Dương, Phú Mậu, Phú Mỹ của huyện Phú Vang.
Sau khi thu thập và kiểm tra 300 mẫu phân lợn ở các nhóm tuổi khác nhau tại các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Mỹ huyện Phú Vang kết quả thu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm Fasciolopsis buski ở lợn tại các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Mỹ của huyện Phú Vang.
Địa điểm (xã) Số mẫu xét nghiệm (n) Số mẫu dương tính (+) Tỷ lệ nhiễm (%) Phú Thượng 90 11 12,22 Phú Dương 76 7 9,21 Phú Mậu 69 8 11,59 Phú Mỹ 65 0 0 Tổng 300 26 8,67
Qua bảng 1 cho thấy khi xét nghiệm 300 mẫu phân lợn ở các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ nhiễm chung của cả bốn xã tiến hành nghiên cứu là 8,67% (26 mẫu dương tính trên 300 mẫu kiểm tra). Trong đó xã Phú Thượng có tỷ lệ nhiễm cao nhất 12,22% (11 mẫu dương tính trên 90 mẫu xét nghiệm), xã Phú Dương xét nghiệm 76 mẫu có 7 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 9,21%, xã Phú Mậu có 8 mẫu dương tính trên 69 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 11,59%, xã Phú Mỹ tỷ lệ nhiễm 0 %. Qua quá trình tìm hiểu, điều tra nghiên cứu và phân tích, chúng tôi nhận thấy cả bốn xã đều có điều kiện tự nhiên, xã hội tương tự nhau. Ở bốn xã đều có nhiều mương nước, ruộng lúa… Phương thức chăn nuôi của người dân nhỏ lẻ mang tính chất phân tán, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng từ các sản phẩm trồng trọt, thức ăn sẵn có ở tự nhiên... Tuy nhiên, tình
hình nhiễm ở các xã không giống nhau, có kết quả như trên theo chúng tôi nhận định có thể do một số nguyên nhân sau:
Xã Phú Thượng có tỷ lệ nhiễm cao nhất 12,22 % (11 mẫu dương tính trên 90 mẫu xét nghiệm) do đa số hộ chăn nuôi làm chuồng không đảm bảo kỹ thuật, không hợp vệ sinh, không có hố chứa phân… Chất thải từ quá trình chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước dội chuồng… ) để chảy tự do ra vườn hoặc xuống các mương nước xung quanh nhà. Phân không được thu gom và ủ trước khi sử dụng bón ruộng lúa, ruộng rau. Trong xã có nhiều ruộng thấp được sử dụng trồng rau muống, rau mùng và sử dụng phân tươi để bón, do đó tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan. Người dân vẫn còn thói quen tận dụng bèo dưới mương, ao, hồ, sông, rau dại ven bờ ruộng làm thức ăn cho lợn. Một số hộ nấu chín các loại rau bèo này, một số khác sử dụng cho lợn ăn sống hoàn toàn hoặc trộn vào với cám, hèm rượu, bã đậu nành… đã được nấu chín.
Bên cạnh đó, khi kiểm tra ở mương, ao, hồ, ruộng lúa, ruộng rau muống, rau mùng tại khu vực này đều có sự tồn tại với mật độ cao ốc vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn. Đây là mắt xích quan trọng giúp cho sán lá ruột lợn hoàn thành được vòng đời, tăng lên về số lượng và độc lực của mầm bệnh.
Người chăn nuôi sử dụng nước từ các ao, hồ, mương nước ở gần nhà cho lợn uống, quét chuồng, tắm cho lợn dẫn đến khả năng tiếp xúc với mầm bệnh (kén Aldolescaria) cao.
Những yếu tố thuận lợi trên tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại, phát triển và xâm nhập vào vật chủ cuối cùng. Làm cho tỷ lệ nhiễm bệnh ở xã Phú Thượng cao 12,22 %.
Ở xã Phú Dương có tỷ lệ nhiễm 9,21 % (7 mẫu dương tính trên 76 mẫu xét nghiệm). Phần lớn người chăn nuôi ở đây cho lợn ăn cám, gạo, bã bia, hèm rượu, nước mã, rau… được nấu chín hoàn toàn. Chuồng lợn được xây cao ráo và dọn sạch thường xuyên bằng nước máy, một số hộ đã biết tận dụng nguồn phân làm hầm biogas. Tuy nhiên, vẫn có những hộ để phân chảy trực tiếp xuống ao, hồ, ruộng rau gần nhà và sử dụng rau, bèo ở đó cho lợn ăn sống, sử dụng nguồn nước này cho lợn ăn, uống, tắm rửa. Mặc dù đa số lợn ở đây được cho ăn chín nhưng quá trình sơ chế có thể làm rơi vãi hoặc dính
mầm bệnh vào các dụng cụ chăn nuôi hoặc lợn tiếp xúc với mầm bệnh từ nguồn nước nói trên. Đó cũng là con đường để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn.
Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở xã Phú Mậu 11,59 % (8 mẫu dương tính trên 69 mẫu xét nghiệm). Phần lớn diện tích đất trên cạn được sử dụng trồng hoa để bán nên nguồn rau chủ yếu cho lợn ăn là rau bèo ở nước và rau dại ven bờ ruộng, mương. Một số hộ chuồng trại không đảm bảo, các chất thải của quá trình chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước dọn chuồng…) không được xử lý mà để chảy tự do tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan và phát triển. Lợn thường được mua ở chợ có nguồn gốc không rõ ràng do đó mầm bệnh có thể được mang từ vùng khác đến. Qua điều tra có những hộ chưa bao giờ sử dụng thuốc tẩy giun sán cho lợn hoặc nếu có thì cũng là những loại thuốc tẩy thông thường không có hiệu quả đối với sán lá ruột lợn. Người dân ở đây thường sử dụng nước mương, sông để rửa rau và đồ dùng, tận dụng bèo cho lợn ăn. Đây cũng là nguy cơ gây nhiễm kén sán lá ruột có trong môi trường cho lợn.
Xã Phú Mỹ có tỷ lệ nhiễm 0 %. Đa số người dân ở đây cho lợn ăn rau cám nấu chín, ăn hèm rượu, bã đậu phụ, bã bia... Chuồng được xây cách xa ao, hồ, mương nên hạn chế được sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật chủ trung gian. Nước sử dụng tắm và cho lợn uống là nước sạch. Phân, nước tiểu, nước rửa chuồng được chảy vào hố riêng, một số khác được cho xuống hầm biogas.
Kết quả trên không có nghĩa lợn ở đây hoàn toàn không nhiễm sán lá ruột lợn mà có thể do quá trình lấy mẫu ngẫu nhiên và số lượng mẫu ít nên không lấy phải những con bị nhiễm sán.
Nhìn chung tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn ở 4 xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Mỹ của huyện Phú Vang là tương đối thấp. Do đời sống và trình độ hiểu biết của người dân ở đây khá cao, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc tăng trọng, thuốc bổ nên thời gian nuôi được rút ngắn và khả năng tiếp xúc với mầm bệnh ít hơn.
Từ kết quả trên cho thấy cần phải khuyến cáo cho người chăn nuôi biết về những nguyên nhân và tác hại của bệnh sán lá ruột. Thực hiện ăn chín, uống sôi không chỉ giảm được nguy cơ mắc bệnh sán lá ruột cho lợn và người
mà còn phòng chống được nhiều bệnh nguy hiểm khác.