Số lượng và quy mô ngành Giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 51 - 65)

2.1 Đặc thù phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 4 7-

2.1.2 Số lượng và quy mô ngành Giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh

2.1.2.1 S lượng và quy mơ ngành Giáo dục trên địa bàn Thành ph H Chí Minh

Giáo dục – đào tạo và dạy nghề là ngành được cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, quan tâm nhiều. Do đó, việc đầu tư cho ngành luôn được quan tâm nhiều. Bên cạnh, các trường cơng lập thì sốlượng trường dân lập cũng được xã hội hóa mạnh mẽ. Số lượng trường ở các bậc học được thể hiện trong bảng phía dưới như sau:

Bng 2.3: Slượng trường hc công lp trc thuc SGD&ĐT và ngành giáo dục trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Cc thng kê Thành ph H Chí Minh Đơn vị tính: trường học STT Tiêu chí Năm 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 1 Giáo dục mầm non 343 366 354 359 366 2 Tiểu học và Phổ thông 702 722 737 768 945 3 Trung cấp C/Nghiệp 18 21 21 24 34

4 Bồi dưỡng giáo dục 24 24 24 24 24

5 Cao đẳng 6 7 7 8 8

6 Đại học 4 4 4 4 4

Trong 5 năm qua (2006 – 2010), Thành phố Hồ Chí Minh ln quan tâm nhiều trên lĩnh vực GD&ĐT. Bên cạnh việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì việc đầu tư cơ sở vật chất như trường, lớp học, công cụ giảng dạy được trang bị… đồng thời được nâng lên. Trong đó, đầu tư xây dựng mới được quan tâm thực hiện nhiều, nhất là đối với các bậc học như mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp. Số lượng trường học tăng đều qua các năm (2006 – 2010), đạt mức tăng bình quân là 71 (trường/năm); cụ thể năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng mới tập trung cho bậc học Tiểu học và phổ thông. So với các tỉnh khác, tổng số trường học trực thuộc địa phương quản lý, Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng trường học nhiều hơn gấp 4 lần tỉnh Bình Dương (335 trường – năm 2010) và hơn tỉnh Vĩnh Long gấp 2,5 lần (512 trường – năm 2010). (Đính kèm phụ lục 1 – 5)

2.1.2.2 Chi ngân sách cho ngành Giáo dc ca Thành ph H Chí Minh từ năm 2006 - 2010

Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ trọng gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước và có tốc độ tăng trưởng về thu ngân sách khoảng 20%/năm, nhưng tỷ lệ phân chia các nguồn thu cho ngân sách Thành phố lại luôn giảm sút qua các thời kỳ ổn định ngân sách (26% giai đoạn 2006 - 2010 và hiện nay là 23%) nên tổng thu ngân sách Thành phố tăng chậm hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước.

Chúng ta sẽ xem xét rõ hơn qua bảng thống kê phía dưới về tổng chi NSTP và chi cho ngành Giáo dục.

Bảng 2.6: Tình hình chi ngân sách cho ngành Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2006 - 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chi ngân sách 2006 2007 2008 2009 2010

Ngành GD&ĐT 1.595, 290 2.148,417 2.663,463 3.417,912 4.086,533

Tổng chi NS T.phố 19.100 25.700 34.200 36.200 38.400

Tổng chi ngân sách cho hai ngành GD&ĐT và Y tế tăng đều qua các năm (2006 – 2010). Tuy nhiên, tình hình chi ngân sách như bảng trên dẫn đến mức độ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu về phát triển kinh tế xã, trong đó đặc biệt quan tâm là chi cho sự nghiệp phát triển hai ngành GD&ĐT và Y tế chưa tương xứng với nguồn lực tài chính hiện có. Cụ thể năm 2010, tỷ lệ chi ngân sách Thành phố cho ngành GD&ĐT đạt 10,642(%) so với tổng chi ngân sách, trong khi đó tổng chi ngân sách tỉnh Bình Dương cho ngành GD&ĐT đạt từ 25 – 30(%),tỉnh Vĩnh Long cho ngành GD&ĐT đạt từ 35 – 38(%).

