CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu trong nghiên cứu được trích từ VHLSS 2010 của Tổng Cục Thống Kê.
2.3.1. Mô tả bộ dữ liệu VHLSS 2010
VHLSS 2010 của GSO theo Quyết Định số 320/QĐ-TCTK ngày 26/05/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhằm mục đích thu thập số liệu, thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo và phân hố giàu nghèo để phục vụ cơng tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương. Cung cấp số liệu để tính quyền số tiêu chí giá tiêu dùng. Ngồi ra, thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về quản lý điều hành và quản lý rủi ro và phục vụ tính tốn tài khoản quốc gia. (Phụ lục)
Nội dung của điều tra VHLSS 2010 chứa đựng những thơng tin đặc điểm hộ gia đình như tuổi, giới tính, giáo duc, sức khỏe, tình trạng việc làm, tài sản, tín dụng, vệ sinh… ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
Mẫu điều tra của VHLSS 2010 có 69.360 hộ ở 3.133 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 22.365 hộ chỉ điều tra thu nhập, 37.596 hộ điều tra thu nhập và các chủ đề khác, 9.399 hộ điều tra thu nhập, chi tiêu và các chủ đề khác.
lớn của Đơng Nam bộ gồm Bình Dương, Đồng Nai, và Tp.Hồ Chí Minh.
Bảng 2.2. Số hộ được khảo sát ở 3 tỉnh, thành phố Đông Nam bộ
Địa phương Nông thơn Thành Thị Tổng
Bình Dương 122 52 174
Đồng Nai 135 70 205
Tp. Hồ Chí Minh 59 267 326
Tổng 316 389 705
Nguồn: VHLSS 2010
2.3.2. Dữ liệu ước lượng hộ nghèo ở 03 địa phương
Về cơ bản, thu nhập cho thấy hộ kiếm được bao nhiêu từ các hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ hiện tại. Trái lại, chi tiêu hoặc tiêu dùng sẽ đề cập đến nguồn lực thực tế mà hộ tiêu dùng hoặc chi tiêu. Phần lớn, các nhà nghiên cứu và nhà lập chính sách thích sử dụng chi tiêu hơn thu nhập trong đánh giá hộ nghèo theo phương pháp tiên tệ truyền thống. Một trong những lý do quan trọng là thu nhập có khuynh hướng thay đổi đáng kể và nhanh chóng trong thời gian ngắn, đặc biệt là ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, phần lớn thu nhập của hộ gia đình có được từ các nguồn khác nhau, điều này tạo ra sự khơng chính xác khi sử dụng số liệu thu nhập.
Theo lý thuyết, thì cả hai thu nhập và chi tiêu có thể được sử dụng để đo lường nghèo. Tuy nhiên, trong đề tài này chi tiêu bình quân được sử dụng để đánh giá hộ nghèo với những lý do sau. Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đang phát triển do đó thu nhập thường không ổn định và hộ gia đình thường có khuynh hướng khai thấp hơn mức thu nhập thực tế. Thu nhập giao động (tăng hoặc giảm) thường trong thời gian 2 năm và thu nhập có từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, thật khó để xác định giá trị thực tế của thu nhập. Trái lại, chi tiêu
dựa vào tài sản hiện có của hộ hoặc dựa vào mong đợi nguồn thu nhập trong tương lại. Nếu hộ gia đình nghèo thì chi tiêu của họ sẽ bị giới hạn do tâm lý tiêu dùng. Thứ hai, hộ sẽ dễ nhớ lại những gì họ chi tiêu hơn là những gì họ có được. Hộ thường sẵn sàng khai thật chi tiêu của họ hơn là thu nhập, đặc biệt khi trả cho các điều tra viên nhà nước. Hơn nữa, chi tiêu được xem như phúc lợi xã hội hiện tại còn thu nhập là phúc lợi xã hội tiềm năng. Cuối cùng, sự gia tăng chi tiêu khơng bình thường ít khi diễn ra ở hộ nghèo và nó có ở hộ giàu.
