Hàm
cầu Nhóm hàng Số thơng số ước lượng
R-bình
phương định F Kiểm nghĩa P Mức ý wRi Gạo 22 0,4835 3.341,95 0
wNn Lương thực khác gạo 22 0,2794 2.517,78 0
wMe Thịt các loại 22 0,3839 5.866,84 0
wOs Dầu mỡ & gia vị 22 0,2702 2.956,48 0
wSf Tôm cá 22 0,2429 1.399,54 0 wEg Trứng, đậu phụ 22 0,2187 1.910,17 0 wVf Rau, quả 22 0,2517 3.260,45 0 wBm Bánh kẹo, sữa 22 0,0268 1.656,97 0 wDr Đồ uống 22 0,2632 2.635,96 0 Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010, n = 8.654
Cả hai mơ hình theo 2 chỉ số Stone và Laspeyres đều có mức ý nghĩa giải thích
khá cao (R-sq tương đối lớn) thỏa mãn kiểm định F với mức xác suất bác bỏ p tiến đến 0, (xem thêm phụ lục 4.5, 4.6 về thơng số ước lượng theo mơ hình LA/ADIS năm 2010 cho 10 nhóm thực phẩm theo chỉ số giá Stone và Laspeyres). Kết quả ước lượng cho thấy sự khác nhau về mức ý nghĩa giải thích của mơ hình theo 2 chỉ số khơng có sự khác biệt
đáng kể. Trong cả hai trường hợp, mức giải thích của mơ hình cho các nhóm thực phẩm
như gạo, thịt các loại, gia vị, rau quả, tôm cá, đồ uống là khá cao so với các nhóm cịn lại,
đặc biệt ở nhóm thực phẩm đường, bánh kẹo, sữa có khả năng giải thích rất thấp.
Cùng một mức ý nghĩa cho trước, trên phạm vi cả nước các biến đặc tính hộ, đặc biệt là các biến vùng, khu vực, tuổi của chủ hộ cùng với ngũ phân vị thu nhập của hộ và các biến chỉ số giá cùng với các biến đặc tính hộ đều có khả năng giải thích cao.
Việc ước lượng mơ hình theo hai chỉ số giá, kết quả số lượng các thơng số có ý
nghĩa cũng có sự khác biệt. Với cùng mức ý nghĩa 5%, ở mơ hình ước lượng theo chỉ số
giá Stone tổng các thơng số có p < 5% là 186/225 (chiếm 83% các biến có ý nghĩa). Trong khi đó, con số này là 181/216 (hay 84% các biến có ý nghĩa p < 5%). Tính giải
thích ở mơ hình sử dụng chỉ số giá Laspeyres phần nào thể hiện hiệu quả cao hơn so với mơ hình sử dụng chỉ số giá Stone. Đặc biệt, mỗi mơ hình theo một trong hai chỉ số trên
vẫn có tính giải thích cao ở cùng mức ý nghĩa 1% khi 80% các biến giải thích có ý nghĩa thống kê.
Để đảm bảo ý nghĩa giải thích của mơ hình, cũng như độ tin cậy của kết quả
nghiên cứu sử dụng mức ý nghĩa 5% để tính tốn và kiểm định các kết quả nghiên cứu. Với mức ý nghĩa này, hiệu quả giải thích của mơ hình được đảm bảo (chấp nhận mắc sai lầm loại 1 ở mức 5%).
4.2.2 Tính phù hợp của mơ hình
Các kiểm định Breusch-Pagan về tính độc lập giữa các biểu thức cầu cho thấy các phần dư của các hàm cầu trong mơ hình đều tương quan yếu hoặc khơng tương quan với nhau. Điều này chứng tỏ mơ hình LA/AIDS với phương pháp SUR đảm bảo loại bỏ được hiện tượng tự tương quan của mơ hình (xem Phụ lục 4.3 về kiểm định phần dư của mơ
hình).