2.2 Kinh nghiệm thực hiện thí điểm khn khổ chi tiêu trung hạn ngành ở tnh Bình Dương và tỉnh Vĩnh Long

2.2.1 Kinh ngim thc hiện thí điểm khn kh chi tiêu trung hn ngành Giáo dc tnh Bình Dương và Vĩnh Long

2.2.1.1 Kết qu trin khai và áp dụng thí điểm MTEFs Giáo dc t năm 2006 – 2010

Chuẩn bị nhân sự cho cơng tác thí điểm áp dụng MTEFs Giáo dục của tỉnh, bằng cách thành lập Tiểu ban thực hiện gồm 01 Phó Giám đốc sở GD&ĐT – trực tiếp chỉ đạo công tác thực hiện, 01 trưởng phịng kế hoạch tài chính và 01 kế tốn trưởng – có nhiệm vụ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, tập huấn.

Bộ Tài chính cùng các chun gia trong và ngồi nước tổ chức tập huấn, đào tạo cho Tiểu ban về nội dung và kỹ thuật thực hiện MTEFs, với các thiết kế mơ hình, biểu mẫu áp dụng. Cơng tác này được đánh giá lại sau một năm thực hiện và tiếp tục hoàn chỉnh biểu mẫu, kỹ thuật cho phù hợp với địaphương. Đồng thời, tỉnh cũng tổ chức Hội nghị để tuyên truyền đến các ngành, đơn vị có liên quan hiểu và phối hợp tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho Tiểu ban hoàn thành MTEFs đúng và đạt yêu cầu.

Kết quả của dự án được chính thức bắt đầu bằng “Báo cáo Kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2009”, “Báo cáo Kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2009” vào năm 2007, cho dự toán chi ngân sách cho năm 2008 và cho hai năm tiếp theo là kết thúc dự án (2008-2010 và 2009-2011).

2.2.1.2 Các d liu, thông tin h tr cho vic xây dng MTEFs Giáo dc

Cấu trúc của MTEFs Giáo dục bao gồm hai phần chính:

Phần 1: Dự tốn trung hạn cho tồn ngành GD&ĐT của tỉnh, bao hàm chi tiêu cấp tỉnh và huyện, xã.

Phần 2: Chi tiêu của ngành do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Trong MTEFs giai đoạn 2009-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo khơng có các đơn vị trực thuộc nên phần này khơng được trình bày (do tỉnh phân cấp ngân sách ngành GD&ĐT về các huyện, thị các cấp học và ngân sách tỉnh quản lý các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tỉnh).

Nội dung chính của phần này chủ yếu trình bày tác động của các mục tiêu ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của MTEFs, những thay đổi lớn về thu và chi trong giai đoạn dự tốn trung hạn và tóm tắt lại các nội dung chính về chi tiêu cơ sở gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, nội dung của đề xuất chi tiêu mới. (Đính

kèm phụ lục 9 – 12) Mặt khác, trong phần tổng quan ngành còn giới thiệu chung về nguồn thu, chi tiêu đề xuất, tổng hợp phần trăm chi tiêu ngành so với NSNN. Cùng với các khuyến nghị được đưa ra để giải quyết thiếu hụt hay thặng dư vốn dành cho chi tiêu sáng kiến mới của ngành.

Nội dung của MTEFs giáo dục cụ thể gồm hai phần sau:

 Phần đầu tiên của MTEFs là giới thiệu tổng quan ngành GD&ĐT của tỉnh. Việc phân cấp ngân sách được thực hiện đối với các huyện/Thị xã, nên phạm vi dự toán chi ngân sách gồm hai phần:

i) Ngân sách tỉnh bao gồm các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc lĩnh vực, chức năng ngành giáo dục trực thuộc Ủy ban nhân dân hoặc các Sở khác.

ii) Ngân sách huyện, thị xã bao gồm các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc huyện, thị xã (trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp huyện, thị xã, trung tâm dạy nghề huyện, thị xã).

 Mục tiêu của phần này trình bày cho ngư ời đọc và người ra quyết định về phạm vi dự toán ngành, làm rõ những nội dung nằm trong và ngồi bảng dự tốn trung hạn, xác định toàn bộ những đơn vị chi tiêu ngân sách trong ngành.

Xu hướng và vấn đề của MTEFs trong giai đoạn trung hạn:

Nội dung chính của phần này xác định các xu hướng, vấn đề lớn và yếu tố có tác động đến thu, chi ngân sách trong ngành như kinh tế, xã hội, cơ chế, chính sách của các sở ngành khác,.v.v.