Chi tiêu bao gồm chi cho giáo dục, chi cho sức khỏe, tiêu dùng trong các dịp lễ hoặc Tết, chi cho tài sản cố định, nhà ở, điện và nước được trích từ VHLSS 2010 (số quan sát n = 705) để so sánh với chuẩn nghèo ở 3 địa phương.
Kết luận chương 2:
Tổng số mẫu là 705 hộ gia đình được rút trích từ hộ dữ liệu VHLSS 2010. Nghèo đa chiều được sử dụng gồm 5 chiều (Giáo dục, Sức khỏe, Tiêu chuẩn sống, Giàu có kinh tế và Tình trạng việc làm) với 13 chỉ số (Số năm đi học. Không đến trường 6 - 15 tuổi, Nạn mù chữ ở người lớn, Chi trả viện phí, Thời gian làm việc, Bệnh mãn tính, Nước ăn uống, Tài sản, Diện tích nhà ở, Chi tiêu bình quân và Thất nghiệp).
CHƯƠNG 3
NGHÈO ĐA CHIỀU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Khái quát về tình hình nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai
Theo báo cáo “Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012” của ngân hàng Thế giới, cơng trình nghiên cứu “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách
thức” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011) và một số cơng trình khác:
tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990 - 2010) với khoảng 30 triệu người đã thoát nghèo. Tuy nhiên, bất ổn vĩ mơ, những cú sốc bên ngồi và bất bình đẳng giữa hộ nghèo hộ gia đình và hộ nghèo nông thôn đang đặt ra những thách thức mới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%.
Trình độ học vấn tăng và sự đa dạng hóa các hoạt động phi nơng nghiệp cùng với q trìh hộ gia đình hóa, cơ hội làm việc ở cơng trường, nhà máy… đóng góp tích cực cho giảm nghèo tại Việt Nam.
Đóng góp chung vào thành tựu giảm nghèo tại Việt Nam có sự đóng góp rất quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và 02 tỉnh Bình Dương và Đơng Nai.
3.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi khởi xướng chương trình xóa đói giảm nghèo. Năm 1992, chương trình được khởi xướng, tiêu chuẩn nghèo là thu nhập bình quân dưới 1 triệu đồng/người/năm ở nội thành và dưới 700.000
đồng ở ngoại thành. Ba năm sau, thành phố xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo xuống cịn 7,6%.
Sau khi số hộ nghèo theo tiêu chuẩn này được xóa, thành phố nâng tiêu chuẩn lên 3 triệu đồng/người/năm ở ngoại thành và 3,6 triệu đồng/người/năm ở nội thành.
Đến năm 2000 nâng lên cả ngoại – nội thành 6 triệu đồng/người/năm là thuộc diện nghèo. 5 năm sau thành phố đã xóa xong hộ nghèo theo tiêu chuẩn đó và hiện nay đã nâng mức thu nhập để xác định diện thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo là 12 triệu đồng/người/năm.
Số hộ thuộc diện này khi đề ra tiêu chí mới cịn khoảng 8%.
Tính đến ngày 15/10/2008 quỹ xóa đói giảm nghèo của thành phố có 207,3 tỷ đồng; đang sử dụng trợ vốn cho 42.462 hộ nghèo và hộ cận chuẩn nghèo với số tiền 176,8 tỷ đồng với mức vay bình quân 4,14 triệu đồng/hộ, tăng 440 ngàn đồng/hộ so với cùng kỳ năm trước. Cuối năm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố cịn 0,34% và đã hồn thành cơ bản mục tiêu khơng cịn hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/người/năm.
