Có mầm bệnh nhưng nếu khơng có mơi trường sống thích hợp hoặc khơng có vật chủ trung gian mầm bệnh cũng không thể phát triển và hồn thành vịng đời. Tuy nhiên, có trứng, có mơi trường thuận lợi, có ốc vật chủ trung gian, có kén gây nhiễm nhưng nếu kén gây nhiễm khơng tiếp xúc được với vật chủ cuối cùng thì sán lá ruột lợn cũng khơng hồn thành được vịng đời, lợn không nhiễm sán trưởng thành. Sán lá ruột trưởng thành sống trong ruột non của lợn, thải trứng ra môi trường, gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, pH, ánh sáng, ốc vật chủ trung gian… phát triển thành vĩ ấu (Cercaria). Vĩ ấu rụng đuôi tạo thành kén Aldolescaria bám vào cây cỏ thuỷ sinh ở nước (củ ấu, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống, các loại bèo, dâu…). Khi người hoặc lợn ăn các thực vật thủy sinh chưa nấu chín có mang nang kén sán lá ruột, ấu trùng được giải phóng và phát triển thành dạng trưởng thành ký sinh ở ruột. Chính vì vậy nguồn thức ăn, phương thức cho ăn liên quan đến tỷ lệ nhiễm sán trưởng thành ở lợn. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột cao hay thấp, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tập quán ăn sống hay chín và loại thức ăn xanh trồng trên cạn hay dưới nước. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu ảnh hưởng của phương thức cho ăn đến tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn.
Qua kết quả xét nghiệm phân và điều tra về phương thức cho ăn ở 4 xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Mỹ của huyện Phú Vang chúng tơi
nhận thấy có nhiều cách thức cho ăn khác nhau nhưng có thể gộp vào hai nhóm, nhóm cho ăn chín hồn tồn và nhóm có sử dụng rau sống. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo phương thức cho ăn
Phương thức cho ăn
Số mẫu kiểm tra (n) Số mẫu dương tính (+) Tỷ lệ nhiễm (%) Thức ăn chín hồn tồn 246 12 4,88 Thức ăn có sử dụng rau sống 54 14 25,93 Tổng 300 26 8,67
Qua bảng 3 cho thấy phương thức cho ăn chín phổ biến hơn chiếm tỷ lệ 82 % (246 mẫu trên 300 mẫu kiểm tra), lợn được ni theo phương thức này có tỷ lệ nhiễm sán lá ruột 46,15 % (12 mẫu trên 26 mẫu dương tính). Số lượng mẫu ở nhóm cho ăn thức ăn chín có bổ sung thêm rau sống ít hơn nhiều so với nhóm cho ăn hồn tồn bằng thức ăn nấu chín chiếm tỷ lệ 18 % (54 mẫu trên 300 mẫu kiểm tra) trong tổng số mẫu kiểm tra nhưng tỷ lệ lợn bị nhiễm sán lá ruột lợn lại cao hơn chiếm tỷ lệ 53,85 % (14 mẫu trên 26 mẫu dương tính). Điều này cho thấy phương thức cho ăn chín hay sống có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm sán lá ruột.
Khi lợn ăn rau sống trong đó có chứa kén gây nhiễm, lợn bị nhiễm sán trưởng thành. Do đó những hộ chăn ni lợn có sử dụng thức sống nguy cơ nhiễm sán cao hơn so với các hộ chăn ni sử dụng thức ăn chín hồn tồn. Tuy nhiên, kết quả ở bảng 3 cho thấy lợn ni bằng thức ăn chín vẫn có nguy cơ nhiễm sán. Có kết quả trên có thể do một số nguyên nhân như người chăn nuôi khi lấy các loại thực vật thủy sinh về làm thức ăn cho lợn để ở sân, gà vịt ăn các rau bèo sau đó vào chuồng lợn ăn thức ăn thừa vơ tình mang theo mầm bệnh vào chuồng lợn. Lợn ăn phải kén bị nhiễm sán trưởng thành. Hoặc do
người chăn nuôi thái rau rồi đựng vào các dụng cụ cho ăn của lợn sau đó khơng rửa sạch lại mà dùng cho lợn ăn, sử dụng nước bơm từ các ao, hồ, mương gần nhà cho lợn uống, quét chuồng, tắm cho lợn… tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể lợn.
Qua đây cho thấy cần khuyến cáo với người chăn nuôi lợn không nên sử dụng các loại thực vật thủy sinh chưa được nấu chín để làm thức ăn cho lợn, khơng sử dụng nước lấy từ các ao, hồ, mương nước để quét chuồng, tắm và cho lợn uống nhất là những hồ có phân lợn tươi thải vào. Khơng thải phân trực tiếp vào các ruộng rau, hồ có thực vật thủy sinh dùng làm thức ăn cho lợn. Nên rửa sạch và nấu chín các loại thực vật thủy sinh lấy từ các ao, hồ, mương… trước khi cho lợn ăn. Bên cạnh đó cần thực hiện vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống của lợn sạch sẽ trước khi cho ăn.