Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 62)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Phân tích q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Quảng Nam

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Trong 10 năm (2001 – 2010) giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 25.62%/năm; (thời kỳ 1997 – 2000 bình quân tăng 18.37%/năm; thời kỳ 2001 – 2005 tăng bình quân 25.47%/năm) và giữ nhịp độ tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2006 tăng 26.76%; năm 2007 tăng 29.12%; năm 2008 tăng 26.14%; năm 2009 tăng 20.56% và năm 2010 tăng 26.46%. Nhìn chung ngành công nghiệp tỉnh đã bắt đầu phát triển về chất, dần dần đạt tới mục tiêu ổn định và phát triển bền vững.

Cơ cấu ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm liên tục tăng qua các năm, năm 2001 chiếm 18.16%, năm 2005 chiếm 23.76% trong toàn bộ nền kinh tế, đến năm 2011 đạt 29.83% đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể của nền kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản.

Từ năm 2001 – 2010, trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến ln chiếm tỷ trọng cao khoảng 90% và có tốc độ tăng trưởng ổn định, bình qn 25.46%/năm và tăng liên lục qua các năm, năm 2001 tăng 30.11%; năm 2006 tăng 28.34%; và năm 2010 tăng 25.41%.

Những năm gần đây một số ngành công nghệ cao và sản phẩm mới tăng trưởng khá như: sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất thiết bị điện, điện tử, giày xuất khẩu …Một số ngành thu hút nhiều lao động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn như: dệt may, sản xuất kim loại, sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại (trừ máy móc thiết bị),

sản xuất các sản phẩm từ chất khống phi kim loại…có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm ưu thế.

Cơng nghiệp khai thác cịn chiếm tỷ trọng thấp (năm 2006 chiếm 4.56%; năm 2010 còn 4.17%) chủ yếu tập trung ở khai thác thô cát, đá và than, với trữ lượng dồi dào về cát trắng, vàng, nếu chế biến thành sản phẩm cụ thể như thuỷ tinh, kính hoặc các dự án khai thác vàng sớm khai thác hiệu quả thì ngành cơng nghiệp này sẽ góp phần khơng nhỏ đến tốc độ tăng tồn ngành.

Ngành sản xuất điện, gas, nước năm 2006 chỉ chiếm 3.32% giá trị sản xuất toàn ngành, đến năm 2010 lên 6.85% nhờ có cơng trình thuỷ điện A Vương đi vào hoạt động. Với tỷ trọng này thấy sản xuất điện, gas, nước mới ở mức thấp trong khi nhu cầu điện, nước của các ngành dịch vụ, nhu cầu nâng cao mức sống dân cư ngày càng cao dẫn đến mất cân đối về cung cầu ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và sản xuất cơng nghiệp nói riêng.

Khu vực cơng nghiệp ngồi nhà nước được xem là nhân tố mới trong sự phát triển công nghiệp 5 năm qua, là khu vực luôn chiếm tỷ trọng lớn và đạt tốc độ tăng trưởng cao năm 2006 tăng 31.09%; năm 2010 tăng 23.11%; bình quân 10 năm tăng 25.1%. Khu vực này giữ được nhịp độ tăng trưởng khá là nhờ phát triển các khu, cụm công nghiệp và phục hồi làng nghề truyền thống phát triển mạnh.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có nhịp độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, năm 2006 tăng 94.9% năm 2009 tăng 21.5%; năm 2010 dự tính tăng 36.7%; bình qn 2006 – 2010 tăng 39.42% năm.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có ưu thế hơn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước về yếu tố kỹ thuật công nghệ, quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh nghiệm quản lý kinh doanh, hiện đang chiếm giữ tỷ trọng cao trong một số ngành như: khai thác vàng chiếm 84.4%; may, da giầy chiếm 95.6%; chế biến cây nguyên liệu giấy chiếm 16.2%; sản xuất thực phẩm đồ uống chiếm 12.6%;….Dự báo khu vực này sẽ phát triển nhanh với tiềm năng lớn, ưu thế về cạnh tranh, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành.