Năm 2009, TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ hộ nghèo nằm ở mức 8,4%, tuy nhiên sau một năm thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo đã giảm xuống còn 5,8% vào cuối 2010 và dưới 5,5% năm 2011. Mục tiêu đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố sẽ giảm xuống dưới 4% tổng số dân. Chương trình xóa đói, giảm nghèo của thành phố đã bước vào giai đoạn 3 (2009-2015) và được đổi tên thành Chương trình "Giảm nghèo, tăng hộ khá" (với mức chuẩn nghèo là 12 triệu đồng/người/năm, gấp hai lần so với chuẩn nghèo giai đoạn trước và tương đương với chuẩn nghèo thế giới).
Đến cuối năm 2010, theo kết quả khảo sát do Sở Lao động – Thương binh - Xã hội thực hiện, TPHCM có chính thức 105.328 hộ nghèo với thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm, chiếm 8,4% dân số toàn thành. Trong số này, có khoảng 30.000 hộ thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm. Song song với việc nâng cao thu nhập, điều kiện sống của người nghèo cũng đã được cải thiện nhờ vào các chính sách xã hội và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Từ năm 1992, chương trình giảm nghèo đã 6 lần điều chỉnh ngưỡng nghèo cho phù hợp với thực tế kinh tế-xã hội của TPHCM. Ở cấp thành phố, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội là cơ quan tham mưu xác định ngưỡng nghèo. Năm 2004, ngưỡng nghèo đã được điều chỉnh lên 6 triệu đồng/người/năm (500.000đ hàng tháng) không phân biệt nội thành hay ngoại thành, sau đó tiếp tục điều chỉnh lên 12 triệu đồng/người/năm (1 triệu đồng hàng tháng) vào năm 2010.
Sau khi ban hành chuẩn nghèo, lạm phát tăng lên và do đó phải tính tốn lại, thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định điều chỉnh ngưỡng nghèo là 16 triệu đồng/người/năm (năm 2011). Theo đó, TP.HCM có 92.000 hộ dưới ngưỡng 12 triệu đồng/người/năm và 57.000 hộ dưới 16 triệu đồng/người/năm. Như vậy, so với chuẩn nghèo mới, TPHCM có 9% dân số thuộc diện nghèo.
Mặc dù đã có bước tiến đáng kể, nhưng ngưỡng nghèo hiện nay chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của các hộ và không đủ để đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục. Triển vọng điều chỉnh ngưỡng nghèo 2009- 2015 phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Thật vậy, tình hình kinh tế quyết định mức độ tổn thương của người nghèo và các nguồn lực của Thành phố.
Ưu tiên của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội trong những năm tới là: chương trình hiện nay cần tập trung vào nhóm gần ngưỡng nghèo, tức có thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng để giúp họ thốt nghèo.
3.1.2. Tỉnh Bình Dương
Bình Dương đã tạo được bước đột phá trong công tác xóa đói giảm nghèo. Nhìn lại giai đoạn 2006-2008 áp dụng chuẩn nghèo: Hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, theo chuẩn nghèo đến cuối năm 2008 toàn tỉnh còn lại 1.975 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,99%. Nhưng đến giai đoạn 2009-2010 áp dụng chuẩn nghèo: Hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 780.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 600.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, theo chuẩn nghèo đến cuối năm 2009 tồn tỉnh cịn lại 7.417 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,45%. Năm 2010, Bình Dương phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cịn dưới 2%, hồn thành kế hoạch đề ra theo chuẩn nghèo mới của tỉnh giai đoạn 2009-2010.
