Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và loạn thần trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Trang 29 - 31)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

- Do các bác sĩ chuyờn khoa Dị ứng – MDLS chẩn đoán. Áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán SLE năm 1982 được sửa đổi năm 1997 của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ gồm 11 tiêu chuẩn:

1. Ban ở má: Ban đỏ cố định, phẳng hoặc nổi cao trên gò má, không xâm phạm rãnh mũi má.

2. Ban dạng đĩa: Các vết đỏ nổi cao có vẩy sừng bám chắc và nút sừng nang nông, sẹo teo có thể có ở tổn thương cũ.

3. Nhạy cảm ánh sáng: Ban ở da do phản ứng không bình thường với ánh sáng mặt trời, trong tiền sử bệnh hay do thầy thuốc nhận xét ở thời điểm hiện tại.

4. Loét miệng: Loột miệng hoặc mũi họng, không đau.

5. Viêm khớp: Viờm khớp không trợt loét ở hai hoặc nhiều khớp ngoại biên, đặc trưng bởi cứng khớp, sưng hay tràn dịch.

6. Viờm cỏc màng:

+ Viêm màng phổi: Tiền sử chắc chắn có viêm màng phổi: (có đau ngực hay tiếng cọ màng phổi, hoặc tràn dịch màng phổi rõ rệt).

+ Viêm màng ngoài tim: Xác định bằng điện tâm đồ hoặc tiếng cọ màng ngoài tim, hoặc tràn dịch màng tim.

7. Tổn thương thận:

+ Protein niệu thường xuyên cao hơn 0,5 mg/ngày, hoặc hơn (+++) nếu không định lượng. Hoặc:

+ Cặn tế bào, có thể là hồng cầu, huyết sắc tố, trụ hạt, trụ ống hoặc hỗn hợp. 8. Rối loạn về tâm thần, thần kinh:

+ Động kinh: Trong điều kiện không do tác dụng của thuốc, không có rối loạn chuyển hoá, hoặc urê huyết cao, hoặc nhiễm toan ceton, hoặc mất cân bằng điện giải. Hoặc:

+ Các rối loạn cảm xúc, loạn thần: Trong các điều kiện tương tự như động kinh. (không do tác dụng của thuốc, không có rối loạn chuyển hoá, hoặc urờ huyết cao, hoặc nhiễm toan ceton, hoặc mất cân bằng điện giải).

9. Rối loạn huyết học:

+ Thiếu máu tan máu có tăng hồng cầu lưới. Hoặc:

+ Giảm bạch cầu dưới 4 Giga/l trong 2 hoặc nhiều lần. Hoặc: + Giảm lympho dưới 1,5 Giga/l trong hai hoặc nhiều lần. Hoặc:

+ Giảm tiểu cầu dưới 100 Giga/l khi không có sai lầm trong dùng thuốc. 10. Rối loạn miễn dịch.

+ Tế bào LE dương tính. Hoặc:

+ Anti-DNA: Nồng độ bất thường của kháng thể kháng DNA nguyên thuỷ. Hoặc:

+ Anti-Sm có mặt của kháng thể kháng kháng nguyên nhân Sm. Hoặc: + Test huyết thanh dương tính giả với giang mai: Dương tính ít nhất 6 tháng và được khẳng định bởi xét nghiệm TPI (Treponema Pallidum immobilization test) hoặc xét nghiệm FTA-ABS (Fluorescent treponema antibody-absorption test).

11. Kháng thể khỏng nhõn: Kháng thể kháng nhõn cú nồng độ bất thường trong kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, hay một xét nghiệm tương đương ở một thời điểm và khụng dựng thuốc có liên quan với hội chứng “lupus do thuốc”.

Bệnh nhân được chẩn đoán SLE khi có ≥ 4/11 tiêu chuẩn cả trong tiền sử và tại thời điểm thăm khám.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và loạn thần trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Trang 29 - 31)