CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.3.7 Tương quan giữa địn bẩy tài chính và Đặc điểm sản phẩm (Uniqueness)
Uniqueness hàm ý tính chất đặc trưng (đặc điểm riêng) của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp của cơng ty. Tính chất độc đáo của sản phẩm được hình thành từ những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh hay nguyên vật liệu hình thành nên chúng, ví dụ như chi phí nghiên cứu phát triển chiếm tỷ trọng khá lớn hay nguyên vật liệu ít được sử dụng phổ biến…Các đặc điểm này của sản phẩm đầu ra có thể khiến cho giá trị thu hồi ước tính của tài sản hay hàng tồn kho của cơng ty (khi phá sản) ít hơn. Tức là khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, nếu như là sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp có tính độc đáo riêng mà khó có thể tìm kiếm trên thị trường thì giá trị sản phẩm thu hồi sau thanh lý ít đi, các chủ nợ thường lo ngại điều này. Do đó các doanh nghiệp có các sản phẩm độc đáo thường có địn bẩy tài chính thấp. Điều này cũng được khẳng định qua kết quả nghiên cứu của Zehra Reimoo (2008).
Vậy giả thiết đặt ra: đặc điểm riêng của sản phẩm có tương quan âm (-) đối với địn bẩy tài chính.
Bảng 2.6 Bảng tóm tắt các giả thiết về mối tương quan giữa tỷ lệ nợ và các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp:
Giả thiết Các nhân tố Ký hiệu Kỳ vọng
tương quan
H1 Tài sản hữu hình TANG +
H2 Quy mô công ty SIZE +
H3 Tăng trưởng cơng ty GROWTH +/-
H5 Tính thanh khoản LIQ +/-
H6 Tấm chắn thuế từ khấu hao NDTS -
H7 Lợi nhuận công ty PROF +/-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 bao gồm:
Tổng hợp sơ lược các lý thuyết về cấu trúc vốn.
Đưa ra một số các nghiên cứu trước đây ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Xác định một số nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam: tính thanh khoản, tăng trưởng công ty, tấm chắn thuế từ khấu hao, lợi nhuận công ty, quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định, đặc điểm riêng của sản phẩm.