Nợ xấu tiếp tục là tiêu điểm trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau hợp nhất, sáp nhập tại việt nam (Trang 48 - 77)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng và bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay

4.1.5 Nợ xấu tiếp tục là tiêu điểm trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Từ năm 2007 trở lại đây, nợ xấu có xu hƣớng tăng trở lại và trở thành vấn đề cấp thiết cần ƣu tiên giải quyết trong quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng. Tăng trƣởng tín dụng nóng và quản lý tín dụng khơng hiệu quả đƣợc cho là ngun nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Ngoài ra, trong năm 2011 và

2012, việc các khoản vay thƣơng mại chủ yếu đƣợc thế chấp bằng bất động sản và thị trƣờng này đang đóng băng trong một thời gian dài, kèm theo đó là tình trạng khó khăn trong kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp tƣ nhân làm cho nguy cơ về nợ khó địi tăng mạnh và có khả năng sẽ cịn gia tăng trong thời gian tới.

Hình 4.9: Nợ xấu

(Nguồn: SBV, VietinBank Capital tổng hợp trong báo cáo ngành ngân hàng Quý III/2012)

Đến thời điểm hiện tại, ngoài con số nợ xấu đƣợc NHNN cơng bố, cịn có những con số của các TCTD và tổ chức nƣớc ngoài đánh giá. Theo những chuẩn mực khác nhau (VAS và IAS) thì con số sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đánh giá nhƣ thế nào thì tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng tăng lên đáng kể.

Cơ cấu nợ xấu cũng là một vấn đề đáng quan tâm nhƣng cũng khơng có một thống kê chính thức nào cho việc này. Theo WB, hiện nay dƣ nợ của các doanh nghiệp nhà nƣớc đang chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng và TCTD. Trong tổng số nợ 415.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011, chiếm hơn một nửa số tiền này là khoản vay của các Tập đồn, tổng cơng ty nhƣ Tập đồn dầu khí Việt Nam: 72.300 tỷ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam: 62.800 tỷ đồng, Tập đồn Cơng nghiệp Than và Khống sản Việt Nam: 20.500 tỷ đồng, Vinashin: 19.600 tỷ đồng…

Giữa năm 2012, tổng nợ xấu của các ngân hàng niêm yết đạt 20.726 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, chiếm tới 40%. Cũng trong nhóm này, nợ xấu của hai ngân hàng lớn là Vietcombank và Vietinbank chiếm tỷ lệ cao nhất. Vietinbank và Sacombank cũng là hai ngân hàng có tốc độ gia tăng nợ xấu cao nhất so với với thời điểm từ đầu năm 2012. Nợ xấu của Vietinbank tăng hơn 3 lần, từ hơn 2.000 tỷ lên tới gần 7.000 tỷ. Nợ xấu của Sacombank tăng từ 500 tỷ lên 1000 tỷ cùng thời điểm.

Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng những ngân hàng có quy mơ lớn hơn thì tỷ lệ nợ xấu cao hơn vì những ngân hàng lớn thƣờng phải chịu gánh nặng nợ từ những doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn không hiệu quả.

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều phƣơng án xử lý nợ xấu đƣợc các tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đƣa ra để bàn luận. Tuy nhiên chƣa có giải pháp nào chính thức đƣợc NHNN lựa chọn. Phƣơng án thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) với số vốn 100.000 tỷ đồng đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên giải pháp này vẫn chỉ dừng ở mức tham khảo và bàn bạc, chƣa có gì cụ thể nhƣng NHNN cũng cam kết sẽ đƣa ra những biện pháp cụ thể để trình Chính phủ trong năm nay bởi xử lý nợ xấu càng để lâu càng tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế.

Hình 4.10: Nợ xấu của nhóm ngân hàng niêm yết (tỷ đồng)

(Nguồn: Vietinbank Capital tổng hợp trong báo cáo ngành ngân hàng Q

Tóm lại:

Trƣớc tình hình lạm phát có dấu hiệu đi xuống, tăng trƣởng tín dụng thấp và nền kinh tế trong trạng thái khá yếu kém, NHNN đã quyết định cắt giảm lãi suất một lần nữa để kích thích tăng trƣởng kinh tế. Kể từ tháng 7/2012 đến thời điểm hiện tại, mức lãi suất cơ bản đƣợc duy trì ở mức 9%, trần lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 13%; đối với huy động và cho vay trung và dài hạn trên 12 tháng, NHNN cho phép thả nổi lãi suất .

Thị trƣờng tiền tệ có những chuyển biến tích cực theo chiều hƣớng hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tính đến giữa quý III/2012, hơn 75% các khoản vay cũ đã đƣợc đƣa về mức lãi suất thấp hơn 15%. Tuy nhiên về phía NH, các con số thống kê mới nhất cho thấy vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa tăng trƣởng huy động và cho vay, trong đó huy động cao hơn cho vay khá nhiều. Sự bế tắc trong tín dụng đang diễn ra và có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng này chƣa đƣợc cải thiện.