Kinh tế mở Chu Lai được thành lập năm 2003. Trong những năm qua, nhờ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và tập trung đầu tư các cơng trình hạ tầng thiết yếu nên thu hút được nhiều dự án đầu tư qui mô lớn. Các dự án lớn về sản xuất công nghiệp, dịch vụ đã đi vào hoạt động tại khu KTM Chu Lai như: Cty TNHH lắp ráp ô tô Chu Lai Trường Hải, sản xuất linh kiện điện tử, công ty liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy...Một số dự án đang triển khai xây dựng như nhà máy kính nổi Chu Lai; khu cơng nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải; khu du lịch sinh thái Cát Vàng Chu Lai; khu du lịch sinh thái Phi Trường... Năm 2010 có 26 dự án sản xuất cơng nghiệp đang hoạt động, năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp khu KTM Chu Lai đạt 723.3 tỷ đồng tăng 10.8% so với năm 2009, thu ngân sách đạt trên 73 tỷ đồng, chiếm 45% thu nội địa, hiện có khoảng 5000 lao động và một lượng lớn lao động xây dựng làm việc tại các dự án thuộc khu kinh tế mở Chu Lai.

Bảng 2.5 Tổng hợp dự án đăng ký vào khu Kinh tế mở Chu Lai

Số dự án Diện tích (ha) Vốn đầu tư (triệu USD) Dự án đang hoạt động 32 221.37 421.33

Dự án đang triển khai 14 167.45 244.82 Dự án đang làm thủ tục 8 146.00 228.3

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2020 của Tổng Cục Thớng kê tỉnh Quảng Nam)

Tồn tỉnh hiện có 6 khu cơng nghiệp:

- Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc: cơ bản hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giai đoạn I, đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn II, Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) năm 2010 của khu công nghiệp này đạt 2665.6 tỷ đồng chiếm 33.5% toàn tỉnh và tăng 23.3% so năm 2009.

- Khu công nghiệp Thuận Yên: đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 07 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 111.2 tỷ đồng và 02 triệu USD. Những dự án đã triển khai hoạt động giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động.

- Khu công nghiệp Đông Quế Sơn đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án với tổng vốn đăng ký 56.9 tỷ đồng và 4 triệu USD. Hiện có 5 dự án đang hoạt động giải quyết việc làm cho gần 1000 lao động.

- Các KCN: Phú Xuân, Tam Thắng, Tam Anh đang hoàn thành các thủ tục phê duyệt qui hoạch chi tiết. Ngoài các KCN tập trung, đã triển khai qui hoạch chi tiết 43 cụm, diện tích 1,170 ha (chiếm 35% diện tích); tỉ lệ lấp đầy 35%; có trên 110 dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất và giải quyết trên 15000 lao động. Các cụm CN được triển khai thực hiện tốt và thu hút nhiều dự án đầu tư như: Cụm CN Trường Xuân (Tam kỳ), Cụm CN Đại Nghĩa 1, Đại Hiệp (Đại Lộc), Cụm CN Trảng Nhật 1 Tồn tỉnh hiện có 61 làng nghề đang hoạt động, đã có 20 dự án làng nghề được phê duyệt với tổng vốn đầu tư hỗ trợ trên 190 tỷ đồng; 19 làng nghề được công nhận làng nghề CN – TTCN. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và trở thành điểm tham quan du lịch như: nghề mộc Kim Bồng; gốm Thanh Hà (thành phố Hội An); đúc đồng Phước Kiều; trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa Mã Châu và Duy Trinh (Duy Xuyên).

2.3.3 Chuyển dịch cơ cấu thƣơng mại – dịch vụ

Tổ chức và mạng lưới kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua phát triển khá, từng bước đầu tư nâng cấp hạ tầng; một số siêu thị được hình thành tại thành phố Tam Kỳ, các trung tâm thương mại tại thị trấn các huyện.

Tính đến cuối năm 2010 số đơn vị kinh tế thương mại dịch vụ là 42739 đơn vị, tăng gấp 2.36 lần so với năm 2001, bình quân mỗi năm tăng 10.5%.

Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, trung tâm cụm xã là loại hình trung gian thương mại và người sản xuất bán trực tiếp đến người tiêu dung, do đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Năm 2001 có 119 chợ đến năm 2010 tăng thêm 28 chợ, nâng tổng số chợ lên 147 chợ, tăng 23.5%, bình quân tăng 2.8%/năm. Trong đó mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 có 120 chợ, chiếm 81.6% trong tổng số chợ trên địa bàn tỉnh, tăng 26.3% so với năm 2001, bình quân tăng 2.9%/năm. Khu vực thành thị có tốc độ tăng ít hơn do tại khu vực này

ngồi mạng lưới chợ cịn có hệ thống các doanh nghiệp, siêu thị đóng vai trị lưu chuyển hang hoá.

