CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái qt về tình hình nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình
3.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi khởi xướng chương trình xóa đói giảm nghèo. Năm 1992, chương trình được khởi xướng, tiêu chuẩn nghèo là thu nhập bình quân dưới 1 triệu đồng/người/năm ở nội thành và dưới 700.000
đồng ở ngoại thành. Ba năm sau, thành phố xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 7,6%.
Sau khi số hộ nghèo theo tiêu chuẩn này được xóa, thành phố nâng tiêu chuẩn lên 3 triệu đồng/người/năm ở ngoại thành và 3,6 triệu đồng/người/năm ở nội thành.
Đến năm 2000 nâng lên cả ngoại – nội thành 6 triệu đồng/người/năm là thuộc diện nghèo. 5 năm sau thành phố đã xóa xong hộ nghèo theo tiêu chuẩn đó và hiện nay đã nâng mức thu nhập để xác định diện thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo là 12 triệu đồng/người/năm.
Số hộ thuộc diện này khi đề ra tiêu chí mới cịn khoảng 8%.
Tính đến ngày 15/10/2008 quỹ xóa đói giảm nghèo của thành phố có 207,3 tỷ đồng; đang sử dụng trợ vốn cho 42.462 hộ nghèo và hộ cận chuẩn nghèo với số tiền 176,8 tỷ đồng với mức vay bình quân 4,14 triệu đồng/hộ, tăng 440 ngàn đồng/hộ so với cùng kỳ năm trước. Cuối năm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu khơng cịn hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/người/năm.
Năm 2009, TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ hộ nghèo nằm ở mức 8,4%, tuy nhiên sau một năm thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo đã giảm xuống còn 5,8% vào cuối 2010 và dưới 5,5% năm 2011. Mục tiêu đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố sẽ giảm xuống dưới 4% tổng số dân. Chương trình xóa đói, giảm nghèo của thành phố đã bước vào giai đoạn 3 (2009-2015) và được đổi tên thành Chương trình "Giảm nghèo, tăng hộ khá" (với mức chuẩn nghèo là 12 triệu đồng/người/năm, gấp hai lần so với chuẩn nghèo giai đoạn trước và tương đương với chuẩn nghèo thế giới).
Đến cuối năm 2010, theo kết quả khảo sát do Sở Lao động – Thương binh - Xã hội thực hiện, TPHCM có chính thức 105.328 hộ nghèo với thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm, chiếm 8,4% dân số tồn thành. Trong số này, có khoảng 30.000 hộ thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm. Song song với việc nâng cao thu nhập, điều kiện sống của người nghèo cũng đã được cải thiện nhờ vào các chính sách xã hội và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Từ năm 1992, chương trình giảm nghèo đã 6 lần điều chỉnh ngưỡng nghèo cho phù hợp với thực tế kinh tế-xã hội của TPHCM. Ở cấp thành phố, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội là cơ quan tham mưu xác định ngưỡng nghèo. Năm 2004, ngưỡng nghèo đã được điều chỉnh lên 6 triệu đồng/người/năm (500.000đ hàng tháng) không phân biệt nội thành hay ngoại thành, sau đó tiếp tục điều chỉnh lên 12 triệu đồng/người/năm (1 triệu đồng hàng tháng) vào năm 2010.
Sau khi ban hành chuẩn nghèo, lạm phát tăng lên và do đó phải tính tốn lại, thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định điều chỉnh ngưỡng nghèo là 16 triệu đồng/người/năm (năm 2011). Theo đó, TP.HCM có 92.000 hộ dưới ngưỡng 12 triệu đồng/người/năm và 57.000 hộ dưới 16 triệu đồng/người/năm. Như vậy, so với chuẩn nghèo mới, TPHCM có 9% dân số thuộc diện nghèo.
Mặc dù đã có bước tiến đáng kể, nhưng ngưỡng nghèo hiện nay chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của các hộ và không đủ để đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục. Triển vọng điều chỉnh ngưỡng nghèo 2009- 2015 phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Thật vậy, tình hình kinh tế quyết định mức độ tổn thương của người nghèo và các nguồn lực của Thành phố.
Ưu tiên của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội trong những năm tới là: chương trình hiện nay cần tập trung vào nhóm gần ngưỡng nghèo, tức có thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng để giúp họ thoát nghèo.