Nhân lự cy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân (Trang 39 - 41)

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

3.1 Tổng quan hệ thống y tế ở Việt Nam

3.1.2 Nhân lự cy tế

Số nhân lực y tế trên 10.000 dân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao (> 5 bác sĩ trên 10.000 dân).Số lượng cán bộ y tế trên 10.000 dân tăng từ 29,2 năm 2001 lên 34,4 năm 2008. Số lượng nhân lực y tế đã tăng lên nhiều qua các năm qua, đặc biệt là số bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học.

Ngoài ra Việt Nam cịn có 5,7 y sĩ/10.000 dân phục vụ chủ yếu ở tuyến xã; 100% số xã và 90% số thôn bản đã có cán bộ y tế hoạt động, 69% số xã có bác sĩ hoạt động và 65% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009 .

Những năm gần đây tỷ lệ nhân lực y tế có trình độ sơ học và trung học giảm dần, tỷ lệ nhân lực y tế có trình độ đại học và trên đại học tăng (chiếm khoảng 29%). Nhiều loại hình nhân lực y tế mới được hình thành, như cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Nhiều nhân viên y tế đã được đào tạo nâng cao trình độ ở bậc sau đại học như bác sĩ nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 ,thạc sỹ và tiến sỹ. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường, thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại...

Nhân lực y tế ở tuyến trung ương chiếm tới 14,5% tổng số nhân lực y tế của cả nước và tập trung chính ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhân lực ở địa phương, tập trung ở các thành phố, thị xã (36,8%), sau đó mới đến tuyến huyện (27,6%), và xã (21,1%). Đại đa số cán bộ y tế có trình độ cao (đại học và sau đại học) tập trung ở tuyến trung ương và tỉnh, trong đó trình độ đại học chiếm 57,8% và sau đại học là 95,2%. Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân cao nhất là ở các thành phố lớn, như Đà Nẵng (6,9); Hải Phịng (6,6), TP Hồ Chí Minh (6,4). Trong khi đó ở một số khu vực khác thì tỷ lệ rất thấp như Bắc Trung bộ (4,2); Đồng bằng sông Cửu Long (4,1) và Duyên hải Nam Trung bộ (4,5). (JAHR, 2010)

Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, về các thành phố lớn và từ y tế công sang tư nhân là báo động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cần thiết ở các cơ sở y tế. Sự dịch chuyển này khiến cho tình hình phân bổ nhân lực y tế ngày càng chênh lệch giữa các tuyến. (JAHR, 2010)

Bảng 3.3: Tỷ lệ nhân lực y tế phân theo trình độ và theo tuyến 2008

Tổng số Sau đại học Đại học Cao đẳng + trung học Sơ học Cơ cấu trình độ chung 100% 2,2% 23,0% 54,6% 17,3% Phân bổ % theo tuyến Trung ương 14,5 54,2 22,1 8,4 13,3 Tỉnh 36,8 41,1 35,7 30,9 32,5 Huyện 27,6 5,0 22,9 28,2 18,6 Xã 21,1 0,0 22,1 26,1 12,9 Tổng 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn : JAHR 2010

3.2 Dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)