Trong mối quan hệ với các ràng buộc được áp đặt vào mơ hình, với bậc tự do là
55 (tương ứng với trị số Chi – bình phương tra bảng là 39) trong cả hai trường hợp (sử
dụng chỉ số Stone và Laspeyres) mơ hình đều bác bỏ giả thuyết Ho. [Bảng 4.5 và xem
thêm Phụ lục 4.4 về kiểm định các ràng buộc]
Điều này khơng có nghĩa là các lý thuyết cầu cổ điển là sai, cần phải hiểu rộng ra
hơn là sự kết hợp giữa dữ liệu khảo sát và mơ hình thực nghiệm chưa hỗ trợ tốt lý thuyết bởi vì cấu trúc của dữ liệu hoặc đặc tính của mơ hình (Chang, 2000).
Có nhiều lý do để giải thích cho kết quả này. Theo Barten (1977), việc kiểm định toàn thể các ràng buộc cùng một lúc thông thường rất nhạy cảm đến sự sai lệch mạnh đến giả thuyết Ho. Giả sử, nếu chỉ một biểu thức mà giả thuyết Ho về tính đồng nhất của nó bị bác bỏ thì sẽ bác bỏ giả thuyết Ho này của cả hệ thống. Ngoài ra, việc phân nhóm từ hơn 157 loại thực phẩm cụ thể vào 10 nhóm thực phẩm đặc trưng phần nào đó tạo ra hiệu
ứng san bằng mức ý nghĩa của mơ hình, cả về đơn vị tính cũng như tính chất của các
nhóm thực phẩm này.
Do vậy, để mơ hình đảm bảo tính chặt chẽ, tính đồng nhất với lý thuyết hàm cầu
(các tính chất được nêu theo cơng thức 1.19; 1.20 1.21) các nghiên cứu của Deaton, A. & Muellbauer, J (1980b, trang 68 - 73), Blanciforti, L. and Green, R (1983) hay Suharno (2002) khuyến cáo các nghiên cứu vẫn nên sử dụng các ràng buộc. Do vậy, kết quả giải thích của mơ hình vẫn dựa trên kết quả đã áp đặt các ràng buộc này.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định các ràng buộc của mơ hình Chi bình phương tính toán Loại ràng buộc Bậc tự do Laspeyres Stone Chi bình phương tra bảng Kết luận Ho: Tính đồng nhất H1: Không ràng buộc 19 4.256,1 1.7346,4 10,1 Bác bỏ Ho Ho: Tính đối xứng H1: Không ràng buộc 36 596,6 1.795,7 23.3 Bác bỏ Ho Ho: Tính đối xứng H1: Tính đồng nhất 36 915,6 1.160,8 23.3 Bác bỏ Ho Ho: Tính đối xứng Tính đồng nhất H1: Không ràng buộc 55 5.171,6 18.507,2 39 Bác bỏ Ho Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010, n = 8.654
4.3. Độ co dãn của cầu nhóm hàng ăn uống
Khơng xem xét các yếu tố tác động khác, giả sử các yếu tố ngoài giá và thu nhập là
không đổi tại thời điểm khảo sát, nghiên cứu này tập trung đi sâu phân tích các độ co dãn theo giá các nhóm hàng ăn uống và thu nhập của hộ gia đình.
4.3.1 Độ co dãn theo chi tiêu
Bảng 4.6: Độ co dãn theo chi tiêu và giá của các nhóm hàng ăn uống LA/AIDS theo chỉ LA/AIDS theo chỉ số Laspeyres LA/AIDS theo chỉ số Stone Nhóm thực phẩm Tỷ trọng chi tiêu
Chi tiêu Giá Chi tiêu Giá
Gạo 12,9% 0,81 -1,01 1,04 -1,13 Lương thực khác gạo 3,6% 0,87 -0,42 0,73 -0,33 Thịt các loại 29,0% 1,10 -1,19 0,93 -1,13 Dầu mỡ, gia vị 1,9% 0,81 -0,63 0,73 -0,60 Tôm cá 6,9% 1,08 -1,10 1,19 -1,10 Trứng 2,3% 0,88 -1,19 1,17 -1,22 Rau, quả 8,2% 0,91 -1,29 1,34 -1,27
Đường, bánh kẹo, sữa 7,2% 1,04 -0,96 0,81 -0,95
Đồ uống 9,0% 1,07 -1,25 0,97 -1,23
Ăn uống ngoài gia đình 19,0% 1,00 -1,48 1,00 -1,14
Xét về quan điểm độ co dãn: Độ co dãn theo thu nhập (chi tiêu) ở các nhóm thực
phẩm trong mơ hình áp dụng theo hai chỉ số đều có giá trị dương, và độ co dãn theo giá của đa số hàng hóa đều nhỏ hơn -1. Nói cách khác là các hệ số co dãn được ước lượng
mang dấu đúng như lý thuyết. Theo kết quả bảng 4.6, tất cả các nhóm thực phẩm tiêu
dùng ở Việt Nam đều là các hàng thông thường và đa phần là co dãn (nhạy) theo giá.