Cơ sở xây dựng:

• Các chủtrương, chiến lược phát triển ngành GD&ĐT của Chính phủ, BộGD&ĐT.

• Các chính sách của nhà nước

Trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng này, thể hiện tầm nhìn trong tương lai của MTEFs, để từ đó có thể dự báo được xu hướng của ngành trong thời gian tới; đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa các chính sách, vấn đề kinh tế - xã hội và khó khăn hay thuận lợi của ngành trong 3 năm tiếp theo.

Ưu tiên, mục tiêu, chiến lược và chính sách trong ngành:

Cơ sở lập ngân sách: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Bộ GD&ĐT và điều kiện của địa phương, Sở GD&ĐT xác định các mục tiêu chính của ngành trong giai đoạn trung hạn. Các thứ tự ưu tiên cũng được căn cứ vào tình hình thực tế của ngành GD&ĐT của tỉnhvà được quyết định chủ động của ngành GD&ĐT. Nguồn vốn cho ngành: giới thiệu tổng quan về các nguồn thu, những thay đổi về

nguồn thu: nguồn NSNN dành cho ngành do sở Kế hoạch và Đầu tư và sở Tài

chính thơng báo; các nguồn ngồi ngân sách thu từ phí, lệ phí và nguồn từ xổ số kiến thiết dành cho giáo dục.

Ngân sách cho chi thường xuyên chiếm khoả ng trên 60% tổng NSNN dành

cho ngành, Ngân sách cho đầu tư dần ổn định trong giai đoạn dự toán trung hạn (2009-2011); do các cơng trình dự án xây dựng trường đã dần được hồn thành. Nguồn thu ngoài Ngân sách tăng do chủ trương xã hội hóa giáo dục được thực hiện sâu rộng trong tồn tỉnh.

 Phần chính của MTEFs là tính tốn mức chi tiêu cơ sở và sáng kiến mới cho ngành.

Đối với ngành giáo dục, các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến chi thường xuyên trong chi tiêu cơ sở gồm:

- Nhân t 1: Chính sách về lương: Thay đổi ngạch bậc, lương sẽ ảnh hưởng đến chi lương.

- Nhân tố 2: Lạm phát ảnh hưởng đến chi ngoài lương.

- Nhân t 3: Thay đổi tỷ số học sinh/giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, ảnh hưởng đến chi lương.

- Nhân t 4: Tăng chi cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến chi ngoài lương.

- Nhân t 5: Thay đổi số học sinh - theo dự báo phát triển học sinh công lập của ngành giáo dục. Nhân tố này ảnh hưởng đến chi lương và ngoài lương.

- Nhân tố 6: Chính sách tiết kiệm chi thường xuyên là 10% chi thường xuyên.

Ở giai đoạn trung hạn 2009 – 2011, hai tỉnh tập trung quan tâm nhiều đến các nhân tố 1 – 4, vì chúng có ảnh hưởng lớn đến thay đổi của MTEFs.

2.2.2 Nhng thành cơng trong q trình thí đi ểm khn kh chi tiêu trung hn ngành

i) Ban hành tài liệu về khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành

Kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm ở các địa phương là giúp cho chính phủ, ban hành các tài liệu, biểu mẫu, tài liệu đào tạo – xây dựng MTF&EF, phục vụ cho 03 cấp thực hiện:

 Cán bộ làm công tác quản lý, giám sát.

 Cán bộ lãnh đạo cấp vụ, lãnh đạo cấp Sở.

 Chuyên viên trực tiếp xây dựng MTF&EF.

ii) Các kết quthí điểm khuôn kh chi tiêu trung hn ngành

Trong giai đoạn thí điểm, các ngành của địa phương đã thực hiện được 03 báo cáo MTEFs cho các giai đoạn 2007 – 2009, 2008 – 2010 và 2009 – 2011 ngày càng được nâng lên về chất lượng. Đây là “sản phẩm” để các tỉnh/thành khơng thực hiện thí điểm dùng làm tài liệu tham khảo quan trọng, trong quá trình áp dụng đại trà.

iii) Nhn thc của địa phương về xây dng khuôn kh chi tiêu trung hn ngành

Sau khi tham gia thực hiện thí điểm MTEFs, các thành viên của Tiểu ban, cũng như các ngành, đại phương được tham gia dự án đều có nâng lên về nhận thức. Việc áp dụng MTEFs là một bước tiến lớn, làm thay đổi nhận thức của các thành viên trực tiếp tham gia, giúp họ nhận biết rõ hơn những lợi ích, tính cần thiết và hợp lý trong việc lập dự toán ngân sách theo MTEFs.

