Chương 3 : Mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích
5.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khai thuế qua mạn gở
vĩ mô.
Hiện nay cơ sở pháp lý của dịch vụ kê khai thuế qua mạng được thể hiện ở Luật giao dịch điện tử, Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Luật quản lý thuế và mới đây là Thông tư 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế ban hành ngày 10/11/2010 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2011, tuy nhiên qua q trình thực hiện vẫn cịn các nội dung chưa hợp lý, chưa rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng chất lượng cung cấp dịch vụ khai thuế này và đến sự hài lòng của NNT. Theo quan điểm của tác giả cần có các giải pháp sau:
5.2.1 Về hệ thống luật pháp.
Quy định về chứng từ điện tử:
Chứng từ, hóa đơn là căn cứ để NNT hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thực hiện nghĩa vụ khai thuế với cơ quan thuế. Theo cách khai thuế truyền thống bằng việc nộp hồ sơ khai thuế bằng giấy, NNT sẽ in tờ khai ra giấy, trực tiếp lên cơ quan thuế nộp hồ sơ hoặc sẽ gởi qua bưu điện. Tuy nhiên hiện nay một số doanh nghiệp sau khi thực hiện khai thuế qua mạng vẫn phải in thêm hồ sơ giấy để lưu trữ, phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp và cho công tác thanh tra, kiểm tra của một số cơ quan chức năng không đồng ý sử dụng hồ sơ điện tử.
Vì vậy Chính phủ, Bộ Tài Chính cần có quy định rõ hơn về chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử; tờ khai thuế điện tử được lưu trữ và quản lý ra sao tại trụ
sở người nộp thuế và cơ quan thuế để có thể sử dụng và đối chiếu khi cần. Chỉ khi nào hồ sơ điện tử của doanh nghiệp được sử dụng phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra thì lúc ấy giá trị của công việc khai thuế qua mạng mới được thể hiện đầy đủ đối với NNT.
Quy định về hệ thống an tồn, bảo mật của thơng tin:
Bảo mật thơng tin khi khai thuế qua mạng chính là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp khi tham gia dịch vụ khai thuế này. Hiện nay các văn bản pháp lý về dịch vụ điện tử chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể tham gia và các giải pháp an tồn bảo mật (mật khẩu, chữ ký điện tử).
Vì vậy Chính phủ, Bộ Tài Chính cần có quy định rõ hơn về trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin của các cơ quan cung cấp dịch vụ khai thuế qua mạng và các biện pháp chế tài cần thiết để NNT có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống giám sát và quản lý hệ thống an tồn, bảo mật có khả năng: quản lý thiết bị trong toàn mạng; giám sát và kiểm tra người dùng, khoanh vùng bị tấn công, bảo vệ mạng, bảo vệ tính tồn vẹn dữ liệu trao đổi; phòng chống các lỗ hổng, truy cập bất hợp pháp; cung cấp chứng cứ các tình tiết vi phạm an tồn, bảo mật; xây dựng thư viện lưu giữ các dấu vết của các hoạt động bất thường; hiển thị được các bản ghi giám sát ở dạng văn bản, hiển thị trực quan trạng thái an toàn, bảo mật của hệ thống.
5.2.2 Về chính sách và cơ chế.
Về hạ tầng kỹ thuật mạng và truyền thông:
Tại cơ quan thuế trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị vào những ngày cao điểm thì dẫn đến hiện tượng quá tải, hệ thống mạng thường xuyên bị nghẽn dẫn đến việc NNT không thể gởi hồ sơ khai thuế qua mạng. Để đảm bảo hạ tầng truyền thông thông suốt, đủ dung lượng đáp ứng cho việc thực hiện khai thuế qua mạng Tổng cục thuế cần có những giải pháp sau:
- Phải có những biện pháp mở rộng năng lực xử lý dữ liệu, đường truyền đảm bảo cho NNT sử dụng, phải có một cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin và viễn thông gồm một hệ thống ứng dụng thống nhất tồn ngành, đảm bảo cập nhật thơng tin kịp thời chính xác; nối mạng Internet với tốc độ và dung lượng cao; hệ thống thiết bị, phần mềm an toàn, bảo mật và ổn định. Ngoài ra, cần áp dụng kinh nghiệm của các quốc gia khác nhằm giảm tải cho hệ thống thuế điện tử. Từ đó xây dựng giao thức chuẩn giữa đơn vị trung gian với cơ quan thuế.