Ngoại trừ, lương thực khác gạo, gia vị và nhóm hàng đường - bánh kẹo - sữa là những nhóm thực phẩm ít co dãn theo giá. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu là xác định gạo là
mặt hàng co dãn theo giá. Điều này có thể được giải thích khi tỷ trọng chi tiêu cho gạo vẫn chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu thực phẩm của hộ gia đình, cùng với giá gạo tăng mạnh trong những năm qua đã phần nào đó thay đổi quan điểm tiêu dùng của người dân Việt Nam.
Sự sai lệch về các giá trị ở hai mơ hình áp dụng hai chỉ số khơng có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, về ý nghĩa thì có sự khác biệt đáng kể. Mơ hình theo chỉ số giá Stone xác
định các nhóm thực phẩm xa xỉ bao gồm gạo, tôm cá, trứng, và rau quả. Điểm đặc biệt
trong mơ hình này là xác định gạo cùng với trứng là những nhóm hàng xa xỉ. Khác biệt
rất lớn với kết quả trên, mơ hình hồi quy sử dụng chỉ số Laspeyres cho thấy chỉ có thịt, tơm cá, đường - bánh kẹo - sữa, đồ uống thuộc nhóm hàng xa xỉ. Những kết luận này được xem là phù hợp với điều kiện mức sống của hộ gia đình Việt Nam tại thời điểm
khảo sát. Đồng thời, kết quả này đã được kiểm chứng ở các nghiên cứu trước ở Việt Nam như Vu Hoang Linh (2009) và Le Quang Canh (2008) và các nghiên cứu của các nước lân cận như Sheng, T.Y et al (2008) tại Malaysia, Wen S. Chern et al (2003) tại Nhật và Suharno (2002) tại Indonesia.
Tóm lại có thể nói rằng việc áp dụng ước lượng mơ hình theo chỉ số giá
Laspeyres, với dữ liệu khảo sát của Việt Nam thì kết quả ước lượng cho thấy khá phù
hợp tình hình thực tiễn Việt Nam. Do vậy, các kết quả tính tốn và phân tích mơ hình của nghiên cứu sẽ dựa trên kết quả ước lượng này.
Với kết quả ước lượng mơ hình theo chỉ số Laspeyres cho thấy:
• Các nhóm thịt, Tơm cá, đường - bánh kẹo - sữa và đồ uống được xem là các nhóm hàng xa xỉ.
• Ngồi ra, các nhóm hàng ăn uống xa xỉ này chiếm tỷ trọng khá lớn trong mẫu tiêu dùng thực phẩm Việt Nam và đa phần co dãn theo giá. Tỷ trọng chi tiêu cho bốn nhóm thực phẩm xa xỉ này chiếm trên 52% tổng mức chi tiêu thực phẩm.