Số hộ kinh doanh tại chợ không ngừng tăng lên, năm 2001 là 17612 điểm kinh doanh đến năm 2010 là 26192 điểm, tăng thêm 8580 điểm, tương ứng tăng 48.72% so với năm 2001 và tăng 1.52% so với năm 2005.

Năm 2001 số đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp là 11955 đơn vị chiếm 66.14% đến năm 2010 lên tới 26636 đơn vị chiếm 62.32% tăng gấp 2.23 lần so với năm 2001. Các ngành khác như: khách sạn, nhà hà ng du lịch năm 2001 có 3112 đơn vị chiếm 17.22% và năm 2010 đạt 9908 đơn vị chiếm 23.18%; Dịch vụ năm 2001 có 3009 đơn vị chiếm 16.65% đến năm 2010 đạt 6195 đơn vị chiếm 14.5% tăng gấp 2 lần so với năm 2001.

Tương ứng với tốc độ tăng của số lượng đơn vị kinh doanh, lao động ngành thương mại dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010 có tốc độ tăng khá, bình qn hà ng năm tăng 12.66%; chủ yếu là lao động nữ do đặc thù ngành thương mại – dịch vụ phần lớn phù hợp với lao động nữ.

Tổng mức bán lẻ hàng hố và doanh thu dịch vụ khơng ngừng tăng qua các năm, năm 2001 đạt 1796.9 tỷ đồng, năm 2005 đạt 3679.5 tỷ tăng gấp 2 lần so với năm 2001, đến năm 2010 đạt 13897.1 tỷ đồng tăng gấp 3.7 lần so với năm 2005 và tăng gấp 7.7 lần so với năm 2001; bình quân tăng 23.46%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng cao một phần do ảnh hưởng của yếu tố giá, một phần do đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, đặc biệt những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch, giải trí hoặc xây dựng nhà cửa, mua sắm một số mặt hà ng cao cấp: hàng điện tử, điện lạnh, ô tô, xe máy….tăng khá.

Phân theo ngành hàng thì hoạt động nhà hàng - khách sạn có tốc độ phát triển tăng cao, bình quân tăng 82%/năm giai đoạn 2001 – 2010, thương nghiệp tăng 22.15%/năm, du lịch tăng 22.16%/năm và dịch vụ tăng 15.44%/năm. Trong đó , tỷ trọng ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn, trên 75% từ 2001 – 2010, lĩnh vực khách sạn nhà hàng có sự thay đổi đáng kể năm 2001 chiếm 8.75% đến năm 2010 lên 22.49%, du lịch và dịch vụ chiếm trên dưới 5%.

Hoạt động khách sạn, du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh năm 2001 chỉ có 36 cơ sở, nâng tổng số cơ sở lưu trú lên 228 cơ sở. Số buồng của cơ sở lưu trú cũng tăng lên tương ứng, năm 2001 có 1027 buồng đến năm 2005 có 3394 buồng và đến năm 2010 có 5027 buồng tăng trên 48% so với năm 2005 và gấp 5 lần so với năm 2001. Quy mô chất lượng khách sạn ngày càng được nâng lên, nhiều khách sạn lớn được hình thành và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tính đến cuối năm 2010, tồn tỉnh có 55 khách sạn được xếp sao, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2001. Trong đó số buồng phịng của khách sạn là 3517 buồng phòng, chiếm trên 83% tổng số và tăng trên 35% so với năm 2005, gấp 3.7 lần so với năm 2001.

Cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư xây dựng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông quan trọng phục vụ du lịch như: tuyến Nam Phước – Mỹ Sơn, tuyến ven biển Cẩm An – Điện Dương – Điện Ngọc, tuyến đường Hồ Chí Minh; cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích cũng được chú trọng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Nam trong những năm qua.