- Phải nâng cấp hạ tầng truyền thông: căn cứ vào nhu cầu truyền nhận dữ liệu và lộ trình triển khai chuyển đổi hệ thống ứng dụng từ phân tán sang tập trung để nâng cấp băng thông đường truyền. Phối hợp với Bộ Tài chính phân tích yêu cầu triển khai hệ thống thuế tích hợp ITAIS để xây dựng hạ tầng truyền thông đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.
- Phải thiết kế cổng thông tin điện tử tập trung kết nối hệ thống mạng ngành Thuế với mạng Internet, xây dựng hạ tầng giao tiếp với người dân, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và thông tin. Xây dựng giải pháp và hạ tầng kỹ thuật kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ về thuế cho người nộp thuế.
- Trong năm 2011 cổng điện tử của Tổng cục thuế nhiều lần bị tình trạng quá tải, hư hỏng kỹ thuật ngay trong thời gian cao điểm nhận tờ khai. Tổng cục thuế cần có giải pháp ngăn ngừa khơng để xảy ra tình trạng như trên, nếu như giải pháp ngăn ngừa khơng hiệu quả mà vẫn để xảy ra tình trạng quá tải hoặc hỏng hóc kỹ thuật thì giải pháp phịng ngừa là gì, cổng phụ ở đâu để NNT có thể giao dịch online 24/24 như đã tuyên truyền và cam kết. Do đó phải sớm triển khai trung tâm dự phịng rủi ro thảm họa khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống mạng.
Về phát triển nguồn nhân lực:
Con người là yếu tố quyết định trong thực hiện triển khai cải cách TTHC và hiện đại hóa ngành thuế. Do đó cơng tác đào tạo bồi dưỡng của ngành thuế tăng cường theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, tập trung đào tạo các kiến thức quản lý thuế hiện đại. Vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thuế Tổng cục thuế cần có những giải pháp sau:
- Phối hợp với các tổ chức tư vấn về nguồn nhân lực để đưa ra được các tiêu chí, cơ sở kiến thức để đào tạo cán bộ CNTT ngành Thuế. Từ đó, xây dựng môi trường đào tạo điện tử hoặc phối hợp với các tổ chức đào tạo về CNTT thực hiện đào tạo cho nguồn lực CNTT. Kết hợp với việc xây dựng chính sách phân cơng cơng việc rõ ràng gắn quyền lợi với trách nhiệm, đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt tiến độ, hiệu quả của công tác CNTT. Tổng cục Thuế nên xây dựng được chính sách thu hút nhân tài, tạo mơi trường làm việc hiệu quả để có thể phát huy tối đa thế mạnh của từng cán bộ CNTT.
- Xây dựng và chuẩn hoá chức năng, nhiệm vụ của cán bộ CNTT trong ngành Thuế tại từng cấp, từng vị trí cơng tác.
- Quy hoạch và xây dựng đội ngũ lãnh đạo, phụ trách CNTT đủ năng lực, trình độ quản lý, điều hành nhiệm vụ và các chương trình CNTT của ngành.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ sử dụng, khai thác ứng dụng CNTT cho 100% cán bộ thuế.
- Đề xuất các chính sách đãi ngộ và tuyển dụng cơng chức CNTT có trình độ cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành Thuế.
Về việc tuyên truyền và hỗ trợ NNT:
Khi thực hiện khai thuế qua mạng NNT rất cần sự hỗ trợ, tư vấn từ cơ quan thuế để NNT có thể hiểu rõ được quy trình nghiệp vụ khai thuế qua mạng, giúp cho NNT thực hiện tốt hơn trong nghĩa vụ khai thuế của mình. Do đó Tổng cục thuế cần có các giải pháp sau:
- Cần hình thành bộ phận có nghiệp vụ về khai thuế qua mạng chuyên sâu hỗ trợ NNT tại các cơ quan thuế, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quy trình hoạt động của bộ phận này.
- Cần thực hiện phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước liên quan như Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng thực số cơng cộng, các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa, nội dung của dịch vụ kê khai thuế qua mạng, dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho các DN và cá nhân nộp thuế. Phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (tổ chức T-VAN) để triển khai mở rộng hệ thống kê khai thuế qua mạng.