CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các giả thiết và mơ hình nghiên cứu
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu
Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đa số đều sử dụng mơ hình nghiên cứu là
phương trình tuyến tính bậc 1 với biến y là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và
biến x là các yếu tố tác động. Các mơ hình này chỉ khác nhau ở chỗ chọn biến nào
đại diện cho hiệu quả hoạt động và các biến nào là yếu tố tác động. Một số mơ hình
tiêu biểu như:
(Skandalis & Liargovas, 2005) Hoặc:
(Safarova, 2008)
Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp:
trường hợp của Hy Lạp” năm 2005 của Skandalis & Liargovas (trang 6) và nghiên cứu “Các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán New Zealand” của Safarova năm 2008 (trang 10) là hai nghiên cứu có nội dung gần nhất với nghiên cứu của học viên.
Skandalis & Liargovas đã đưa ra mơ hình gồm 9 yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp. Safarova đưa ra mơ hình gồm 8 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Hai mơ hình này đều là mơ hình tuyến tính, thích hợp để kiểm tra chiều hướng của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc.
Trong nghiên cứu này, mục đích của học viên cũng là xét chiều hướng của các mối quan hệ giữa ROA, ROE, ROS và các yếu tố tài chính. Do vậy, dựa vào hai
Hiệu quả hoạt động = b0 + b1(LEV) + b2(LIQ) + b3(TANG) + b4(SIZE) + b5(GROW) + b6(TURN) + e.
Với : hiệu quả hoạt động là ROA, ROE. ROS. LEV : cơ cấu vốn
LIQ : tính thanh khoản. TANG : tỷ lệ tài sản cố định.
SIZE : quy mô của doanh nghiệp GROW: tốc độ tăng trưởng. TURN: vịng quay tổng tài sản.
Đây là mơ hình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa
các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Với đủ kiểu quan hệ đa dạng và phong phú trong thực tế khi xét đến hàng
trăm công ty với hàng ngàn dữ liệu, đưa ra một mơ hình có thể tóm gọn các quy luật về sự liên hệ giữa các yếu tố và hiệu quả hoạt động là điều rất khó khăn. Trong
những nghiên cứu trước đó, mặc dù số lượng mẫu là khá lớn (từ vài trăm công ty), các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa phát hiện ra một mơ hình đặc thù với các chỉ số rõ ràng về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và hiệu quả hoạt hoạt động (như mơ hình Z-score). Do đó, trong nghiên cứu này, khi mà mẫu dữ liệu chỉ gồm 30 công ty, mục tiêu của nghiên cứu là xác định chiều hướng tác động của các yếu tố tài chính quan tâm đến hiệu quả hoạt động. Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với mục đích và mức độ mà nghiên cứu này đề ra.