4.3.2. Độ co dãn theo giá
Nghiên cứu thực hiện đánh giá các độ co dãn của lượng cầu các nhóm hàng ăn uống theo giá, và thu nhập của hộ gia đình cho kết quả sau:
4.3.2.1 Độ co dãn bồi hoàn (tác động thay thế)
Bảng 4.7: Độ co dãn bồi hoàn của mơ hình theo chỉ số Laspeyres
Nhóm Thực phẩm Ri Nn Me Os Sf Eg Vf Bm Dr Fo Gạo -0,90 -0,09 0,30 -0,04 0,05 0,00 0,12 0,04 0,10 0,43 Lương thực khác gạo -0,33 -0,39 0,29 -0,04 0,03 0,02 0,11 0,01 0,07 0,22 Thịt các loại 0,13 0,04 -0,87 0,03 0,09 0,03 0,12 0,08 0,09 0,27 Dầu, gia vị -0,30 -0,08 0,41 -0,61 0,03 0,03 0,10 0,00 0,10 0,33 Tôm cá 0,09 0,02 0,38 0,01 -1,02 0,02 0,12 0,10 0,13 0,17 Trứng, đậu phụ 0,01 0,04 0,36 0,03 0,06 -1,16 0,10 0,04 0,17 0,37 Rau, quả 0,18 0,05 0,43 0,02 0,10 0,03 -1,22 0,03 0,11 0,27 Bánh kẹo, sữa 0,08 0,01 0,35 0,00 0,10 0,01 0,03 -0,88 0,06 0,24 Đồ uống 0,14 0,03 0,29 0,02 0,10 0,04 0,10 0,05 -1,15 0,38
Ăn uống ngoài gđ 0,30 0,04 0,42 0,03 0,06 0,04 0,12 0,09 0,18 -1,29
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010, n = 8.654
Độ co dãn bồi hồn của cầu các 10 nhóm thực phẩm Việt Nam theo giá của chính
nó dao động trong khoảng -0,39 đến -1,29. Các nhóm thực phẩm này được xem là có độ
co dãn tương đối so với giá của nó. Ở các nhóm Tơm cá, Trứng các loại, Rau quả, Đồ
uống và ăn uống ngồi gia đình là co dãn. Trong các nhóm thực phẩm này, khi giá của
mặt hàng đó tăng thì lượng cầu của nó giảm với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng trong giá. Ví dụ,
ở nhóm dịch vụ ăn uống ngồi gia đình khi giá dịch vụ tăng 10% thì lượng cầu mặt hàng
này sẽ giảm tương ứng 12,9%, kết quả là chi tiêu của hộ cho mặt hàng này sẽ giảm nhiều. Về tác động thay thế, phần lớn các hệ số co dãn chéo (số nằm ngoài đường chéo
của bảng 4.7 có giá trị dương. Điều này cho thấy, các nhóm thực phẩm ở Việt Nam là
phần lớn là các hàng hóa thay thế nhau khi giá của hàng hóa cịn lại thay đổi. Tác động
thay thế này thể hiện mạnh nhất ở các nhóm gạo, thịt, rau quả, đồ uống và ăn uống ngoài gia đình. Chẳng hạn, cứ 10% gia tăng trong giá thịt sẽ làm lượng cầu của các nhóm tơm cá, rau quả, và ăn uống ngồi gia đình lên 4%.
Các nhóm thực phẩm bổ sung lẫn nhau bao gồm: gạo, lương thực khác gạo, dầu mỡ - gia vị. Gạo và lương thực khác gạo là mặt hàng bổ sung tốt cho nhau.
4.3.2.2 Độ co dãn thông thường
Tính đến tác động thu nhập và tác động thay thế, độ co dãn tổng (độ co dãn thơng
thường) của lượng cầu 10 nhóm thực phẩm được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8: Độ co dãn chung của mơ hình theo chỉ số Laspeyres
Ri Nn Me Os Sf Eg Vf Bm Dr Fo -Ee Gạo -1,01 -0,12 0,07 -0,06 -0,01 -0,02 0,05 -0,01 0,02 0,28 -0,81 Lương thực khác gạo -0,44 -0,42 0,04 -0,06 -0,03 0,00 0,04 -0,05 -0,01 0,05 -0,87 Thịt các loại -0,01 0,00 -1,19 0,01 0,01 0,00 0,03 0,01 -0,01 0,06 -1,10 Dầu, gia vị -0,40 -0,11 0,17 -0,63 -0,03 0,01 0,03 -0,06 0,02 0,17 -0,81 Tôm cá -0,05 -0,02 0,06 -0,01 -1,10 -0,01 0,03 0,02 0,03 -0,03 -1,08 Trứng, đậu phụ -0,10 0,01 0,10 0,01 0,00 -1,19 0,03 -0,02 0,09 0,20 -0,88 Rau, quả 0,07 0,02 0,16 0,01 0,04 0,01 -1,29 -0,04 0,03 0,10 -0,91 Bánh kẹo, sữa -0,05 -0,03 0,04 -0,02 0,03 -0,01 -0,05 -0,96 -0,03 0,05 -1,04 Đồ uống 0,00 -0,01 -0,03 0,00 0,02 0,02 0,01 -0,03 -1,25 0,18 -1,07
