ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.1.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả lâm sàng. p(1- p)
N =
d2
trong đó = 1,96 (hệ số tin cậy ở mức xác xuất 95%)
d = 13% (độ chính xác mong muốn và nhỏ hơn 1/3 P). Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn d = 13%
p = 50% là tỷ lệ ước tính của bệnh nhân SLE có rối loạn loạn thần và trầm cảm. (theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ này dao động từ 25% - 85%) [48], [61]
Thay vào công thức ta có: 0,5(1- 0,5) n = 1,962
0,132
Như vậy số bệnh nhân tối thiểu cần có để tiến hành nghiên cứu là 49 bệnh nhân SLE có rối loạn trầm cảm và loạn thần. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn được 54 BN đưa vào nhóm nghiên cứu là hợp lý.
2.1.2.2. Cách lấy mẫu.
Lấy mẫu toàn bộ. Chúng tôi lấy tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán xác định bệnh lupus ban đỏ hệ thống có rối loạn trầm cảm và loạn thần điều trị nội trú tại Khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian tiến hành nghiên cứu cho đến khi đủ số lượng mẫu.
Để xác định BN có biểu hiện rối loạn trầm cảm, loạn thần. Chỳng tôi tiến hành khảo sát các BN đó cú chẩn đoán xác định là SLE nhập viện điều trị tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai bằng thăm khám lâm sàng. Với các bệnh nhân trầm cảm chúng tôi còn sử dụng các trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ: Thang đánh giá trầm cảm rút gọn của (Beck). Các bệnh nhân có tổng điểm Beck ≥ 4 được đưa vào nhóm nghiên cứu để làm bệnh án chi tiết, mô tả lâm sàng và theo dõi tiến triển điều trị.
Để tăng cường độ tin cậy và tính khách quan chúng tôi còn dựa vào kết quả thăm khám và kết luận hội chẩn của các bác sĩ Viện Sức khoẻ tâm thần.