Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 32)

3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ (định tính)

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận với chuyên gia. Việc thảo luận được tiến hành với giảng viên hướng dẫn. Công đoạn này đã xác định được các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các thành phần và yếu tố trong thang đo ảnh hưởng đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên. Nội dung thảo luận được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho hiệu chỉnh thang đo. Tiếp theo, bảng câu

hỏi sơ bộ được hiệu chỉnh dựa trên bảng câu hỏi của Harris và Fink (1987) cho phù hợp với đề tài.

Thang đovề công việc được điềuchỉnh từ Harris và Fink (1987) Harris và Fink (1987) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Cơ hội sử dụng khả năngtrong

cơng việc. 1. Có thể sử dụng đầy đủ khả năng của anh/chị trong việc thực hiện nhiệm vụ công việc.

2. Cơ hội để học hỏi 2. Cơ hội phát triển và học hỏi những kỹ năng làm việc mới.

3. Cơ hội để thể hiện năng lực làm

việc đến cấp trên 3. Cho phép anh/chị thể hiện năng lực làm việc đến cấp trên. 4. Sự đa dạng trong cơng việc 4. Duy trì sự quan tâm của anh/chị

trong công việc.

5. Cơ hội thăng tiến nhanh 5. Có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

6. Tự do làm việc theo cách của tôi 6. Thực hiện công việc theo cách riêng của anh/chị một cách linh động.

7. Cơng việc thách thức/thúvị 7. Có một cơng việc thú vị

8. Cơng việc thích thú (Khơng sử dụng vì nhận thấy trùng với ý câu hỏi 1)

Thang đovề lương và chế độ đãi ngộ được điều chỉnh từ Harris và Fink (1987)

Harris và Fink (1987) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Lương phù hợp 1. Đề nghị anh/chị mức lương hấp

dẫn.

2. Công việc an tồn 2. Cung cấp cho anh/chị cơng việc với độ an toàn cao.

3. Những phúc lợi cơ bản tốt 3. Cung cấp cho anh/chị các chính sách phúc lợi tốt.

4. Chức danh cơng việc uy tín 4. Cung cấp cho anh/chị một chức danh cơng việc có uy tín.

5. Con đường sự nghiệp tốt (Khơng sử dụng vì nhận thấy nên đưa vào thang đo về môi trường làm việc và cơ hội phát triển)

Thang đovề môi trường làm việc và cơ hội phát triển được điều chỉnh từ Harris và Fink (1987)

Harris và Fink (1987) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Đồng nghiệp có khả năng và thân

thiện 1. Cơ hội làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, gần gũi. 2. Có các chương trình đào tạo 2. Đưa ra các chương trình đào tạo

phù hợp. 3. Môi trường làm việc vui vẻ, dễ

chịu.

3. Một môi trường làm việc vui vẻ, dễ chịu.

4.Tạo cơ hội cho anh/chị phát triển nghề nghiêp tốt. (bổ sungtừ thang đo về lương và chế độ đãi ngộ)

5. Cơng ty có đường lối phát triển tốt. (bổ sung)

4. Vị trí địa lý thuận lợi 6. Cơng ty có một vị trí địa lý thuận lợi cho anh/chị.

5. Kích thước cơng ty phù hợp 7. Quy mơ/kích thước cơng ty phù hợp với năng lực của anh/chị. 6. Công việc phù hợp với phong cách

sống

(Khơng sử dụngvì nhận thấy câu hỏi khơng phù hợp)

7. Tơi có thể làm việc với cấp trên (Khơng sử dụng vì nhận thấy trùng với ý câu hỏi 3 của thang đo về công việc)

Thang đo về giá trị văn hóa tinh thần dựa trên cơ sở lý thuyết về việc giải thích thuyết thúc đẩy nhu cầu và thuyết kỳ vọng(đã trình bày trong phần ý định theo đuổi công việc của ứng viên) và thảo luận của chuyên gia cộng với nhận định của tác giả.

1. Sự tự hào khi được làm công việc này.

2. Đáp ứng những mong đợi của anh/chị trong tương lai. 3. Sự an tâm khi tham giatổ chức.

