CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được trích chủ yếu từ các Mục 1A, Mục 5A của bộ dữ liệu. Bộ dữ liệu ban đầu chưa xử lý bao gồm 9397 hộ gia đình tham gia khảo sát, trong đó có 6745 hộ ở khu vực nông thôn và 2652 hộ ở khu vực thành thị. Các hộ gia đình này được phân bố qua 6 vùng địa lý từ Đồng bằng Sông Hồng đến Đồng bằng Sông
Cửu Long. (xem thêm phụ lục 2.1 về cấu trúc bộ dữ liệu VHLSS 2010). Một số các khái niệm theo Tổng cục Thống kê được đề cập trong nghiên cứu này bao gồm:
2.1.1 Hộ gia đình:
Hộ gia đình: Là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ
6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung qũy thu chi. Mỗi hộ gia đình được đại
diện bởi người chủ hộ.
Chủ hộ: là người có vai trị điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết
định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người
thường có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề
nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu. Một số đặc tính liên quan đến chủ hộ như giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ cũng được đề cập đến trong nghiên cứu này.
Quy mô hộ là số lượng các thành viên trong hộ hay số người sống trong hộ.
2.1.2 Chi đời sống
Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về
lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác (biếu, đóng góp...). Các khoản chi tiêu của hộ khơng bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.
Chi tiêu cho đời sống bằng chi tiêu trừ đi các khoản chi khác tính vào chi tiêu,
cho, biếu. Các khoản chi này bao gồm cả chi tiêu trong dịp lễ tết và chi tiêu dùng thơng thường hàng ngày (khơng tính đến các khoản chi trong các dịp đặc biệt như ma chay, đám cưới, đám hỏi..).
Chi tiêu dùng hàng ngày ăn uống trong các dịp lễ tết bao gồm các khoản chi tiêu, tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong các dịp lễ, Tết như: Tết Nguyên đán, Noel, Tết
đặc thù của đồng bào dân tộc, Quốc khánh, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, Trung thu,..
Chi tiêu dùng hàng ngày ăn uống thông thường bao gồm các khoản chi các chi
tiêu, tiêu dùng lương thực, thực phẩm thường xuyên của các thành viên hộ ngoài các dịp lễ, Tết. Các khoản chi tiêu lương thực, thực phẩm đột xuất lớn như chi tổ chức đám ma,
đám cưới, đám giỗ khơng được tính vào khoản chi này.
2.1.3 Chi ăn, uống, hút
Chi ăn, uống hút bao gồm các khoản chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, chất đốt, uống & hút, kể cả các khoản chi cho ăn uống ngồi gia đình. Trong nghiên cứu này, chi
ăn, uống, hút được gọi tắt là chi tiêu thực phẩm.
Chi tiêu thực phẩm bình quân hộ gia đình trong một năm được tính bằng tổng số tiền chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, chất đốt, uống và hút kể cả các khoản chi cho ăn uống ngồi gia đình của các thành viên của hộ trong một năm.
2.1.4 Tỷ trọng chi tiêu:
Tỷ trọng chi tiêu các hàng ăn uống hút (gọi tắt hàng ăn uống) trong chi tiêu đời sống là tỷ lệ phần trăm của mức chi tiêu cho hàng ăn uống trên tổng mức chi tiêu cho đời sống. Trong nhóm hàng ăn uống này được chia thành nhiều nhóm hàng khác nhau.
Tỷ trọng chi tiêu của một nhóm hàng trong chi tiêu ăn uống là tỷ lệ phần trăm của mức chi tiêu cho nhóm hàng đó trên mức chi tiêu ăn uống.
2.1.5 Chỉ số giá
Các thông tin về giá một sản phẩm thực phẩm cụ thể được cung cấp trong bộ dữ liệu VHLSS 2010, bao gồm mức chi tiêu, số lượng sản phẩm được tiêu dùng. Ví dụ, tại thời điểm khảo sát, trong một tháng hộ gia đình tiêu dùng ba mươi (30) kg gạo với mức
chi phí là ba trăm nghìn (300000) đồng. Như vậy, trung bình mỗi kg gạo có giá là mười nghìn đồng (10000đ/kg). Theo cách suy luận như vậy, chỉ số giá của từng mặt hàng có
thể được tính bằng cách lấy tổng mức chi tiêu ở một thời đoạn cụ thể chia cho số lượng
Trong nghiên cứu này sử dụng các nhóm thực phẩm thay vì từng sản phẩm cụ thể. Do vậy, việc tính các chỉ số cho từng nhóm là rất cần thiết. Theo Suharno (2002), chỉ số giá của một nhóm hàng nào đó (Pk) có n mặt hàng cụ thể, có thể được tính như sau:
1 1 (2.1) n i k i n i i i w P P w = = =∑ ∑ Trong đó 1 i n i i w w =
∑ chính là tỷ trọng của mặt hàng i trong n mặt hàng của nhóm k
2.1.6. Phân nhóm các thực phẩm làm đối tượng trong nghiên cứu
Để có đánh giá tổng quan, chính xác về quyết định chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình cần thiết phải phân nhóm thực phẩm thành những nhóm có các đặc điểm tương đồng nhau. Chẳng hạn, thịt, cá, trứng có đặc điểm tương đồng về dinh dưỡng và giá cả
biến động cũng song hành cùng nhau, do vậy, có thể nhóm chung vào một nhóm. Việc nhóm các thực phẩm, cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm số lượng biến được phân tích trong mơ hình.Từ đó, dễ dàng ước lượng, đánh giá.
