CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Biến và Đo lường:
3.3.1 Biến phụ thuộc:
Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này là chính sách cổ tức được đại diện bởi tỷ lệ chi trả cổ tức.
Trong khuôn khổ luận văn này, đề tài xem xét cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) là tổng số tiền cổ tức tiền mặt được chi trả trong toàn bộ 1 năm (bao gồm cổ tức tạm thời nhưng ngoại trừ cổ tức đặc biệt) chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành.
DPS có thể được tính bằng cách sử dụng cơng thức sau:
S D DPS /
Trong đó:
D : Cổ tức trong 1 thời kỳ ( thường 1 năm) S : số lượng cổ phiếu lưu hành trong 1 thời kỳ
3.3.2 Biến độc lập: Quyền sở hữu tổ chức Quyền sở hữu tổ chức
Quyền sở hữu tổ chức là tỷ lệ vốn cổ phần thuộc sở hữu của nhà đầu tư tổ chức. Cũng như Short và cộng sự (2002), Karathanassis và Chrysanthopoulou (2005), đề tài dùng quyền sở hữu tổ chức được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm cổ phần của tổ chức trong và ngoài nước – quỹ hỗ tương và tín thác đầu tư sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên vào đầu mỗi năm tài chính.
Phân tích thực nghiệm sử dụng biến giả (INST), bằng 1 khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu
tư tổ chức cao hơn so với tỷ lệ trung bình mẫu và bằng 0 nếu ngược lại.
Quyền sở hữu bời nhà quản lý
Theo Harada & Nguyễn (2009), Short và cộng sự (2002), và Karathanassis & Chrysanthopoulou (2005), quyền sở hữu bởi nhà quản lý được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm cổ phần của TV HĐQT vào đầu mỗi năm tài chính.
Phân tích thực nghiệm sử dụng một biến giả (MAN), bằng 1 khi tỷ lệ phần trăm
được sở hữu bởi nhà quản lý cao hơn so với tỷ lệ trung bình mẫu và bằng 0 nếu ngược lại.
3.3.3 Biến kiểm sốt: Quy mơ cơng ty (SIZE) Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô công ty từ lâu đã được xem như một trong những nhân tố quyết định chính sách cổ tức, những kết luận từ các nghiên cứu trước cho thấy công ty càng lớn thì
càng trả nhiều cổ tức. Đã có rất nhiều học giả đưa ra mối tương quan dương giữa
quy mô công ty và lượng cổ tức được chi trả. Những công ty lớn dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận thị trường vốn, và do đó ít có hạn chế về tài chính, điều này cho phép chúng trả nhiều cổ tức hơn (Holder và cộng sự 1998; Koch và Shenoy, 1999; Chang và Rhee, 1990; Ho, 2003 và Aivazian và cộng sự, 2003). Ngồi ra, những cơng ty lớn thường là những công ty đã ổn định với cơ hội tăng trưởng được giới hạn sẽ
thiên về việc trả cổ tức nhiều hơn để tránh đầu tư quá mức (Barclay, Smith và Watts, 1995). Gần đây, Denis và Osobov (2005) cung cấp bằng chứng cho mối
tương quan dương giữa mức cổ tức và quy mô công ty. Tuy nhiên, Naceur (2006)
nghiên cứu 48 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tunisia từ năm 1996
đến năm 2002, cho thấy các công ty nhỏ hơn muốn chi cổ tức cao hơn nằm thu hút
sự chú ý của các nhà đầu tư tiềm năng để giảm bớt những rủi ro vốn có của họ. Do
đó, vẫn cịn có những tranh luận về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ
cổ tức.
Theo Beiner và cộng sự (2006) và Chaing (2005), đề tài đo lường quy mô công ty bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Sizeit = Ln( TAit)
Trong đó:
Sizeit : quy mơ công ty i trong năm t TAit : tổng tài sản công ty i trong năm t
Ln(TAit) : logarit tự nhiên của tổng tài sản công ty i trong năm t
Dòng tiền tự do (FCF)
Theo Jensen (1986), khi các doanh nghiệp có dịng tiền tự do dồi dào, điều này sẽ tạo động lực cho các nhà quản lý, họ sẽ đầu tư vào các dự án khơng tốt, thậm chí là các dự án có giá trị hiện tại ròng âm. Việc này sẽ giúp làm tăng các nguồn lực nằm
dưới sự điều hành của các nhà quản lý, giúp làm tăng quyền lực của họ, phát sinh
của dòng tiền tự do. Adjaoud và Ben-Amar (2010) và Baba (2009) nếu cổ tức được sử dụng đề giảm thiểu chi phí đại diện thì cơng ty với dịng tiền tự do càng cao thì chi trả cổ tức càng nhiều. Cùng quan điểm trên Rozeff (1982), Jensen và cộng sự (1992) và Mollah (2000) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa dịng tiền và chia cổ tức.
