Việt Nam đang hướng đến tự do hóa dịng vốn như Trung Quốc, tự do hoá
TKV là xu thế mà Việt Nam đang tiến đến. Cũng giống như TQ trước đây, Việt
Nam thực hiện chủ trương thu hút dòng vốn FDI nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Với hệ thống tài chính yếu kém, Việt Nam gần như đóng cửa
với dịng vốn đầu tư gián tiếp vào đầu những năm 1990.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mơ vốn bình quân từ 5-20 triệu USD, chỉ chiếm 1,2% vốn FDI. Con số này tăng lên 3,7% vào năm 2004, nhưng vẫn còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI của các nước trong khu vực là khoảng 30-40%). Cho đến năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông qua TTCK vẫn còn rất nhỏ, ngoại trừ nguồn vốn 750 triệu USD đầu tư vào trái phiếu chính phủ phát hành vào tháng 11/2005. Những con số về thu hút dòng vốn đầu tư ở trên là kết quả của việc thực hiện chính sách kiểm sốt vốn hết sức chặt chẽ.
Các kiểm tra định lượng đã cho thấy điều này. Dựa vào phương pháp “Sự
thống nhất giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá tại một thời điểm và sự ổn định của các chính sách này qua thời gian” của Johnston và Otker-Robe (1999), Th.s Lê Đạt Chí
(2007) đã kiểm định mức độ hiệu quả của kiểm soát vốn của Việt Nam trong những năm 1990. Theo phương pháp này, “ngang giá lãi suất không được phịng ngừa – UIP” là một cơng cụ để tiến hành kiểm định. Khi UIP không tồn tại, thị trường sẽ
hình thành các chi phí cũng như rủi ro để hạn chế sự dịch chuyển của dòng vốn. Chi phí này được thể hiện qua một hệ số gọi là hệ số bù trừ (offset coefficient). Ngược lại nếu UIP tồn tại, khơng một biện pháp kiểm sốt vốn nào được thiết lập. Kết quả cho thấy, UIP không hề tồn tại ở Việt Nam, điều này có thể được giải thích bởi sự yếu kém trong hệ thống tài chính Việt Nam đã khiến Việt Nam áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ. Cũng từ kết quả này ta có thể thấy rằng, trong thời gian này
Việt Nam đã đạt được một chính sách tiền tệ độc lập trong khi duy trì chế độ tỷ giá hối đối cố định.
Bảng 3.1: Tình hình thu hút FPI và FDI
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
FPI
(tỷ USD) 0,03 0,07 0,17 1,19 1,9 6,3 5,7 5,2 FPI/FDI
(%) 1.2 2.3 3.7 17.5 15.8 29.6 8.9 24.2
Nguồn: Tổng hợp từ ADB, Bộ Tài chính
Những tín hiệu cải cách đã xuất hiện mạnh mẽ bắt đầu từ năm 2005. Các biện pháp kiểm soát về giao dịch TKV và ngoại hối cho TKV được nới lỏng. Tháng 10/2005, Việt Nam tiến hành tự do hoá TKVL cho phép các NDTNN chuyển lợi nhuận về nước sau khi hồn thành các nghĩa vụ phí và thuế. Cũng trong năm này, Việt Nam xoá bỏ quy định về việc NDTNN chuyển vốn vào Việt Nam sau 1 năm mới được rút ra. Năm 2006, mở rộng tỷ lệ tham gia của NĐTNN vào TTCK VN từ mức 30% lên 49% ngoại trừ lĩnh vực ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lệ nắm giữ của NĐTNN, ví dụ như Indonesia (100%), Malaysia (100%), Thái Lan (100%), Singapore (100%). Đối với Việt Nam, việc cho phép các NĐTNN nắm giữ tỷ lệ chứng khoán 100% là chưa thích hợp trong bối cảnh hiện nay nhưng cần có quan điểm nới lỏng dần dần. Trong giai đoạn 2001- 2009, dòng vốn FPI chảy mạnh vào Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là thông qua TTCK và bất động sản. FPI vào TTCK Việt Nam dần dần gia tăng từ quý
III/2006 đến quý I/2008. Trong thời kỳ này, lượng vốn FPI đổ vào thị trường trái
phiếu chiếm ưu thế (chiếm khoảng 60-70%). FPI đã trở thành nguồn tài trợ chính
cho lượng thiếu hụt ngoại tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn FPI mang tính đầu cơ cao và chảy mạnh vào Việt Nam với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng nên có thể làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối. Giai đoạn 2005-2008, Việt Nam đã thực hiện nới lỏng KSV nhưng khơng có cơ chế giám sát hựu hiệu nên dòng vốn chảy vào đa phần là ngắn hạn và đầu cơ tạo nên rất nhiều
bong bóng chứng khốn và bất động sản.
GS.TS- Trần Ngọc Thơ, trong một bài báo cho rằng “Nếu xét theo pháp lý và cả theo thực tế, việc kiểm sốt dịng vốn vào ra ở ta tương đối thống. NHNN, Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cho những con số khác nhau rất xa. Nếu lấy cơ chế giám sát làm thước đo tính sẵn đang nói lên mức độ kiểm sốt vốn thì mức
độ mở cửa tài chính của Việt Nam là thiếu tự chủ”. Chẳng hạn ngành dầu khí đầu tư
3,2 tỷ USD sang Venezuela lấy từ đâu và tuân thủ theo nguyên tắc nào của kiểm
sốt vốn? Bong bóng chứng khốn, bất động sản và lạm phát phi mã những năm
qua là điển hình của tình trạng dịng vốn đầu tư vào mà Chính phủ kiểm sốt thiếu hiệu quả.