Theo Suharno (2002), các loại thực phẩm có thể được phân thành các nhóm nhỏ theo một số ngun tắc như sau:
§ Tương đồng về thành phần dinh dưỡng và nguồn gốc: tinh bột, chất xơ, thịt, tôm cá, dầu mỡ…
§ Chính sách giá thực phẩm như vấn đề an ninh lương thực. Gạo, lương thực khác gạo.
§ Phương thức chế biến: chế biến sẵn hoặc dưới dạng nguyên liệu: rượu bia & nước giải khát, bánh kẹo & các chất ngọt.
§ Loại hàng hố: thay thế hay bổ sung
§ Tính sẳn có của dữ liệu cho các nhóm thực phẩm trong bộ dữ liệu, theo đó, các
nhóm thực phẩm được khảo sát theo nhóm đã có sẳn trong bộ dữ liệu.
§ Tập tục, thói quen ăn uống của người dân.
Theo nguyên tắc phân nhóm trên các nhóm thực phẩm trong nghiên cứu này bao gồm những nhóm sau:
Bảng 2.1: Các phân nhóm thực phẩm tiêu dùng ở Việt Nam Mã Tên nhóm Mơ tả Mã Tên nhóm Mơ tả
Ri Gạo Gạo tẻ (tấm thơm, đặc sản), gạo nếp
Nn Lương thực khác gạo
Bắp, sắn, khoai các loại, và các sản phẩm chế biến từ chúng (bánh mì, bột mì, bún, miến, phở…), hạt, đỗ các loại
Me Thịt các loại Thịt các loại như trâu, bị, heo, chó, gia cầm cả dạng tươi và chế biến (giị, chả, xúc xích…)
Os Dầu mỡ & gia vị Dầu mỡ và gia vị nấu ăn, nước chấm các loại
Sf Tôm cá Tôm cá tươi, chế biến, và các thủy hải sản khác
Eg Trứng, đậu phụ Trứng gà, vịt, ngan, ngỗng…và đậu phụ các loại
Vf Rau, quả Rau các loại (rau muống, xu hào, bắp cải, cà chua, các loại rau khác), cam, chuối, xoài, hoa quả và các trái cây khác (chôm chôm, dưa, đu đủ, nho…)
Bm Bánh kẹo, sữa Đường mật, bánh, mứt, kẹo, và sữa các loại (sữa đặc, sữa
bột, kem, sữa chua, sữa tươi...)
Dr Đồ uống Chè, cà phê, rượu, bia và các đồ uống khác (nước đóng
chai, nước rau quả, nước tăng lực…)
Fo Các thực phẩm khác
Các hàng ăn uống khác (các phụ liệu, gia vị…), Các khoản mục chi tiêu ăn uống ngồi gia đình, Thuốc lá, thuốc lào, trầu, cau, vơi, vỏ
* Ghi chú:
§ “Hàng ăn uống khác là những hàng hoá, sản phẩm dùng trong ăn uống thường xuyên chưa được kể ở trên, như: lương thực, thực phẩm chế biến (ngoài thịt chế biến), gia vị (tiêu, ớt, riềng, nghệ, rau gia vị,v.v...), phụ liệu (nấm, dấm,v.v...), lương thực, thực phẩm đặc thù của địa phương thường dùng trong ăn uống thường xuyên.” (trích theo định nghĩa các khái niệm của Tổng cục thống kê). Do
vậy, trong nghiên cứu này, chi hàng ăn uống khác được gọi đại diện bởi ăn uống
ngồi gia đình cho rõ nghĩa.
§ “Ăn uống ngồi gia đình bao gồm những bữa ăn phải trả tiền và bữa ăn tại nơi
làm việc; chi ăn uống của học sinh, sinh viên là thành viên hộ gia đình học trong nước nhưng không ăn, ở thường xuyên tại hộ; chi ăn uống của thành viên hộ bị ốm/bệnh đi điều trị và của những người là thành viên của hộ đi theo chăm sóc”