Phân bổ theo mẫu Số lượng Tỉ lệ % trong mẫu
Giới tính Nam 149 39,2 Nữ 231 60,8 Độ tuổi Dưới 22 tuổi 60 15,8 Từ 22 đến 35 tuổi 170 44,7 Từ 36 đến 45 tuổi 97 25,5 Trên 45 tuổi 53 13,9 Tình trạng hơn nhân Độc thân 148 38,9 Đã kết hơn 232 61,1 Trình độ Dưới THPT 19 5,0 Từ THPT đến trung cấp/cao đẳng 108 28,4
Đại học/sau đại học 253 66,6
Nghề nghiệp
Nhân viên văn phòng 152 40,0
Quản lý/giám đốc 68 17,9 Thương nhân 92 24,2 Nội trợ 28 7,4 Khác 40 10,5 Thu nhập Dưới 6 triệu đồng 20 5,3 Từ 6 đến dưới 12 triệu 266 70,0 Từ 12 đến 25 triệu 70 18,4 Trên 25 triệu 24 6,3 Total 380 100,0
Về đặc điểm mẫu khảo sát, trong 380 khách hàng trả lời khảo sát, tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch tương đối lớn, theo đó số lượng nữ được khảo sát nhiều hơn với 231 khách hàng (chiếm tỷ lệ 60,8%) và có 149 người trả lời là nam (chiếm tỷ lệ 39,2%).
Về độ tuổi chiếm đa số người trả lời trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 170 khách hàng (chiếm 44,7%), 97 khách hàng có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 25,5%), độ tuổi dưới 22 và trên 45 có tỷ lệ thấp tương ứng là 15,8% và 13,9%. Kết quả phù hợp với thực tế, vì độ tuổi từ 22 đến 35 là có nhu cầu cho tiêu dùng nhiều nhất và đặc biệt là họ có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng.
Thống kê theo trình độ, trong số 380 bảng khảo sát thu về chủ yếu là trình độ Đại học/sau đại học253 khách hàng (chiếm 66,6% kích thước mẫu), kế đến là Từ THPT đến trung cấp/cao đẳng (chiếm 28,4 % kích thước mẫu), chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới THPT với 19 khách hàng chiếm 5,0% kích thước mẫu.
Thống kê theo nghề nghiệp, trong số 380 bảng khảo sát thu về chủ yếu là các ngành nghề như: nhân viên văn phòng 152 khách hàng (chiếm 40% kích thước mẫu), kế đến là giới thương nhân (chiếm 24,2 % kích thước mẫu), chiếm tỷ lệ thấp nhất là khách hàng nội trợ với 28 khách hàng chiếm 7,4% kích thước mẫu.
Thống kê theo thu nhập: về thu nhập thì đối tượng khảo sát chủ yếu là khách hàng có mức thu nhập từ 6 đến 12 triệu đồng, có 266 đối tượng, chiếm 70% kích thước mẫu. Vì đây là mức thu nhập bình quân của người lao động ở Việt Nam nói chung và khu vực Tp. HCM nói riêng. Kế đến là đối tượng khảo sát từ có mức thu nhập từ 12 đến 25 triệu cũng chiếm tỷ lệ tương đối 18,4% kích thước mẫu. Mức thu nhập dưới 6 triệu và trên 25 triệu có tỷ lệ thấp nhất, tương ứng là 5,3% và 6,3%
2.2.3.2 Kiểm định thang đo
Đánh giá thang đo bằng hệ sốtin cậy Cronbach alpha
Trước khi thực hiện phân tích nhân tố để rút trích các thành phần nhân tố ảnh hưởng của mơ hình, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha trên chương trình phần mềm SPSS, cũng như kiểm
định sự tương quan giữa các biến quan sát. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên là thang đo lường tốt. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là khái niệm mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số từ 0,6 trở lên vẫn có thể chấp nhận được (Hồng Trọng và Mộng Ngọc, 2005). Trường hợp của bài nghiên cứu cũng được xem là một nghiên cứu mới tại Việt Nam và đối với người trả lời khảo sát cho nên với kết quả Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 vẫn được xem là chấp nhận. Ngoài ra, đối với các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 cũng sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Tuy nhiên, trong các bước khảo sát sơ bộ, bên cạnh phần nghiên cứu định tính, nghiên cứu cũng đã thực hiện khảo sát sơ bộ 100 khách hàng để điều chỉnh thang đo phù hợp với đặc điểm thị trường và đối tượng khảo sát nghiên cứu.