Khái niệm/định nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân (Trang 41 - 42)

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Khái niệm/định nghĩa

Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 định nghĩa :

- Ốm/bệnh/chấn thương: bao gồm các loại bệnh đã được cơ sở y tế chẩn đốn và kể cả chưa được chẩn đốn nhưng có các biểu hiện ho, sốt, tiêu chảy, đau nhức, viêm, nôn mửa, cảm lạnh hoặc tai biến chửa đẻ, ngộ độc, bỏng gây tổn thương rộng,…; tai nạn trong giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau, ngã, động vật cắn, húc hoặc đá,…

Lưu ý một số trường hợp như đau, mọc răng nhẹ, đứt tay chân, trứng cá, mụn nhỏ,… nhưng khơng ảnh hưởng đến sức khoẻ thì khơng tính là ốm

- Khám chữa bệnh nội trú: là những trường hợp có tiếp xúc với các dịch vụ y tế và được nhập viện tại cơ sở y tế cung cấp dịch vụ đó.

- Khám chữa bệnh ngoại trú: là những trường hợp có tiếp xúc với các dịch vụ y tế nhưng không phải nhập viện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ đó.

- Y tế thôn bản: là những cán bộ y tế lưu động, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong phạm vi thôn bản và được hưởng phụ cấp hàng tháng của Nhà nước.

- Trạm y tế xã/phường: là cơ sở y tế Nhà nước đóng tại xã/phường. Kể cả trạm y tế thị trấn.

- Phòng khám đa khoa khu vực: là cơ sở y tế của Nhà nước phục vụ dân trong một số xã, có chức năng như bệnh viện huyện nhưng có qui mơ nhỏ và ít giường bệnh hơn.

- Bệnh viện Nhà nước: gồm các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, gồm bệnh viện huyện/quận, tỉnh/thành phố, bệnh viện Trung ương kể cả đa khoa và chuyên khoa.

- Bệnh viện Nhà nước khác: như các bệnh viện bộ, ngành (quân đội, bưu điện, đường sắt, công an, v.v…).

- Bệnh viện tư nhân: Những bệnh viện do tư nhân làm chủ, không phải của nhà nước. (Chú ý:Cần phân biệt giữa bệnh viên tư nhân với phịng khám tư nhân vì chỉ có một vài địa bàn trong cả nước có bệnh viện tư nhân)

- Bệnh viện khác: Bệnh viện quốc tế, bệnh viện của người nước ngoài liên doanh với cá nhân, tổ chức khác trong nước.

- Phòng khám tư nhân: Phòng khám tư nhân do tư nhân làm chủ, không phải của Nhà nước, kể cả chuyên khoa và đa khoa, có giấy phép hoạt động. Một số phòng khám tư nhân có giường nội trú mà khơng phải là bệnh viện.

- Lang y (thầy lang, ông lang): là những thầy thuốc hiện có khám chữa bệnh mà chưa có bằng cấp chính thức của ngành y tế, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền dân gian đông y hay thuốc nam theo kinh nghiệm (một số nơi cịn gọi là ơng/ bà lang vườn).

- Dịch vụ y tế cá thể (tây y): là loại hình khám/chữa bệnh của những người hành nghề y độc lập, khơng có phịng khám tư nhân. Ví dụ cán bộ y tế về hưu khám bệnh tiêm thuốc tại nhà hoặc tại nhà bệnh nhân; cán bộ làm cho cơ sở y tế nhưng hành nghề y thêm ngoài giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)