Với hơn 10 chính sách giảm nghèo như: Hỗ trợ vốn, xây tặng nhà đại đoàn kết, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo, điều tra nắm bắt tình hình, đối thoại trực tiếp hộ nghèo... đã góp phần đưa Bình Dương là một trong những địa phương điển hình trong cả nước tạo được bước đột phá trong cơng tác xóa đói giảm nghèo
Cuối năm 2011, Bình Dương có 3.314 hộ được cơng nhận thốt nghèo. Dự báo chuẩn nghèo theo chỉ số giai đoạn 2011-2015 (1,5 triệu - 1,1 triệu đồng) thì tồn tỉnh ước có khoảng 23.000 hộ nghèo, trong đó ước tính có cả tỷ lệ dao động là 1,082 lần, chiếm tỷ lệ 10,71% (tính trên tổng số hộ dân đến cuối năm 2009 là 241.686 hộ); thì dự báo theo chuẩn này Bình Dương có 7.443 hộ nghèo ở khu vực thành thị và 15.559 hộ nghèo ở khu vực nơng thơn và có khoảng 16.000 hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Với nhiệm vụ tập trung huy động mọi nguồn lực phục vụ đầu tư, phát triển ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; Bình Dương tiếp tục thực hiện triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp cấp bách chống suy giảm kinh tế của Chính phủ, tạo tiền đề tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo của tỉnh là áp dụng và tăng cường tập trung các giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Dự kiến mỗi năm Bình Dương sẽ giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Dương sẽ cịn dưới 1%.
3.1.3 Tỉnh Đồng nai
Bắt đầu từ năm 1994, Đồng Nai đã triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Khi đó, tồn tỉnh có trên 56 ngàn hộ đói nghèo, chiếm hơn 16% số hộ dân. 6 năm sau vào năm 2000, với hàng loạt những chủ trương, chính sách, tỉnh đã xóa cơ bản gần 12 ngàn hộ đói kinh niên và giảm được trên 51,5 ngàn hộ nghèo.
Đến đầu năm 2001, số hộ nghèo theo chuẩn mới (mỗi người dân thành thị có thu nhập dưới 160 ngàn đồng và nông thôn dưới 130 ngàn đồng/tháng) là 12%. Tức là tồn tỉnh cịn 53 ngàn hộ nghèo. Đến cuối năm 2005 giảm được 45 ngàn hộ nghèo, nghĩa là tồn tỉnh chỉ cịn khoảng 8 ngàn hộ nghèo. Trong 5 năm (2001-2005), chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã hỗ trợ cho 39.413 lượt hộ nghèo vay với số vốn là 115 tỷ 909 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn năm 2006 đến cuối năm 2009 cịn dưới 1%. Nếu tính theo chuẩn 2009 của tỉnh đến cuối năm 2010 còn 4,27%.
Năm 2011, tồn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống cịn 5%.
Từ những phân tích và đánh giá về tình hình hộ nghèo tại 3 địa phương trên cho thấy:
- Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đều triển khai và thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo thiết thực. Vì vậy, đã đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm và đạt mục tiêu đề ra đối với từng giai đoạn. Tác động của Chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của cá nhân và hộ gia đình.
- Chuẩn nghèo đều được điều chính theo hướng nâng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Điều đó cho thấy mức sống của các hộ nghèo tại 03 địa phương ngày càng được cải thiện và từng bước được nâng cao
- Do sự khác biệt về cơ cấu kinh tế, về dân số, mức độ đơ thị hóa và chuẩn nghèo nên thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các tỉnh còn lại.
- Với những chuẩn nghèo mới của từng địa phương trong giai đoạn 2012 - 2015 đòi hỏi 3 địa phương trên phải có nhiều giải pháp tích cực mới hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững; đồng thời một khi áp dụng phương pháp chỉ số nghèo đa chiều thì địi hỏi các địa phương trên cần có những cơng trình nghên cứu và chương trình xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện và hệ thống.
3.2. Đo lường nghèo qua chỉ số đếm đầu theo phương pháp tiền tệ
Dựa vào dữ liệu của VHLSS 2010, trích 705 hộ gia đình khảo sát ở 3 thành phố vùng Đơng Nam Bộ, sau đó sử dụng chi tiêu trung bình của những
1 N N0 8 P0 = ∑ I(yi ≤ z) = = N i=1 N 705
hộ gia đình này để so sánh với chuẩn nghèo riêng của mỗi thành phố nhằm xác định người nghèo. Kết quả phân tích cho thấy có 8 hộ gia đình có chi tiêu