CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng giả thuyết:
Sở hữu tổ chức
Dựa trên lý thuyết giám sát hiệu quả, một nhà đầu tư tổ chức thì khơn khéo hơn so với một nhà đầu tư cá nhân và có khả năng giám sát việc quản lý với chi phí thấp
hơn. Do đó, sở hữu bởi nhà đầu tư tổ chức cao hơn cho phép giám sát việc quản lý
hiệu quả hơn và vì vậy làm giảm chi phí đại diện và làm tăng mức chi trả cổ tức. Shleifer và Vishny (1997) và Allen và Michaely (2001) cho rằng những nhà đầu tư tổ chức lớn có thể giảm thiểu chủ nghĩa cơ hội trong công tác quản lý hoặc lợi dụng
nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách kiểm soát những người bên trong. Điều này cho thấy,
tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến mức trả cổ tức. Moh’d (1995), Han (1999), Manos (2002), Short (2002), Khan (2006), Truong và Heaney (2007) cho rằng sở hữu tổ chức có tác động đến chi phí đại diện, vì vậy việc sở hữu tổ chức càng cao, công ty càng gia tăng việc chi trả cổ tức. Theo nghiên cứu gần đây của Yordying (2012) về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các cơng ty ở Thái Lan. Với thị trường chứng khoán mới nổi, mức độ tập trung quyền sở hữu cao, tác giả cũng thấy rằng tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa sở hữu tổ chức và mức chi trả cổ tức. Dựa vào kết luận của những nghiên cứu trên, giả thuyết của đề tài được nêu như sau:
H1: Có mối quan hệ tuyến tính giữa sở hữu tổ chức và chính sách cổ tức
Sở hữu bởi nhà quản lý
Shleifer và Vishny (1988), Manos (2002), Short (2002), Harada & Nguyễn (2009), tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến tính giữa cổ tức và tỷ lệ sở hữu nắm giữ bởi các cổ đơng có tham gia vào quản lý cơng ty. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, cả hai đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, tuy nhiên điều kiện để tối đa hóa lợi ích của hai bên khơng giống nhau. Nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi ích của mình thơng qua việc tăng giá trị của doanh nghiệp, cịn lợi ích của nhà quản lý
thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều
hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết
định nhằm tối đa hóa lợi ích cho cá nhân mình. Chẳng hạn, nhà quản lý có thể
khơng nổ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, hay quyết định không đầu tư vào dự án có khả năng sinh lời cao
trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn, làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm mức chi trả cổ tức. Và giả định sau đây của đề tài thiết lập nhằm xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ bởi nhà quản lý và chính sách cổ tức:
H2: Có mối quan hệ phi tuyến tính giữa quyền sở hữu bởi nhà quản lý và chính sách cổ tức.