Ăn uống ngoài gđ 0,17 0,01 0,13 0,01 -0,01 0,02 0,04 0,02 0,09 -1,48 -1,00
Tỷ trọng 12.9% 3.6% 29.5% 1,9% 6.9% 2.3% 8.1% 7.1% 9.0% 18.8% 1(*)
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010, n = 8.654 Ghi chú:
• Cột -Ee tại dịng thứ i chính là tổng các độ co dãn của cầu hàng hóa i theo giá. Giá trị này chính bằng (nhưng ngược dấu) với giá trị độ co dãn của cầu theo chi tiêu
được trình bày ở bảng 4.8. Kết quả tính tốn cho thấy tính đồng nhất của hàm cầu
theo công thức 1.19 được đề cập ở chương 1 (tổng các độ co dãn của cầu theo giá với độ co dãn của cầu theo thu nhập đối với một hàng hóa bằng 0) được thỏa mãn. • Giá trị tại 1 ơ của dịng tỷ trọng: được tính theo cơng thức 1.21 cho thấy giá trị
này bằng (nhưng ngược dấu) với tỷ trọng ngân sách dành cho hàng hố này.
• Giá trị 1(*) được tính bằng tổng của các tích số giữa tỷ trọng chi tiêu cho các hàng
hóa với độ co dãn của cầu theo thu nhập đối với các hàng hóa. Theo lý thuyết
(cơng thức 1.20), giá trị này chính bằng 1.
Khi giá của một nhóm hàng hóa thơng thường được đề cập ở mục 4.3.1 thay đổi
(tăng) thì lượng cầu của nhóm hàng đó chịu đồng thời hai tác động. Tác động thay thế
(hay tác động theo giá) làm giảm lượng cầu của nhóm hàng hóa đó, đồng thời làm gia
tăng lượng cầu ở các nhóm hàng hóa thay thế khác. Với tác động thu nhập, người dùng cảm thấy ngân sách dành cho hàng hóa đó giảm từ đó làm giảm lượng cầu của hàng hóa. Giá trị của các hệ số trong bảng 4.8 sẽ cho thấy độ mạnh của hai mức tác động trên. Tại
một hệ số trong bảng, tác động thay thế của một hàng hóa với các hàng hóa khác sẽ mạnh hơn so với tác động thu nhập của hàng hóa đó nếu giá trị của hệ số đó dương và ngược
Ở các nhóm thực phẩm như lương thực khác gạo, gia vị, trứng tỷ trọng chi tiêu và độ co dãn theo thu nhập không lớn nên sự chênh lệch giữa 2 mức tác động là không đáng
kể. Tác động theo thu nhập sẽ mạnh hơn ở các nhóm thực phẩm như gạo, thịt, đồ uống,
ăn uống ngồi gia đình.
4.4 Kết quả sự chi phối của các đặc tính hộ đến cầu của nhóm hàng ăn uống 4.4.1 Hộ tại khu vực nông thôn – thành thị
Với việc hồi quy các biểu thức hàm cầu cho hai khu vực riêng rẽ, kết quả từ việc
ước lượng này đi sâu vào đánh giá quyết định tiêu dùng thực phẩm của các hộ gia đình
thành thị và nơng thơn. Theo đó, tính chất cụ thể của các nhóm thực phẩm ở hai khu vực này khơng có sự khác biệt và giống nhau trên phạm vi chung của cả nước. Thịt các loại, Tôm cá, Đồ uống, Bánh kẹo là các nhóm hàng xa xỉ và đa phần các nhóm thực phẩm là co dãn theo giá. Ở cả hai khu vực, chi tiêu ăn uống ngồi gia đình là khoản chi có biến
động mạnh theo sự thay đổi của giá (Phụ lục 4.11 – 4.12).