hiện năm hiện hành (năm N) để xác định cơ sở ban đầu của chi thường xuyên và chi đầu tư; tính đến những thay đổi trong chi thường xuyên và chi đầu tư trong kỳ trung hạn.

iii) Tính tốn các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi như: Các thông số ảnh hưởng đến thay đổi chi tiêu cơ sở, tăng lương cơ bản, số lượng học sinh,v.v. của các năm tiếp theo (N+1, N+2…) so với năm hiện hành.

iv) Đề xuất chi tiêu cơ sở

Bảng 2.8: Tính tốn chi tiêu cơ sở ca ngành

Phân loại chi tiêu và ngân sách Năm

N N+1 N+2 N+3

1. Cơ sởban đầu là dtoán năm N và lập li s liệu này cho các năm N+1, N+2 và N+3

- Thường xuyên

- Đầu tư

2. Thay đổi đưa vào cơ sởban đầu

2.1 Thay đổi trong chi thường xuyên

- Tăng lương

- Lạm phát

2.2 Thay đổi trong chi đầu tư

-Hồn thành và khởi cơng

3. Đề xuất chi tiêu cơ sở (1 + 2.1 + 2.2)

-Thường xuyên

- Đầu tư

Tính tốn chi tiêu cho sáng kiến mi:

Chi tiêu cho sáng kiến mới là các khoản chi để thực hiện các chính sách, chế độ, hoạt động, nhiệm vụ mang tính chất mới, hay đã triển khai nay cần mở rộng và đã bị đình hỗn nay cần thực hiện tiếp.

Cân đối ngun lc và tng chi tiêu:

Căn cứ vào tính tốn chi tiêu cơ sở và chi tiêu cho sáng kiến mới, chúng ta xây dựng được bảng tổng chitiêu ngành và cân đối nguồn lực như sau:

Bảng 2.9: Tổng chi tiêu ngành và cân đối nguồn lực

Nội dung Năm N Mức trần dự báo

N+1 N+2 N+3

1. Tổng thu cho ngành

1.1 Tng ngun ngân sách cho ngành 1.2 Tng thu ngoài ngân sách

1.3 Ngun t x s kiến thiết 1.4 Ngun tài tr

2. Tổng đề xuất chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới

2.1 Đề xuất chi tiêu cơ sở

2.2 Đề xut chi tiêu mi

3. Mức vốn còn lại cho chi tiêu mới (1 – 2.1) 4. Thặng dư/thiếu hụt vốn (3 – 2.2)

Trong thực tế, tổng chi tiêu của ngành thường cao hơn giới hạn trần ngân sách. Do đó, ngành sử dụng ngân sách phải sắp xếp danh mục, lựa chọn ưu tiên và giảm dự toán chi tiêu trên cơ sở ưu tiên đó.

1.5.2 Cách thức tính tốn chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới ngành ngành

Trong việc tính tốn để lập khn khổ chi tiêu trung hạn ngành (MTEFs), chuyên viên thực hiện phải xác định thay đổi trong chi thường xuyên và chi đầu tư; chi tiêu cơ sở của ngành bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Chi tiêu cơ sở

Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là một nội dung trong chi tiêu cơ sở ngành, việc xác định thay đổi trong chi thường xuyên cho từng năm trong giai đoạn trung hạn được thực hiện qua 7 bước như sau:

Bước 1: Xác định các yếu tố cơ bản tác động đến thay đổi chi thường xuyên và các giả định về mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi chi thường xuyên, gồm: tăng lương, lạm phát, số lượng học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Bước 2: Tổng hợp về số liệu học sinh - Số học sinh năm cơ sở (năm N)

- Dự báo thay đổi số học sinh qua các năm N+1, N+2, N+3 theo từng cấp học

Tính tốn chi tiêu đơn vị của chi thường xuyên, được tính theo lương và ngoài lương cho từng bậc học của năm N; được tính tốn như sau:

- Thay đổi chi tiêu đơn vị theo lương cho từng bậc học, được xác định bằng cách lấy chi tiêu đơn vị theo lương năm N nhân lũy kế với hệ số tăng ngạch bậc lương qua các năm N+1, N+2, N+3.

- Thay đổi chi tiêu đơn vị ngoài lương cho từng bậc học, được xác định bằng cách lấy chi tiêu đơn vị ngoài lương năm N nhân lũy kế với chỉ số lạm phát qua các năm N+1, N+2, N+3.

Bước 3: Tính tốn tổng thay đổi của chi lương và ngồi lương của các yếu tố ảnh hưởng

Trước tiên, tính tổng chi lương và ngồi lương của từng yếu tố, bằng cách lấy chi đơn vị của từng năm nhân với số học sinh từng bậc học năm N. Sau đó, cộng tất cả các thay đổi của chi lương và ngoài lương của các yếu tố ảnh hưởng, ta có tơng thay thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng.

Bước 4: Tính tốn tổng thay đổi chi thường xuyên, được tính bằng tổng thay đổi của chi lương và ngoài lương.

Xác định tổng chi thường xuyên: lấy chi thường xuyên năm cơ sở (năm N) cộng với thay đổi chi thường xuyên từng năm.

Chi đầu tư:

Nội dung còn lại của chi tiêu cơ sở là chi tiêu cho lĩnh vực đầu tư, được thực hiện qua bốn bước như sau:

Bước 1: Xác định các dự án đã được khởi công xây dựng và tiếp tục được thực hiện trong các năm N+1, N+3 hoặc dự kiến khởi công ngay trong năm N.

Bước 2: Tính tốn thay đổi chi đầu tư của từng dự án so với năm gốc N, trong từng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt

Bước 3: Tính tốn thay đổi chi đầu tư của tất cả các dự án so với năm gốc N, qua từng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Bước 4: Tính tổng chi tiêu cơ sở của chi đầu tư qua từng năm (chi đầu tư năm N cộng thay đổi chi đầu tư từng năm).

Chi tiêu cho sáng kiến mới

Điểm nổi bật của khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) là xác định rõ thêm nội dung của chi tiêu sáng kiến mới của giai đoạn trung hạn. Nội dung của chi tiêu sáng kiến mới, cũng bao gồm hai phần: Chi thường xuyên và chi đầu tư.

Phần chi tiêu sáng kiến mới được tính cho cả ngành ở hai cấp là Tỉnh/Thành phố và Quận/Huyện/Thị xã; bao gồm:

Chi thường xuyên:

Đối với cấp Tỉnh/Thành phố:

- Những thay đổi các chính sách do sửa đổi, bổsung, định mức chi cho hoạt động sự nghiệp cấp tỉnh/Thành phố.

- Tăng cường các trang thiết bị cho các bậc học. Đối với cấp Quận/Huyện/Thị xã:

- Những thay đổi các chính sách do sửa đổi, bổsung, định mức chi cho hoạt động sự nghiệp cấp Quận/Huyện/Thị xã.

- Tăng cường các trang thiết bị cho các bậc học từ mầm non đến phổ thông.

Chi đầu tư:

Đối với cấp Tỉnh/Thành phố: Tập trung thực hiện phân bổ cho các chương trình mục tiêu đối với cấp Quận/Huyện/Thị xã bằng các dự án đầu tư.

Đối với cấp Quận/Huyện/Thị xã: Tổ chức thực hiện các dự án theo nguồn vốn Tỉnh/Thành phố phân cấp theo chương trình mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)