Hoạt động thu hút đầu tư có nhiều tiến bộ. Đến nay có 103 dự án đã đi vào hoạt động, 19 dự án đã khởi công xây dựng, 45 dự án đang lập thủ tục bàn giao đất. Trong tổng số 187 dự án được cấp phép có nhiều dự án lớn như: Công ty TNHH Indochina Resort của Mỹ với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, Công ty Hồng Phát Chu Lai 4.8 triệu USD, Công ty liên doanh khách sạn Victoria 6.7 triệu USD, Khu du lịch Nam Hải 35 triệu USD và gần đây dự án Khu du lich sinh thái Bãi Biển Rồng do 2 công ty Tano Capital, LLC và Công ty Global C&C, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư của dự án là 4.15 tỷ USD (Giai đoạn 11.1 tỷ USD). Đây là dự án FDI lớn nhất khu vực miền Trung và đa số dự án có quy mơ lớn đều tập trung tại khu vực ven biển từ Điện Ngọc (Điện Bàn) đến Cẩm An (Hôị An). Hoạt động du lịch

Hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, số khách sạn ngày càng tăng, hoạt động ăn uống phát triển rộng rãi, lượng khách du lịch đến và lưu trú trên địa bàn tăng. Các doanh nghiệp du lịch đã không ngừng đầu

tư, nâng cấp khách sạn, cải thiện cung cách phục vụ góp phần quan trọng để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm đến.

Lượng khách đến du lịch và lưu trú tăng liên tục qua các năm. Năm 2001 có 170558 lượt, năm 2005 tăng lên đạt 416082 lượt, năm 2010 đạt 763766 lượt, tăng 83.56% so với năm 2005 và tăng gấp 4 lần so với năm 2001, trong đó khách quốc tế ước đạt 452512 tăng 58.03% so với năm 2005. Lượt khách tăng nhanh do trong những năm qua ngành du lịch không ngừng tổ chức nhiều chương trình lễ hội mang đậm nét văn hố truyền thống và nhiều hoạt động văn hoá khác như: văn hoá – thể thao giải trên biển, tham quan thám hiểm biển đảo Cù Lao Chàm, hội thi các làng nghề với chất lượng ngày càng nâng cao, đặc biệt là các hoạt động lễ hội văn hoá được tổ chức đều đặn, Cù Lao Chàm “khu dự trữ sinh quyển biển thế giới” đã tạo sức hấp dẫn du khách. Các sản phẩm mới về du lịch: Tham quan đảo yến, ẩm thực làng đảo, nét văn hoá nghệ thuật và nếp sống của đồng bào dân tộc miền nú …đã thu hút được lượng khách đông đảo đến tham quan.

Bảng 2.6. Lƣợng khách du lịch (Đvt: Ngƣờ i) 2001 2005 2010 (%) 2010/2005 2010/2001 1. Khách do đơn vị lưu trú thực hiện 170,588 416,082 763,766 183.56 447.8 -Khách quốc tế. 134,562 286,342 452,512 158.03 336.38 -Khách trong nước 36,032 129,740 311,254 239.91 863.83 2. Khách do đơn vị lữ lành phục vụ 296,395 789,884 1,101,905 139.51 371.77 -Khách quốc tế. 164,228 386,210 725,842 187.94 441.97 -Khách trong nước 132,167 403,634 376,063 93.17 284.54

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010 của Tổng Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam)

Trong cơ cấu khách quốc tế, khách du lịch đến từ các nước Đông Nam Á tăng qua các năm, năm 2010 khách đến từ Singapore tăng hơn 40 lần, từ Canada

tăng hơn 12 lần so với năm 2001. Năm 2007 khách từ một số nước như Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia bắt đầu đến với du lịch Quảng Nam và tăng mạnh trong những năm sau.

Tương ứng với lượng khách tăng, tổng số ngày khách cũng tăng lên đáng kể. Năm 2001 đạt 308973 ngày khách, đến năm 2010 lên 1842691 ngày, tăng gấp 6 lần so với năm 2001, trong đó ngày khách quốc tế đạt 1258420 ngày, tăng gấp 4.9 lần so với năm 2001. Bình quân ngày khách lưu trú/1 lượt khách cũng tăng lên, năm 2010 bình quân 2.43 ngày/1 lượt khách tăng 33.9% so với năm 2001.

Đối với khách do đơn vị lữ hành phục vụ cũng tăng khá , năm 2010 đạt 1101905 lượt tăng gấp 3.7 lần so với năm 2001, trong đó chủ yếu là khách quốc tế đạt 725842 lượt tăng gấp 4.4 lần so với năm 2001. Sự tăng lên về lượt khách và ngày khách qua các năm là nhờ các đơn vị du lịch chủ động, linh hoạt trong kinh doanh, mở rộng thị trường và liên kết với các tỉnh bạn qua các tour du lịch. Tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)