Alli (1993) lập luận rằng chi trả cổ tức phụ thuộc vào dòng tiền phản ánh khả năng chi trả cổ tức công ty. Tác giả xác định FCF như nguồn vốn sẵn có cho nhà quản lý
trước khi ra quyết định đầu tư, bao gồm lợi nhuận, khấu hao và chi phí lãi vay của
công ty.
Cơ hội tăng trưởng trong tương lai (MTBV)
Trong các nghiên cứu trước đây, tăng trưởng được sử dụng như là một biến trong việc xác định các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức. Chang và Rhee (2003) nhận thấy cơng ty có mức tăng trưởng càng cao, càng có nhu cầu về vốn để tài trợ cho việc mở rộng, cơng ty càng có nhiều khả năng giữ lại lợi nhuận hơn là thanh toán
dưới dạng cổ tức. Cùng quan điểm đó, Myer và Majluf (1984), Holder (1998), Ho
(2003) cũng đồng ý rằng cơng ty có mức tăng trưởng cao sẽ kỳ vọng đạt được những cơ hội đầu tư khác. Rozeff (1982) và Amidu và Abor (2006) phát hiện mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng và cổ tức dự kiến vì các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao hơn nhiều khả năng giữ lại tiền mặt cho các khoản đầu tư trong
tương lai, và do đó họ cho rằng cơng ty tăng trưởng cao thì trả cổ tức thấp.
Theo Lang và Litzinberger (1989), Ghahoum, (2000) và Farinha (2002) cơ hội tăng trưởng trong tương lai được xác định bằng tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở
hữu / giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MV / BV).
MV / BV = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích chính sách cổ tức của cơng ty. Lý thuyết đại diện cho rằng trả cổ tức và cấu trúc vốn có thể làm hạn chế các vấn đề
liên quan đến thông tin bất cân xứng. Cổ tức và hình thức tài trợ bằng nợ có thể được sử dụng như các công cụ nhằm làm giảm ngân lưu mà người quản lý kiểm
soát, và giúp làm giảm chi phí đại diện. Do đó, một mối tương quan âm được đề xuất giữa chính sách cổ tức và cấu trúc vốn. Cùng với quan điểm đó, Jensen (1992) và Aivzian (2003) cho thấy tỷ lệ nợ là nhân tố chính giải thích quyết định về trả cổ tức trong cơng ty. Họ tìm ra một mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ của công ty và mức cổ tức được thanh tốn. Điều này có nghĩa là công ty với tỷ lệ nợ thấp hơn sẽ sẵn sàng trả cổ tức cao hơn.
Cũng như Kouki và Guizani (2009), đề tài dùng tỷ lệ nợ đại diện cho địn bẩy tài
chính, được đo lường bằng tỷ số giữa nợ dài hạn trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở
hữu.
SE DL E D/
D/E : Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu DL : Tổng nợ
Bảng 3.1: Tóm tắt biến
Biến Định nghĩa
Biến phụ thuộc DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu.
INST Tỷ lệ phần trăm cổ phiếu được sở hữu bởi nhà đầu
tư tổ chức sở hữu 5% trở lên vào đầu năm.
Biến độc lập
MAN Tỷ lệ phần trăm cổ phiếu được sở hữu bởi các TV
HĐQT vào đầu năm.
SIZE Quy mô công ty = ln(Tổng tài sản)
FCF Dòng tiền tự do = Lãi ròng + Khấu hao + Lãi vay MTBV Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /Giá trị sổ
sách của vốn chủ sở hữu Biến kiểm sốt
LEV Địn bẩy = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
Nguồn : Tính tốn của tác giả