Lợn ở các nhóm tuổi khác nhau có sức đề kháng và tính cảm thụ với mầm bệnh khác nhau chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thu thập mẫu ở tất cả các nhóm tuổi khác nhau. Trong 300 mẫu phân thu thập để nghiên cứu có 71 mẫu từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, 135 mẫu trên 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, trên 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi 69 mẫu, trên 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi 12 mẫu và trên 12 tháng tuổi 13 mẫu. Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở các nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số mẫu Số mẫu dương Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm + % + + % +++ % Ss - 2 71 0 0 0 0 0 0 0 0 >2 - 4 135 3 2,22 3 100 0 0 0 0 >4 - 6 69 12 17,39 9 75 3 25 0 0 >6- 12 12 4 33,33 2 50 2 50 0 0 > 12 13 7 53,85 2 28,57 2 28,57 3 42,86 Tổng 300 26 8,67 16 61,54 7 26,92 3 11,54
Từ bảng 2 cho thấy lợn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 0 %; lợn trên 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 2,22 %, trong đó lợn nhiễm ở cường độ (+) chiếm 100 %, cường độ (+ +) và (+ + +) 0 %; lợn trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 17,39 %, ở cường độ nhiễm (+) chiếm 75 %, cường độ (+ +) chiếm 25 %, cường độ (+ + +) chiếm 0 %; lợn nhóm trên 6
tháng tuổi đến 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 33,33 %, trong đó lợn nhiễm cường độ (+) 50 %, cường độ (+ +) 50 % và cường độ (+ + +) chiếm 0 %; lợn nhóm trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 53,85 %, trong đó nhiễm ở cường độ (+) chiếm tỷ lệ 28,75 %, cường độ (+ +) 28,75 %, cường độ (+ + +) 42,86 %.
Lợn ở nhóm tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 0 %. Điều đó không có nghĩa lợn ở nhóm tuổi này trong cơ thể không có mang mầm bệnh sán lá ruột lợn. Bởi vì từ lúc lợn nuốt phải nang kén Aldolescaria đến lúc phát triển thành dạng trưởng thành thải trứng ra ngoài theo phân cần thời gian khoảng 3 tháng. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành lấy mẫu lợn con trên 2 tháng tuổi của những lợn nái nhiễm sán (những lợn con này được nuôi cạnh chuồng lợn mẹ, ăn thức ăn gần giống lợn mẹ…) về kiểm tra ở phòng thí nghiệm nhiều lần nhưng đều cho kết quả âm tính. Chính vì vậy có thể một số lợn thuộc nhóm tuổi này mang mầm bệnh trong cơ thể nhưng vì sán chưa trưởng thành và thải trứng ra ngoài theo phân nên khi tiến hành xét nghiệm không tìm thấy trứng sán trong phân.
Lợn trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi qua xét nghiệm 135 mẫu phân có 3 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 2,22 %, cường độ nhiễm (+) chiếm tỷ lệ 100 %. Lợn nhóm tuổi này thường được chăm sóc cẩn thận, thức ăn của lợn thường được nấu chín, rau xanh được bổ sung bằng cách thái nhỏ rồi trộn vào cám nấu chín, người chăn nuôi ít cho lợn ở lứa tuổi này ăn rau sống. Do đó khả năng lợn tiếp xúc với mầm bệnh ít, thời gian tiếp xúc với mầm bệnh ngắn nên tỷ lệ và cường độ nhiễm không cao. Như phần giải thích của nhóm tuổi trên cho thấy từ khi lợn nuốt phải kén Aldolescaria đến khi sán hoàn thành vòng đời cần thời gian ba tháng. Ở giai đoạn lợn dưới 2 tháng tuổi ít tiếp xúc với thức ăn sống, khả năng lợn nhiễm kén sán sớm để có thể hoàn thành vòng đời vào lúc 4 tháng tuổi là không cao. Mặt khác, lợn thuộc nhóm tuổi này đa số được mua từ những vùng khác về (vì ở vùng này không cung cấp đủ con giống) nên có thể những lợn này có xuất xứ từ những vùng không có mầm bệnh lưu hành nên không nhiễm.
