4. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn theo tính biệt
4.7. Sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian Trứng được thải ra ngoài môi trường, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ,
Trứng được thải ra ngoài môi trường, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ,
pH, ánh sáng…) nở thành Miracidium chui vào ốc vật chủ trung gian.
Miracidium có thể sống ngoài môi trường 6 – 8 giờ nếu không gặp được ốc
vật chủ trung gian thích hợp ấu trùng bị chết. Điều đó cho thấy ốc vật chủ trung gian đóng vai trò rất quan trọng, nếu không có nó thì ấu trùng không thể phát triển được đến giai đoạn gây nhiễm (kén Aldolescaria) và tăng lên về số lượng (từ 1 Sporocyst sinh ra 15 – 20 Redia mẹ, từ 1 Redia sinh ra 20 – 25
Cercaria). Để hiểu rõ các giai đoạn phát triển của ấu trùng sán lá ruột lợn
trong ốc vật chủ trung gian, các điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển của ốc vật chủ trung gian chúng tôi tiến hành nuôi ốc gây nhiễm trong các môi trường nước cất, nước hồ, nước muối 0,5 %, nước muối 0,9 % ở điều kiện phòng thí nghiệm. Trong môi trường nước muối 0,5 % thời gian phôi bào phân chia và mao ấu thoát vỏ là nhanh nhất, còn môi trường nước muối 0,9 % thì thời gian phôi bào phân chia và mao ấu thoát vỏ dài hơn nhưng nhìn chung ở cả hai môi trường trứng đều phát triển tốt. Tiến hành bỏ ốc vật chủ trung gian vào môi trường nước muối 0,5 % thì sau 1 ngày ốc chết và môi trường nước muối 0,9 % thì sau 4 giờ ốc chết. Khi môi trường sống không thích hợp thì ốc vật chủ trung gian không thể tồn tại được. Vì vậy có mầm bệnh mà không có ốc vật chủ trung gian thích hợp thì mầm bệnh cũng không tồn tại và lưu hành được. Trong môi trường nước cất và nước hồ ốc phát triển bình thường, chúng tôi tiến hành nuôi gây nhiễm và mổ ốc kiểm tra. Kết quả được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7: Sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian Môi trường pH (X m) Nhiệt độ (0C) (X m)
Thời gian biến đổi của ấu trùng trong ốc (ngày)
Bào ấu Lôi ấu Vĩ ấu
Nước cất 6,85 0,47 27,43 3,13 5,67 0,58 8,67 0,58 11,67 0,58
Nước hồ 7,33 0,18 27,62 2,96 5,33 0,58 8,33 0,58 11,33 0,58
Qua bảng 7 cho thấy môi trường nước cất có pH = 6,85 0,47, nhiệt độ 27,43 3,13 0C thuận lợi cho sự sinh sống của ốc vật chủ trung gian và rau bèo thủy sinh. Từ khi bỏ ốc vật chủ trung gian vào cho tới khi mổ ốc tìm thấy bào ấu (Sporocyst) là 5,67 0,58 ngày, thời gian tìm thấy lôi ấu (Redia) 8,67 0,58 ngày, thời gian tìm thấy vĩ ấu (Cercaria) 11,67 0,58 ngày.
Ở môi trường nước hồ cũng thuận lợi cho ốc vật chủ trung gian và rau bèo thủy sinh sống. Thời gian tìm thấy bào ấu (Sporocyst) từ khi bỏ ốc vật chủ trung gian vào cho tới khi mổ ốc là 5,33 0,58 ngày, thời gian tìm thấy lôi ấu (Redia) 8,33 0,58 ngày, thời gian tìm thấy vĩ ấu (Cercaria) 11,33 0,58 ngày. Qua đó cho thấy điều kiện bình thường của phòng thí nghiệm rất thuận lợi cho sự sinh sống của ốc vật chủ trung gian và sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột lợn qua các giai đoạn.
Kết quả trên cho thấy ở môi trường nước muối 0,5% và nước muối 0,9% thì sự phát triển của trứng qua các giai đoạn diễn ra tốt, nhưng khi tiến hành bỏ ốc vật chủ trung gian vào thì cả hai môi trường sau một thời gian ngắn ốc đều chết. Điều đó giải thích tại sao ở những vùng ven biển có tỷ lệ nhiễm sán lá ruột thấp hơn những vùng đồng bằng chiêm trũng. Trong khi đó ở môi trường nước cất tinh khiết hoặc ít tạp chất thì ấu trùng của sán lá ruột phát triển tốt qua các giai đoạn nhưng vẫn chậm hơn so với môi trường nước hồ.
Cần khuyến cáo người chăn nuôi ngăn chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với ốc vật chủ trung gian thông qua việc xử lí phân trước khi đem bón ruộng, diệt ốc vật chủ trung gian, như vậy là đã cắt đứt một mắt xích quan trọng trong chu trình phát triển khép kín của sán lá ruột lợn.