Quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu của đề tài:

1.3.4. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng quy mô của tổng tài sản, quy mô của doanh thu hoặc số lượng nhân viên trong doanh nghiệp (Skandalis & Liargovas, 2005). Mơ hình lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mơ (hay cịn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mơ) cho thấy chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mơ có được bởi các lý do sau:

- Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cố định

thay đổi theo mức sản lượng, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không

tăng cùng với mức tăng của sản lượng. Vì vậy, khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ

đạt được tính kinh tế theo quy mơ. Vì chi phí cố định này có thể chia cho một số

lượng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và như vậy nó làm giảm chi phí bình qn trên một đơn vị sản phẩm.

- Hiệu quả của tính chun mơn hóa: khi quy mơ sản xuất của doanh nghiệp tăng thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm lao động và máy móc chuyên dụng. Mỗi cơng nhân có thể tập trung vào một cơng việc cụ thể và giải quyết cơng việc đó hiệu quả hơn. Đồng thời, do chun mơn hóa nên việc đào tạo người lao động cũng tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo hơn. Tất cả những điều này góp phần làm giảm chi phí

bình qn trên một đơn vị sản phẩm.

- Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu và phụ tùng với số lượng lớn: khi quy mô doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn nên sẽ mua nguyên nhiên vật liệu với số lượng lớn nên được chiết khấu, nhờ đó giảm chi phí.

Ngồi ra, quy mơ cơng ty cịn có thể tác động đến hiệu quả hoạt động theo

nhiều cách. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính. Họ có thể tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất thấp hơn). Nhờ sức mạnh thương hiệu, uy tín, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn, có nhiều phân khúc thị trường hơn,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng có nhược điểm, đó là với quy mô lớn, cơ cấu của doanh nghiệp sẽ cồng kềnh hơn, quan liêu hơn, ít linh hoạt hơn. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp khi môi trường kinh tế thay đổi, nó ngăn cản doanh nghiệp thích ứng nhanh với thị trường mới, từ đó làm giảm hiệu quả doanh

Vì vậy, quy mơ của doanh nghiệp tác động dương hay âm đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp là còn tùy thuộc vào ngành kinh doanh, môi trường kinh tế

mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo Onaolapo và Kajola, biến quy mô của doanh nghiệp được đo bằng

logarith tự nhiên của tổng tài sản (2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)