Thang đo về ýđịnh theo đuổi công việc với tổ chức được điều chỉnh từ Highhouse, Lievens và Sinar (2003)

Highhouse và cộng sự (2003) Tác giả sử dụng và điều chỉnh 1. Tôi sẽ chấp nhận một lời mời làm

việc từ công ty.

1. Chấp nhận một lời mời làm việc từ công ty X.

2. Tôi sẽ chọn công ty là một trong những sự lựa chọn đầu tiên.

2. Chọn công ty X như là sự lựa chọn đầu tiên của anh/chị để làm việc.

3. Tôi sẽ nỗ lực rất nhiều để làm cho công ty này.

3. Nỗ lực rất nhiều để được làm công việc này tại công ty X.

4. Nếu công ty mời tôi phỏng vấn việc làm, tôi sẽ tham gia.

4. Tham gia phỏng vấn nếu công ty X mời anh/chị một buổi phỏng vấn việc làm.

5. Tôi sẽ giới thiệu cơng ty này cho bạn bè/người thân đang tìm kiếm công việc.

5. Giới thiệu công ty X cho bạn bè/người thân đang tìm kiếm cơng việc.

Sau đó, bảng câu hỏi sơ bộ này được phát cho 20 nhân viên đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (là những bạn bè đang tham gia công tác tại nhiều lĩnh vực khác nhau) và được hiệu chỉnhngôn từ lại cho phù hợp, dễ hiểu. Như vậy, kết quả cụ thể của bước nghiên cứu định tính này là thang đo, mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

3.2.3 Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi được xác định từ nghiên cứu sơ bộ. Toàn bộ dữ liệu được trả lời sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.

Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 16.0theo 2 bước sau:

Bước 1: Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo: Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Qua đó, các biến quan

sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,4) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu(>0,6).

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) dưới 0.4 sẽ bị loại (Nunnally và Burnstein, 1994). Các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại bỏ (Gerbing và Anderson, 1988) và kiểm tra xem phương sai trích được có lớn hơn hoặc bằng 50%hay không.

3.3 Xây dựng thang đo lường

Như đã trình bày, thang đo áp dụng trong nghiên cứu là thang đo được tổng hợp sau khi tham khảo các nghiên cứu về hình ảnh tổ chức ở những nghiên cứu có trước như đã trình bày trong chương 02. Từ đây, bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng và được hiệu chỉnh sau khi khảo sát 20 ứng viên ngẫu nhiên về mức độ ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức để trở thành bảng câu hỏi chính thức.

Thang đo vềcông việc

1. Tạo cơ hội cho anh/chị có thể sử dụng đầy đủ khả năng trong việc thực hiện nhiệm vụ công việc.

2. Tạo cơ hội cho anh/chịphát triển và học hỏi những kỹ năng làm việc mới.

3. Tạo cơ hội cho anh/chịthể hiện năng lực làm việc đến cấp trên. 4. Tạo cơ hộicho anh/chịduy trì sự quan tâm trong công việc. 5. Tạo cơ hội cho anh/chị thăng tiến trong sự nghiệp.

6. Tạo cơ hội cho anh/chị thực hiện công việc theo cách riêng của anh/chịmột cách linh động.

Thang đo về môi trường làm việc và cơ hội phát triển

8. Công ty X tạo cơ hội cho anh/chị làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, dễ chịu.

9. Công ty X đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp.

10.Cơng ty X cung cấp cho anh/chịmột môi trường làm việc vui vẻ, dễ chịu.

11.Công ty X tạo cơ hội cho anh/chị phát triển nghề nghiêp tốt. 12.Cơng ty X có đường lối phát triển tốt.

13.Cơng ty X có một vị trí địa lý thuận lợi cho anh/chị.

14.Quy mơ/kích thước cơng ty X phù hợp với năng lực của anh/chị.

Thang đo về chính sách lương và chế độ đãi ngộ

15.Cơng ty X đề nghị anh/chịmức lương hấp dẫn.

