CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1.6. Cơng trình nghiên cứu của Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013)
“Xác định cấu trúc vốn của các Ngân hàng ở Châu Á – so sánh giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển”
Nội dung nghiên cứu: bài nghiên cứu hướng tới việc xác định CTV của các
Ngân hàng tại các nước thuộc khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, bài viết cũng tìm hiểu sự khác biệt tiềm tàng giữa tỷ lệ địn bẩy tài chính cũng như sự ảnh hưởng của những nhân tố lên địn bẩy tài chính tương ứng của các Ngân hàng trong hai nhóm là những nước phát triển (bao gồm: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel, Bahrain) và nước đang phát triển (bao gồm: Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Lebanon).
Mơ hình nghiên cứu: mẫu nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 61 Ngân hàng niêm
yết từ 10 Quốc gia Châu Á bao gồm 5 nước phát triển và 5 nước đang phát triển, giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến 2012. Nguồn dữ liệu được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của các Ngân hàng cũng như giá chứng khoán và cổ tức được chi trả thông qua nguồn của Reuter, Ngân hàng thế giới, Central Intelligence Agency (CIA), KPMG và World Factbook. Bài viết đã sử dụng mơ hình hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 7 để kiểm định mức ý nghĩa, tác động cùng hay ngược chiều và tầm quan trọng của mỗi biến lên địn bẩy tài chính cả về giá trị sổ sách và giá trị thị trường. Mơ hình nghiên cứu được thể hiện sau đây:
Levi,t = α + β1ln(Sizei,t-1) + β2Profiti,t-1 + β3MTBi,t-1 + β4Colli,t-1 + β5Divi,t-1 + β6ln(AssRiski,t-1) + β7GDPit + β8Inflit + β9Spreadit + β10Taxit + β11ln(MktRiskit) + εit
Trong đó:
Levi,t : biến địn bẩy tài chính của Ngân hàng thứ i tại thời điểm t, đây là biến phụ thuộc. LEV được đo lường bằng hai công thức như sau:
+ Địn bẩy tài chính theo giá trị sổ sách = 1 – (VCSH theo giá trị sổ sách/tổng tài sản theo giá trị sổ sách).
+ Địn bẩy tài chính theo giá trị thị trường = 1 – [VCSH theo giá trị thị trường (=số lượng cổ phiếu * giá chứng khoán vào cuối năm)/giá trị Ngân hàng theo thị trường (= VCSH theo giá trị thị trường + nợ ngắn hạn theo giá trị sổ sách)].
Các biến độc lập gồm có:
Sizei,t-1: biến quy mơ Ngân hàng bằng tổng tài sản theo giá trị sổ sách.
Profiti,t-1: biến lợi nhuận của Ngân hàng được đo lường bằng lợi nhuận thuần/tổng tài sản theo giá trị sổ sách.
MTBi,t-1: biến tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được đo lường bằng tổng tài sản theo giá trị thị trường/tổng tài sản theo giá trị sổ sách.
Colli,t-1: biến tài sản thế chấp = (tổng tài sản - nợ vay)/tổng tài sản theo giá thị sổ sách.
Divi,t-1: là biến giả = 1 nếu trong năm Ngân hàng thực hiện việc chi trả cổ tức. AssRiski,t-1: là biến rủi ro tài sản được đo lường = độ lệch chuẩn có hiệu chỉnh của giá chứng khốn hàng ngày * (VCSH theo giá trị thị trường/giá trị của Ngân hàng theo thị trường).
GDPit: là biến tổng sản phẩm quốc nội = tỷ lệ phần trăm tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội.
Inflit: là biến lạm phát = tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng.
Spreadit: là biến chênh lệch trong cấu trúc kỳ hạn lãi suất = lãi suất của 10 năm – lãi suất kỳ 3 tháng của trái phiếu chính phủ như trong bài nghiên cứu của Gropp và Heider.
Taxit: là biến tỷ suất thuế.
MktRiskit: là biến rủi ro thị trường chứng khoán = độ lệch chuẩn được hiệu chỉnh của chỉ số giá hàng ngày của thị trường chứng khoán quốc gia.
Kết quả nghiên cứu: Nhìn chung, kết quả thu được thì hồn tồn tương đồng
với các nghiên cứu trước đây, hầu hết các nhân tố Ngân hàng thì có ý nghĩa trong việc giải thích quyết định CTV của Ngân hàng, trong khi đó các nhân tố mang tính vĩ mơ thì ít ảnh hưởng hơn. Khi kiểm tra biến phụ thuộc là địn bẩy tài chính theo giá trị thị trường và theo giá trị sổ sách riêng lẻ, ý nghĩa thống kê của các biến cũng như mối tương quan về dấu và tầm quan trọng thì khá là phù hợp. Đối với các Ngân hàng ở các nước phát triển, biến tài sản thế chấp, quy mô Ngân hàng, rủi ro tài sản, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, rủi ro thị trường và chênh lệch trong cấu trúc kỳ hạn lãi suất đều có ý nghĩa về mặt thống kê trong việc giải thích cả về địn bẩy tài chính theo giá trị thị trường và địn bẩy tài chính theo giá trị sổ sách, trong khi đó biến cổ tức và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chỉ có khả năng giải thích đối với địn bẩy tài chính theo giá trị thị trường. Đối với các Ngân hàng thuộc các quốc gia mới nổi, kết quả hoàn toàn phù hợp khi các biến chi trả cổ tức, quy mô, rủi ro tài sản, giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, lợi nhuận và thuế đều có ý nghĩa thống kê tại 1% trong việc giải thích địn bẩy tài chính cả về giá trị thị trường và giá trị sổ sách. Trong khi đó, biến tỷ lệ lạm phát thì khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Một điểm đáng chú ý khác là sự tác động của các biến riêng lẻ lên tỷ lệ đòn bẩy tài
chính Ngân hàng ở các nước phát triển và nước đang phát triển có phần khơng giống nhau tất cả.