Với MTEFs từ cơng việc cụ thể để tính ra chi phí cho ngành là việc làm rất phù hợp, cũng như gắn kết được chi tiêu công với các kế hoạch, mục tiêu của ngành. MTEFs là cơ sở để nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng dự tốn ngân sách, phù hợp với thơng lệ quốc tế trong q trình hội nhập, đặc biệt là phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của đơn vị sử dụng ngân sách.

iv) Công tác d báo và chất lượng ca khuôn kh chi tiêu trung hn ngành

Việc thí điểm MTEFs đã có tác động lớn đến nâng cao chất lượng công tác dự báo những vấn đề ảnh hưởng đến ngành, đánh giá các chi tiêu mới, xác định các ưu tiên và đánh giá chi tiêu cơ sở của ngành; chất lượng xây dựng dự toán và phương pháp phân tích trong các báo cáo được nâng lên từng năm, những tính tốn trong các bảng cân đối ngân sách, những trọng tâm ưu tiên trong bố trí dự tốn trung hạn được phân tích, diễn giải khoa học, rõ ràng.

v) Sự phối hợp giữa các Sở khi thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành

Để thực hiện MTEFs thành cơng thì sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở thực hiện với nhau trong nhiệm vụ cụ thể được phân công thực hiện. Mỗi quý, sáu tháng các Tiểu ban ở từng Sở cũng có cuộc họp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình phối hợp thực hiện, mà trách nhiệm chính là các Trưởng Tiểu ban.

vi) Kinh nghim tích lũy được qua các năm tham gia xây dựng MTEFs

Việc Tiểu ban tham gia thực hiện thí điểm khơng chỉ để thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, mà các sở đã thực sự quan tâm và có các đề xuất thực tế, sát với tình hình thực tế của địa phương để MTEFs sát thực hơn. Các thành viên

trong Tiểu ban tham gia đã trưởng thành hơn, phát huy được vai trò nòng cốt trong lĩnh vực lập MTEFs, qua các năm thực hiện, các chuyên viên đã tích lũy được kinh nghiệm và có hướng xử lý cũng như đóng góp ý kiến cho Ban quản lý dự án để MTEFs đạt được tính hiệu lực và hiệu quả trong thời gian tới.

Phương pháp luận, quy trình vận hành, hệ thống biểu mẫu lập MTEFs đã được xây dựng, đã kết hợp được kinh nghiệm quốc tế với tình hình thực tế của ngành tại Bình Dương trong các khâu tổ chức nghiên cứu và tính toán cụ thể. Kỹ năng thực hành của các cán bộ Sở được nâng lên; nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng, có nhiều sáng kiến, đề xuất, tạo được tính chủ động trong việc bố trí chi tiêu ngân sách. Hiện nay đội ngũ cán bộ của Sở đã có kiến thức về phương pháp này và khả năng áp dụng.

2.2.3 Nhng tr ngi trong q trình thí đi ểm khn kh chi tiêu trung hn ngành hai tnh Bình Dương và Vĩnh Long

i) Hệ thống văn bản chính thức cho việc xây dựng MTEFs

Do phương thức áp dụng MTEFs chỉ đang trong giai đoạn thí điểm, do đó hệ thống văn bản pháp quy hỗ trợ cho việc thực hiện chưa được ban hành đầy đủ nên việc phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Các dữ liệu đầu vào như: nguồn thu năm cơ sở, dự kiến năm kế hoạch, nguồn số liệu để tính tốn chi tiêu cơ sở và chính sách sáng kiến mới của các ngành còn hạn chế và thường tập hợp rất chậm trễ so với thời gian yêu cầu; một số dữ liệu phải giả định.

ii) Một số nội dung trong Luật ngân sách hiện hành, khơng cịn phù hợp với phương thức soạn lập ngân sách kỳ trung hạn

Theo Luật ngân sách hiện hành, tồn tại một số nội dung cần bổ sung, chỉnh sử cho phù hợp với kỳ ngân sách trung hạn như: Ngoài tổng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại thành phố hồ chí minh nghiên cứu điển hình ngành giáo dục (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)