16.Công ty X cung cấp cho anh/chị cơng việc với độ an tồn cao. 17.Cơng ty X cung cấp cho anh/chịcác chính sách phúc lợi tốt. 18.Cơng ty X cung cấpcho anh/chị một chức danh cơng việc có uy

tín.

Thang đo về giá trị văn hóa tinh thần

19.Sựtự hào khi được làm công việc này.

20.Đáp ứng những mong đợi của anh/chị trong tương lai. 21.Sự an tâm khi tham gia tổ chức.

22.Làm tăng giá trị của anh/chị khi được làm công việc này.

Thang đo về ý định theo đuổi công việc của ứng viên

23.Anh/chị sẽ tham gia phỏng vấn nếu công ty X mời anh/chị một buổi phỏng vấn việc làm.

24.Anh/chị sẽ chọn công ty X như là sự lựa chọn đầu tiên của anh/chị để làm việc.

25.Anh/chịsẽ giới thiệu công ty X cho bạn bè/người thân đang tìm kiếm cơng việc.

26.Anh/chịsẽ nỗ lực rất nhiều để được làm công việc này tại công ty X.

27.Anh/chịsẽ chấp nhận một lời mời làm việc từ công ty X.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút của hình ảnh tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 4 thành phần:(1) Công việc; (2) Môi trường làm việc và cơ hội phát triển; (3) Chính sách lương và chế độ đãi ngộ; (4) Giá trị văn hóa tinh thần. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên 4 thành phần nêu trên với 22 biến biến quan sát.

Ý định theo đuổi công việc với tổ chức được khảo sát với 5 biến quan sát.

Bảng câu hỏi chính thức được tiến hành nghiên cứu bằng cách gởi đến các đối tượng được khảo sát (xemthêm phần phụ lục1).

3.4 Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng mục tiêu là tất cả các nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng, số tham số và phân phối chuẩn của câu trả lời.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983), tức là kích cỡ mẫu đủ lớn để đạt phân phối chuẩn. Theo Hair và cộng sự (1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003), trong phân tích nhân tố EFA, cần5 quan sát cho 1 biến đo lường và kích cở mẫu khơng nên ít hơn 100. Do đó, số lượng mẫu được lựa chọn lớn hơn200 (>200).

Phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện được thực hiện đối với nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp tại địa bàn TP Hồ Chí Minh và những đối tượng đang tìm việc. Bảng câu hỏi được gởi đến các ứng viên làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

 Các học viên cao học khóa K18-Đêm 4: 30 bảng

 Các bạn bè đang tham gia công tác tại các ngành nghề khác nhau, và cũng được yêu cầu giới thiệu thêm cho các đồng nghiệp khác (ngân hàng, xây dựng, công nghệ thơng tin, quản trị kinh doanh, bán hàng, tài chính, v.v...): 200 bảng

 Bảng câu hỏi cũng thực hiện khảo sát trực tuyến qua internet nhằm tìm kiếm thêm nhiều nguồn đối tượng từ những người bạn khác và cộng đồng xã hội đangcó nhu cầutìm việc làm.

Sau hai tuần khảo sát, kết quả số phiếu được hồi đáp là 245 bảng trong đó: học viên cao học K18-Đêm 4: 22 bảng; bạn bè giới thiệu: 149 bảng; khảo sát trực tuyến: 74 bảng. Sau khi loại bỏ những phiếu hồi đáp khơng hợp lệ, cịn lại 232 phiếu hồi đáp hợp lệ.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu

Ở chương trước, tác giả đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước nghiên cứu sơ bộ -định tính và và nghiên cứu chính thức - định lượng.Chương 04 này nhằm mục đích trình bày kết quả đánh giá, hòan chỉnh các thang đo và kết quả kiểm nghiệm mơ hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số phân tích mơ tả về mẫu nghiên cứu và kết quả định lượng các thang đo.

