CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các giả thiết và mơ hình nghiên cứu
2.3.3. Các giả thiết
Theo lý thuyết tổng quan, cơ cấu vốn có thể tác động âm hoặc dương đến
nghiệp có tỉ lệ nợ cao hay thấp, ngành kinh doanh có chiếm dụng vốn nhiều không và đặc biệt tùy thuộc vào sự tình trạng của nền kinh tế thể hiện qua lãi suất.
Skandalis và Liargovas (2005) khi nghiên cứu các công ty Hy Lạp cho rằng cơ cấu vốn tác động động âm đến hiệu quả doanh nghiệp. Onaolapo và Kajola (2010)
nghiên cứu các công ty Nigeria cũng cho ràng cơ cấu vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Lý thuyết đánh đổi (lý thuyết trade – off) cho rằng tại tỉ lệ nợ thấp, cơ cấu
vốn có thể tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, còn nếu tỉ lệ nợ cao, cơ cấu vốn có tác động ngược lại. Nhưng làm sao để xác định tỉ lệ nợ cao hay thấp, đây là một vấn đề thực nghiệm tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi châu lục.
Các nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp thường thuộc các quốc gia đã và đang phát triển. Trong các năm 2009, 2010, 2011, tình hình kinh tế Việt Nam rất phức tạp, rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao gặp rất nhiều bất lợi bởi lãi suất ngày một cao. Do vậy, học viên đề ra giả thuyết H1:
H1: Cơ cấu vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Tính thanh khoản cao có thể giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong các
tình huống khó khăn. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ nếu lượng tiền mặt trong tay không đủ để trả lương cơng nhân và các chi phí cố định khác. Vì vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp là rất quan trọng.
H2: Tính thanh khoản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp.
Đầu tư tài sản cố định để tăng năng suất là điều đương nhiên mà mỗi doanh
nghiệp đều tiến hành khi mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, Skandalis và
H3: Tỷ lệ tài sản cố định tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp.
Wei Xu cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động khi nghiên cứu các công ty ở Trung Quốc. Khi doanh nghiệp có quy mơ lớn,
doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, công ty quy mơ lớn cịn có lợi thế về thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính,… có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Parasetyantoco và Parnomo (2008) cũng cho rằng quy mô của doanh nghiệp tác động nhiều đến giá trị cơ bản của
doanh ngiệp
H4: Quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Safarova (2008) cho rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động
đến hiệu quả hoạt động. Tốc độ tăng trưởng cao cho thấy cơng ty bán được nhiều
hàng hóa, thu được nhiều lợi nhuận và có triển vọng phát triển cao hơn nữa trong tương lai.
H5: Tốc độ tăng trưởng tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp.
Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Onaolapo và Kajola (2010) cho rằng, vòng quay tổng tài sản tác động dương đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
H6: Vòng quay tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động
Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thiết
Biến độc lập Chiều hướng tác động đến biến phụ thuộc
LEV - LIQ + TANG _ SIZE + GROW + TURN + TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Trong chương này, học viên đã mơ tả dữ liệu nghiên cứu và trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu. Dựa vào lý thuyết tổng quan ở chương 1, học viên cũng
đã đưa ra các giả thiết và đề xuất mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu được đề
xuất dựa trên các mơ hình đã có trước đó của các nhà khoa học trên thế giới. Mơ hình gồm 3 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập đã được trình bày chi tiết.
Trong chương tiếp theo, học viên sẽ trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích mơ hình hồi quy đã thực hiện, so sánh với các nghiên cứu đã có trước đó, từ đó rút ra kết luận về mơ hình.