Quy trình phân tích của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của thu nhập, giá cả thực phẩm đến quyết định chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình tại việt nam (Trang 48)

Thứ tự Giả thuyết Ho Bậc tự do 1 Ho: Tính đồng nhất H1: Khơng ràng buộc 19 2 Ho: Tính đối xứng H1: Khơng ràng buộc 36 3 Ho: Tính đối xứng H1: Tính đồng nhất 36 4 Ho: Tính đối xứng Tính đồng nhất H1: Khơng ràng buộc 55 2.4. Quy trình phân tích

Quy trình phân tích của đề tài được thực hiện theo 3 bước được thể hiện trong hình 2.3

như sau:

Hình 2.3: Quy trình phân tích của đề tài

Tóm lược ý chính chương 2:

10 nhóm hàng ăn uống trong nghiên cứu bao gồm: gạo, lương thực khác gạo, thịt các loại, dầu mỡ - gia vị, tôm cá, rau quả, trứng, đồ uống, đường - bánh kẹo - sữa, và ăn uống ngồi gia đình.

Bộ dữ liệu sau khi trích lọc được loại bỏ theo phương pháp đồ thị box plot còn

8.654 quan sát. Đây là số quan sát được sử dụng xuyên suốt trong các kết quả phân tích của đề tài. Trình tự ước lượng các hệ số trong hệ thống hàm cầu theo mơ hình LA/AIDS

bằng được thực hiện phương pháp SUR.

Các thủ tục kiểm định mức phù hợp của mơ hình được thực hiện bằng kiểm định likelihood. Trình tự kiểm định các ràng buộc trong mơ hình được thực hiện theo thứ tự

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU ĂN UỐNG CỦA HỘ GIA

ĐÌNH VIỆT NAM

Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu cho các nhóm hàng ăn uống của hộ gia đình Việt Nam. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) cấu trúc chi tiêu ăn uống giữa các khu vực. (ii) tỷ trọng chi tiêu ăn uống theo các đặc tính hộ như tuổi, giới tính của chủ hộ, phân vị thu nhập của hộ, vùng và khu vực nơi hộ sinh sống.

3.1 Tỷ trọng chi tiêu cho nhóm hàng ăn uống qua các năm

Theo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010” của Tổng cục thống kê cho thấy tổng mức chi tiêu bình quân trên một nhân khẩu tăng dần qua các năm, riêng năm 2010 có sự gia tăng mạnh vượt mốc 1,2 triệu đồng/1 nhân khẩu/tháng. Trong đó, chủ yếu là mức chi tiêu cho đời sống, chiếm trên 90% qua các năm.

Mức chi tiêu cho các hộ gia đình có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó Đơng

Nam Bộ và đồng bằng Sơng Hồng là những vùng có mức tổng chi tiêu lớn nhất6. Mức chi tiêu cho đời sống giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất có sự khác biệt lớn,

dao động từ mức 3 đến 6 lần. (Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, TCTK). Tỷ phần chi cho nhóm hàng ăn uống ở những năm gần đây được giữ ở mức ổn định ở mức cao trong mức chi tiêu đời sống. Đây là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao

hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước đang phát triển nên tỷ trọng này cịn cao, nhưng đang có xu hướng giảm, từ 56,7% năm 2002 giảm xuống 52,9% năm 20107. Tỷ trọng này cao hơn đối với các hộ ở khu vực nơng thơn và trong nhóm thu nhập thấp so với hộ ở khu vực thành thị và có thu nhập cao hơn. (xem thêm phụ lục 3.1 đến 3.4 về tỷ trọng chi tiêu ăn uống giai đoạn 2002 – 2010

của TCTK).

3.2 Cấu trúc chi tiêu cho nhóm hàng ăn uống

Giá trị tiêu dùng tiêu dùng các thực phẩm tự túc của các hộ gia đình trên cả hai

khu vực Thành thị - Nông thôn đều chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ trị giá mua bán hoặc trao

đổi các sản phẩm này. Đồng thời, trị giá chi tiêu bình quân của các hộ trên phạm vi cả

nước trong các dịp lễ tết chiếm tỷ trọng rất cao và ngang bằng với mức chi tiêu thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, giữa hai khu vực Thành thị - Nông thôn, trị giá tiêu dùng theo phương thức chi tiêu và dịp chi tiêu lại có sự chênh lệch đáng kể. Các hộ gia đình ở khu vực Thành thị tiêu có mức chi tiêu thực phẩm cao gấp hơn 1,5 lần so với khu vực

6 Số liệu “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010” lần lượt là 1,659 triệu và 1,441 triệu đồng

nông thôn. Kết quả kiểm định t ở bảng 3.1 cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% (***), (xem thêm phụ lục 3.5 – 3.9 về kết quả kiểm định t).

Bảng 3.1: Cấu trúc chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình Việt Nam phân theo khu vực Thành thị - Nơng thơn.

ĐVT: nghìn đồng/hộ/tháng

Phương thức tiêu dùng Dịp chi tiêu

Khu vực

Tự túc Mua bán Lễ, tết Thường xuyên

Tổng chi tiêu ăn uống Nông thôn 1.781 1.826 1.785 1.822 3.607 Thành thị 2.527 3.100 2.644 2.983 5.627 Chênh lệch 746 (***) 1.274 (***) 859 (***) 1.161 (***) 2.020 (***) Cả nước 2.007 2.210 2.044 2.173 4.217 Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010, n = 8.654

Ghi chú: (***)biểu thị mức ý nghĩa 1% trong kiểm định t

3.3 Tỷ trọng chi tiêu cho nhóm hàng ăn uống phân theo khu vực

Phân theo khu vực Thành thị và Nơng thơn, có sự khác biệt trong tỷ trọng chi tiêu

ở các nhóm thực phẩm. Tất cả các kết quả kiểm định t đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa 1% cho tất cả các nhóm thực phẩm. Ngồi ra, kết quả thống kê cũng cho thấy tỷ trọng chi tiêu cho gạo, thịt ở Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm tỷ trọng cao hơn tương

đối so với khu vực thành thị. Điều này hoàn toàn ngược lại ở nhóm ăn uống ngồi gia đình. Tính sẳn có tại chổ của các sản phẩm nông nghiệp này ở khu vực nông thôn tạo điều kiện cho họ tiêu dùng tại nhà nhiều hơn. [Bảng 3.2]. Điều này cũng tương tự trong

trường hợp các hộ nghèo theo chuẩn nghèo của chính phủ. Các hộ gia đình thuộc chuẩn nghèo cũng có tỷ trọng tiêu dùng cho gạo, thịt nhiều hơn so với khu vực thành thị và có tỷ trọng tiêu dùng cho rau quả, thức uống, bánh kẹo và ăn uống ngồi gia đình nhỏ hơn

so với các hộ không nghèo [Bảng 3.3]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của thu nhập, giá cả thực phẩm đến quyết định chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình tại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)