CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
sản – xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Do hạn chế của nguồn dữ liệu khi chỉ tập hợp đƣợc đa phần từ năm 2006 trở lại đây (chỉ có 1 cơng ty tập hợp đƣợc dữ liệu từ năm 2004), do đó trong các phần phân tích thống kê, tác giả thực hiện trên dữ liệu từ năm 2006 đến năm 2011, Hơn thế, với các dữ liệu tài chính chuyên sâu, tác giả chỉ có thể cập nhật từ năm 2008 đến 2011.
4.1.1. Cơ cấu cấu trúc vốn
Thông qua các dữ liệu thu thập đƣợc từ các báo cáo tài chính của các cơng ty trong nhóm ngành bất động sản – xây dựng, tác giả thực hiện tổng hợp và tính tốn, qua đó nhận thấy có một số điểm nổi bật trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong nhóm ngành này.
(i) Sự sụt giảm tồn diện của cả 3 hệ số LEV, LLEV, SLEV trong năm 2007 là một điểm đặc biệt mà trong thời gian nghiên cứu tác giả vẫn chƣa chắc chắn cho lời giải đáp về hiện tƣợng này và cần có thêm một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. (ii) Nhìn chung, xu hƣớng của các cơng ty ngành bất động sản – xây dựng trong thời gian qua là giảm sử dụng các cơng cụ địn bẩy tài chính nhằm tăng tính bền vững trong phát triển, kể từ năm 2006 đến 2011 thơng qua tính tốn số liệu báo cáo tài chính cho thấy xu hƣớng giảm nợ của các doanh nghiệp (hệ số LEV) đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn với hệ số SLEV giảm từ 57% năm 2006 đến năm 2011 chỉ còn 48% và nâng cao tỷ trọng nợ dài hạn trong danh mục nợ của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tính thận trọng của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay và từ chính thị trƣờng bất động sản ảm đạm trong thời gian qua. Đây là một yếu tố tích cực giúp nâng cao khả năng ổn định và tồn tại cho các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp, tác giả, 2012. Hình 4.1: Biến động của các hệ số địn bẩy tài chính qua thời gian
4.1.2. Vịng quay vốn
Thơng qua hình 4.2 đƣợc tổng hợp từ dữ liệu của các doanh nghiệp nhóm ngành bất động sản cho thấy hiệu quả của nhóm ngành này trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011 bị suy giảm nghiêm trọng xét trên khía cạnh vịng quay vốn. Với các hệ số về vòng quay tổng tài sản (từ 0,44 giảm còn 0,17), vòng quay tài sản ngắn hạn ( từ 0,74 còn 0,29), vòng quay vốn chủ sở hữu (từ 1,02 giảm còn 0,44) và vòng quay hàng tồn kho giảm từ 1,03 còn 0,43. Điều này cho thấy sự sụt giảm mạnh trong hiệu quả kinh doanh và những khó khăn khi các chỉ số sử dụng vốn giảm liên tục, đẩy doanh nghiệp đến những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là vốn và hàng tồn kho.
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp, tác giả, 2012 Hình 4.2: Các chỉ số vịng tài chính nhóm ngành bất động sản
Sự biến động của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng tƣơng đối giống với các doanh nghiệp nhóm bất động sản. Sự sụt giảm nhanh chóng các vịng quay tài chính, đặc biệt là sau năm 2009, chỉ qua một năm hầu hết các chỉ số đều sụt giảm xấp xỉ một nửa (thể hiện ở hình 4.3).
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp, tác giả, 2012. Hình 4.3: Các chỉ số vịng quay tài chính nhóm ngành xây dựng
Thông qua sự sụt giảm các chỉ số vịng quay vốn của nhóm ngành bất động sản – xây dựng cho thấy năm 2009 khi thị trƣờng bất động sản bắt đầu đóng băng đã tạo nên một cú sốc đối với các doanh nghiệp, ngay lập tức hoạt động kinh doanh bị đình trệ lớn, hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản, năm 2011 là năm thứ hai sụt giảm nghiêm trọng trong kinh doanh do thị trƣờng này đã cực kỳ ảm đạm do thiếu tín hiệu tích cực từ mơi trƣờng vĩ mơ và hệ lụy sau khi bong bóng thị trƣờng vỡ từ năm 2008 – 2009.
4.1.3. Hiệu quả hoạt động
Cùng với những chỉ số hoạt động của các doanh nghiệp sụt giảm theo thời gian kéo theo hiệu quả kinh doanh cũng sụt giảm. Chỉ số sinh lời trên tổng tài sản giảm mạnh từ mức 7% năm 2006 xuống còn 3% năm 2011 dù rằng năm 2009, 2010 chỉ số ROA đạt mức 6% (hình 4.4).
Nguồn: dữ liệu tổng hợp, tác giả, 2012. Hình 4.4: Chỉ số ROA của nhóm ngành bất động sản – xây dựng
Đi sâu phân tích các chỉ số kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tác giả nhận thấy, đối với các doanh nghiệp bất động sản chỉ số ROE giảm mạnh, đặc biệt trong năm 2011 chỉ đạt 7% và chỉ số ROA chỉ đạt 3% (Hình 4.5). Trong khi đó, chỉ số ROE của nhóm ngành xây dựng tuy đạt đƣợc mức cao hơn nhóm ngành bất động sản với mức 10% nhƣng chỉ số ROA lại thấp hơn so với các doanh nghiệp bất động sản chỉ đạt 2% (Hình 4.6)
Nguồn: dữ liệu tổng hợp, tác giả, 2012 Hình 4.5: Các chỉ số kết quả kinh doanh nhóm ngành bất động sản
Bên cạnh đó, với đặc trƣng ngành nghề có sự khác biệt rất rõ ràng đối với các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm ngành này. Với các cơng ty bất động sản thƣờng có các chỉ số tƣơng đối về lợi nhuận luôn đạt mức cao và biến động mạnh hơn so với các công ty trong ngành xây dựng (trừ chỉ số ROE).
Nguồn: Dữ liệu tổng hợp, tác giả, 2012 Hình 4.6: Các chỉ số kết quả kinh doanh nhóm ngành xây dựng
Từ những phân tích trên cho thấy, trong giai đoạn nghiên, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 2008 trở lại đây, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản – xây dựng gặp rất nhiều khó khăn khi thị trƣờng bắt đầu đóng băng. Các doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận liên tục, điều này ảnh hƣởng đến mạnh đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong các chỉ số tài chính doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã có những biện pháp nhằm hạn chế và giảm vay nợ để đảm bảo tính ổn định và sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp. Đây là các biện pháp tích cực để đảm bảo tính an tồn trong thời kỳ nền kinh tế và thị trƣờng hiện nay vẫn cịn đang trì trệ.