Lợn trên 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi có 12 mẫu dương tính trên 69 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 17,39 %, ở cường độ nhiễm (+) chiếm tỷ lệ 75 % (9 mẫu trên 12 mẫu dương tính), cường độ nhiễm (+ +) chiếm tỷ lệ 25 % (3 mẫu trên
12 mẫu dương tính), cường độ (+ + +) chiếm tỷ lệ 0 %. Ở nhóm tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với hai nhóm tuổi trên có thể do một số nguyên nhân như lợn nhiễm từ giai đoạn trước đến giai đoạn này sán đã hoàn thành vòng đời và thải trứng ra ngoài theo phân nên xét nghiệm thấy trứng sán trong phân. Lợn được nuôi với thời gian khá dài, so với lợn ở các nhóm tuổi nhỏ quản lý chăm sóc ít được quan tâm nên khả năng tiếp xúc với mầm bệnh cao lợn dễ bị nhiễm và bội nhiễm. Lợn giai đoạn này tính phàm ăn cao ít chọn lọc thức ăn,
trong khẩu phần có bổ sung nhiều rau sống (rau muống, bèo, rau dại ven bờ ruộng mương…).
Nhóm trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi và nhóm trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với các nhóm trên. Lợn ở nhóm trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 33,33 % (4 mẫu dương tính trên 12 mẫu xét nghiệm), trong đó lợn bị nhiễm ở cường độ (+) chiếm tỷ lệ 50 %, cường độ (+ +) chiếm tỷ lệ 50 %, cường độ nhiễm (+ + +) chiếm tỷ lệ 0 %; lợn ở nhóm trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 53,85 % (7 mẫu dương tính trên 13 mẫu kiểm tra), trong đó lợn bị nhiễm ở cường độ (+) chiếm tỷ lệ 28,57 %, cường độ (+ +) chiếm tỷ lệ 28,57 %, cường độ (+ + +) chiếm tỷ lệ 42,86 %. Số lượng mẫu ở nhóm tuổi này không nhiều do người dân ở đây đa số nuôi lợn thịt để rút ngắn thời gian nuôi, tránh rủi ro, mau thu hồi vốn và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Lợn ở nhóm tuổi này có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn so với các nhóm tuổi khác do lợn ở nhóm tuổi này hầu hết là lợn nái nuôi tại các nông hộ, thời gian nuôi dài, vấn đề vệ sinh ít được quan tâm, trong khẩu phần rau sống nhiều, cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh cao nên dễ bị nhiễm bệnh. Mầm bệnh có thời gian tồn tại dài trong cơ thể, lợn thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh dẫn đến lợn bị bội nhiễm nhiều lần nên cường độ nhiễm cao. Lợn nhóm tuổi này đa số là lợn nái nên khả năng ăn vào lớn, tính lựa chọn thức ăn kém, lợn thường xuyên diễn ra các quá trình sinh lý như động dục, mang thai, tiết sữa nuôi con nên sức đề kháng giảm và nguy cơ nhiễm sán cao khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Như vậy ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột tăng dần phù hợp với quy luật nhiễm tăng dần theo tuổi (tuổi càng lớn khả năng nhiễm bệnh càng cao). Do mầm bệnh không có miễn dịch hoàn toàn, lợn nuôi càng
dài khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng lớn nên dễ bị nhiễm và bội nhiễm dẫn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn so với những lợn ở nhóm tuổi nhỏ. Mặt khác, người chăn nuôi chưa thực sự chú trọng đến vấn đề tẩy sán định kỳ cho lợn nuôi hoặc nếu tẩy cũng chỉ sử dụng các loại thuốc trị giun tròn thông thường nên không có hiệu quả đối với sán lá ruột lợn. Và người dân đa số chỉ sử dụng thuốc tẩy một lần khi mới mua lợn con về hoặc khi lợn con mới tách mẹ, đối với lợn thịt ít sử dụng thuốc tẩy giun sán do đó nguy cơ tái nhiễm, bội nhiễm mầm bệnh từ môi trường cao. Những lợn nhiễm sán lại tiếp tục phát tán mầm bệnh ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần phải thường xuyên tẩy trừ sán cho lợn bằng các loại thuốc tẩy đặc trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh để tránh lợn bị tái nhiễm và bội nhiễm với mầm bệnh sán lá ruột lợn.