4.2 Thông tin mô tả mẫu nghiên cứu

Như trên đã trình bày, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau thời gian điều tra là 2 tuần, tác giả đã thu về được 245 bảng hồi đáp. Dữ liệu sau khi điều tra về đã được tác giả làm sạch trước khi đưa vào nhập liệu. Sau khi làm sạch, có tổng cộng 13 bảng hồi đáp bị loại ra khỏi nghiên cứu do ứng viên không điền đầy đủ thông tin cá nhân hoặc thơng tin đánh giá bị thiếu. Như vậy kích thước mẫu hợp lệ đưa vào nghiên cứu là n = 232. Sau một tuần nhập liệu vào phầnmềm xử lý dữ liệu SPSS, thông tin mẫu nghiên cứu như sau:

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫuMẫu n = 232 Mẫu n = 232 Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Giới tính Nam 140 60.3 Nữ 92 39.7 Độ tuổi Dưới 25 75 32.3 Từ 25 đến 35 143 61.6 Từ 36 trở lên 14 6 Ngành nghề Ngân hàng 52 22.4 CNTT 104 44.8

Quản trị kinh doanh 38 16.4

Xây dựng 25 10.8 Khác 13 5.6 Trình độ Cao đẳng 24 10.3 Đại học 184 79.3 Sau đại học 24 10.3

Kinh nghiệm làm việc

Chưa có kinh nghiệm 29 12.5

Dưới 3 năm kinh nghiệm 70 30.2

Trên 3 năm kinh nghiệm 133 57.3

Theo đó, có 140 đáp viên là nam chiếm tỷ lệ 60.3%, còn lại 92 đáp viên là nữ chiếm 39,7%.

Về tuổi tác, các đáp viên trong độ tuổi từ 25-35 chiếm đa số với tỷ lệ tương ứng đến 61.6% (143 bảng). Kế tiếp là các đáp viên dưới 25 tuổi chiếm 32.3% (75 bảng). Còn lại là từ 36 tuổi trở lên chiếm 6% (14 bảng).

Về ngành nghề, các đáp viên có ngành nghề là công nghệ thông tin chiếm đa số với 44.8% (104 bảng). Kế tiếp là ngành ngân hàng với 22.4% và ngành quản trị kinh doanh với 16.4% (38 bảng). Còn lại là ngành xây dựng chiếm 10.8% (25 bảng) và ngành nghề khác chiếm 5.6% (13 bảng)

Đa số các đáp viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 79.3% (184 bảng). Kế tiếp là cao đẳng với 10.3% và sau đại học với 10.3%.

Các đáp viên có trên 3 năm kinh nghiệm chiếm đa số với tỷ lệ 57.3% (133 bảng). Kế tiếp là các đáp viên dưới 3 năm kinh nghiệm với tỷ lệ 30.2% (70 bảng), cịn lại là các đáp viên chưa có kinh nghiệm với tỷ lệ 12.5% (29 bảng).

Qua thông tin có được từ mẫu nghiên cứu, chúng ta thấy được rằng đa số đáp viên tập trung vào các ngành nghề: công nghệ thông tin, ngân hàng, quản trị kinh doanh, xây dựng, và đa số là những người đã đi làm, phần lớncó trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm và đều mong muốn tìm được một cơng việc thích hợp hơn.

4.3 Đánh giá các thang đo

4.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

4.3.1.1 Thang đo thành phầncông việc

Tiến hành chạy Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần công việc khi loại biến job3, job6 do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4, ta có kết quảsau (chi tiết thông số loại biến xem thêm phần phụ lục2).

Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần công việc

Thống kê độ tin cậy

Hệ sốCronbach's Alpha Hệ sốCronbach's Alpha đã chuẩn hóa Số biến quan sát .702 .702 5 Thống kê biến – tổng Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu lại biến

Tương quan biến – tồng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

job1 16.22 4.417 .453 .655

job2 15.98 4.424 .477 .646

job4 16.44 4.342 .443 .659

job5 15.81 4.195 .503 .633

job7 16.09 4.467 .413 .672

Thành phần cơng việc có Cronbach’s Alpha là 0.702. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều đạt được tiêu chuẩn cho phép là lớn hơn 0.4 (> 0.4), trong đó nhỏ nhất là 0.413 (biến job7) và cao nhất là 0.503 (biến job5). Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)