CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1.7. Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Châu (2011)
tác động đến cấu trúc vốn tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”
Nội dung nghiên cứu: xuất phát từ các nghiên cứu khẳng định có những điểm
tương đồng trong các nhân tố tác động đến CTV của Ngân hàng và của doanh nghiệp phi tài chính. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về CTV Ngân hàng, do vậy trên cơ sở các lý thuyết, các cơng trình nghiên cứu về CTV Ngân hàng trên thế giới cũng như tìm hiểu thực tiễn về NHTM Việt Nam, bài viết đã tiến hành tìm hiểu có hay khơng các nhân tố tác động đến CTV NHTM Việt Nam, các nhân tố này đã tác động như thế nào đến CTV Ngân hàng từ đây ước lượng mơ hình để giải thích sự tương quan của các biến phụ thuộc và biến giải thích trong CTV Ngân hàng từ đó đưa ra các nhận định về CTV Ngân hàng.
Mơ hình nghiên cứu: Cơng trình nghiên cứu này dựa trên quy mơ mẫu của 39
NHTM ở Việt Nam bao gồm NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2010. Bài viết đã sử dụng phương pháp hệ thống hóa dữ liệu thu thập được từ các nguồn trong nước và nước ngồi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ hình hồi quy bé nhất (Least Squares), phân tích và so sánh số liệu để đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào. Cơng trình nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy như sau:
L = β0 + β1PROFi,t-1 + β2Ln(SIZE)i,t-1 + β3COLLi,t-1 + β4GROWi,t + β5GDPt (1.5) Trong đó:
Biến đại diện cho CTV là: địn bẩy tài chính (Leverage) = 1 – (VCSH/tổng tài sản).
PROFi,t-1: biến tỷ suất sinh lợi được tính = lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản. SIZEi,t-1: Biến quy mô = logarit của tổng tài sản.
COLLi,t-1: biến tài sản thế chấp = (Tiền mặt, vàng bạc, đá quý + Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước + Chứng khốn kinh doanh + Các cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác + Chứng khốn đầu tư + Góp vốn, đầu tư dài hạn + Tài sản cố định hữu hình)/ Tổng tài sản.
GROWi,t: là biến tăng trưởng = [Tổng tài sản (năm t1) - Tổng tài sản (năm t0)]/Tổng tài sản (năm t0).
GDPt: là biến tổng sản phẩm quốc nội = Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
Kết quả nghiên cứu: bài nghiên cứu chứng minh rằng các biến độc lập có ảnh
hưởng lên biến phụ thuộc đại diện cho CTV của Ngân hàng. Tác động cụ thể như sau: đối với các biến tỷ suất sinh lợi (Profitability), biến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tác động ngược chiều lên địn bẩy tài chính, đối với các biến quy mô Ngân hàng (Size) và tăng trưởng (Growth), tài sản thế chấp (Coll) tác động cùng chiều lên địn bẩy tài chính, đối với biến tài sản hữu hình (Tangibility) khơng có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, trong giới hạn nghiên cứu kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt các kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV Ngân hàng và các công ty tài chính như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV Ngân hàng
Nhân tố tác động lên địn bẩy tài chính của Ngân
hàng
Tác
động Các nghiên cứu thực nghiệm
Quy mô Ngân hàng (Size)
+
Reint Gropp & Florian Heider (2009); Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012); Mohammed Amidu (2007);
Naveed Ahmed, Zulfqar Ahmaed, Ishfaq Ahmed (2010);
Khizer Ali, Muhammad Farhan, Akhtar, Shama Sadaqat (2011); Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013); Thian Cheng Lim (2012); Nguyễn Hoàng Châu (2011);
-
Michele Nascimento Jucá, Almir Ferreira de Sousa & Albert Fishlow (2012);
Wald (1999); Chen (2004);
Tỷ suất sinh lợi
(Profitability) -
Reint Gropp & Florian Heider (2009); Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012); Mohammed Amidu (2007);
Naveed Ahmed, Zulfqar Ahmaed, Ishfaq Ahmed (2010);
Khizer Ali, Muhammad Farhan, Akhtar, Shama Sadaqat (2011); Thian Cheng Lim (2012); Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013); Nguyễn Hồng Châu (2011);
Tài sản hữu hình (Tangibility)
-
Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012); Naveed Ahmed, Zulfqar Ahmaed, Ishfaq Ahmed (2010); Mohammed Amidu (2007); Khizer Ali, Muhammad Farhan, Akhtar, Shama Sadaqat (2011);
+ Thian Cheng Lim (2012);
Cơ hội tăng trưởng (Growth)
+ Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012); Mohammed Amidu (2007); Nguyễn Hoàng Châu (2011);
-
Naveed Ahmed, Zulfqar Ahmaed, Ishfaq Ahmed (2010); Michele
Nascimento Jucá, Almir Ferreira de Sousa & Albert Fishlow (2012); Thian Cheng Lim (2012);
Tính thanh khoản (Liquidity) -
Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012); Naveed Ahmed, Zulfqar Ahmaed, Ishfaq Ahmed (2010); Khizer Ali, Muhammad Farhan, Akhtar, Shama Sadaqat (2011);
Tấm chắn thuế
phi nợ (NDTS) -
Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012); Khizer Ali, Muhammad Farhan, Akhtar, Shama Sadaqat (2011); Thian Cheng Lim (2012);
Thuế (Tax) + Mohammed Amidu (2007); Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013) Rủi ro tài sản
(Asset Risk) -
Reint Gropp & Florian Heider (2009); Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013)
Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) - Nguyễn Hoàng Châu (2011); Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013) Tài sản thế chấp
(Collateral)
+ Reint Gropp & Florian Heider (2009); Nguyễn Hoàng Châu (2011); - Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013)
Chi trả cổ tức
(Dividend) -
Reint Gropp & Florian Heider (2009); Hoa Nguyen & Zainab Kayani (2013)
Bảng 2.1 cho thấy một số nhân tố có chiều tác động ngược nhau lên CTV của Ngân hàng ở các mơ hình nghiên cứu tại các Quốc gia khác nhau. Do đó, tác giả sẽ khơng sử dụng tất cả kết quả của các nghiên cứu trên mà sẽ căn cứ vào tình hình
thực tế của nền kinh tế Việt Nam cũng như tính minh bạch trong việc cơng bố thơng tin của các Ngân hàng Việt Nam chưa cao để lựa chọn một số nhân tố phù hợp như: quy mô Ngân hàng (Size), cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities), tính thanh khoản (Liquidity), tài sản hữu hình (Tangibility) và tỷ suất sinh lợi (Profitability) để phân tích và đưa vào mơ hình định lượng nhằm xem xét đánh giá cho các NHTM tại Việt Nam.