Thêm vào đó, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đang ở mức rất thấp so với cùng kỳ năm ngối và mục tiêu tăng trƣởng tín dụng năm 2012 đã đƣợc điều chỉnh từ 8%-10% sẽ khó có thể đạt đƣợc khi mà tính đến 20/9, tăng trƣởng tín dụng mới đạt đƣợc 1,82%. Q trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng vẫn đang tiếp diễn sau khi kế hoạch đƣợc chính phủ lần đầu cơng bố vào cuối năm 2011. Trong quá trình này, nợ xấu là vấn đề nổi bật và ngày càng kéo dài khi những số liệu cụ thể về nợ xấu, nợ xấu rơi vào nhóm nào hay mức độ nợ xấu đến đâu đều khơng có con số chính xác và chính thức.

Thanh khoản là một điểm sáng trong quý III/2012 khi tiền trong hệ thống khá dồi dào. Lãi suất cũng vì thế giữ ở mức ổn định, ngoại trừ những ngày cuối quý III/2012, đầu quý IV/2012, hiện tƣợng vƣợt trần lãi suất lặp lại và bắt nguồn từ nhóm ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, dịng tiền dồi dào lại đang có dấu hiệu bị ứ đọng trong hệ thống NH.

Theo ƣớc tính của Bộ phận nghiên cứu kinh tế - ngân hàng Hàng Hải, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt tới mức ít nhất là 10% (trên 10 tỷ USD), chiếm gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay.

Nếu so sánh mức nợ xấu này với mức vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phịng rủi ro tín dụng đã đƣợc trích lập, tỷ lệ này sẽ vƣợt quá 50% - mức báo động đỏ. Ngoài ra, nhiều TCTD thực chất đã bị âm vốn (CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhƣng vẫn tạo vỏ bọc bên ngồi là chỉ bị khó khăn về thanh khoản tạm thời. Thực tế, NHNN là cơ quan nắm rõ hơn hết những vấn đề này của các NHTM, do đó việc tham gia quyết liệt vào quá trình tái cấu trúc toàn hệ thống và hỗ trợ các ngân hàng yếu kém sẽ là biện pháp giải quyết tận gốc những vấn đề đang tồn tại của ngành NH. Một trong những giải pháp đƣợc kỳ vọng là hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) để hình thành những tổ chức lớn hơn, có sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả trên thị trƣờng mà hiện nay theo đề án 254 về cấu trúc lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ chủ trƣơng khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua bán theo nguyên tắc tự nguyện. Chính điều này đã đặt ra nhiều nghi vấn về hiệu quả của M&A các ngân hàng có thực sự làm giảm những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt rủi ro vỡ nợ đối với ngân hàng bên mua hay không.

4.2 Thực trạng hợp nhất, sáp nhập của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.

Trƣớc tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, áp lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đƣợc đặt ra. Nếu NHNN sử dụng quá nhiều việc bơm tiền để cứu các NHTM có thể tạo nên dƣ luận khơng tốt về khu vực, gián tiếp gây ra áp lực lạm phát trong năm 2012 và những năm sau, làm tăng rủi ro đạo đức khiến các ngân hàng ỷ lại không chú trọng trong việc quản lý rủi ro. Nếu chính phủ phát hành trái phiếu để tạo nguồn cũng khơng thực sự tối ƣu vì trái phiếu chính phủ hiện đang ở mức khá cao (thời gian đáo hạn 5 năm lãi suất trên 12%/năm). Còn nếu cố gắng huy động trong nƣớc, cũng lại tạo áp lực thị trƣờng tiền tệ và tạo nên hiệu ứng lãi suất và hiệu ứng lấn át đầu tƣ – thu hẹp khả năng tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tƣ nhân. Bên cạnh đó, giả sử nếu có việc phát hành tiền tức khắc sẽ gây lạm phát trong nền kinh tế bất ổn nhƣ hiện nay. Chính vì vậy, M&A trở thành giải pháp cứu cánh hữu hiệu cho tái

hàng là một sản phẩm phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, là cơng cụ để thị trƣờng tài chính tự điều chỉnh thay cho việc can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính và các chính sách bao cấp, sử dụng tiền từ ngân sách trong hoạt động mua bán, sáp nhập NH. Với sự ra đời thông tƣ 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 theo đề án 254 về cấu trúc lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ chủ trƣơng khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua bán theo ngun tắc tự nguyện, từ đó làm tăng quy mơ và khả năng cạnh tranh. Nhƣ vậy, định hƣớng khung pháp lý đã và đang mở ra cho một khuynh hƣớng phát triển tích cực. Do đó làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.

4.2.1 Hoạt động hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua

4.2.1.1 Giai đoạn 1997-2005

Điểm lại lịch sử các cuộc sáp nhập đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997. Cuộc khủng hoảng này buộc nhiều ngân hàng đứng trƣớc nguy cơ phá sản do những khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản, đánh bắt cá xa bờ không thu hồi đƣợc vốn, cộng với các vụ án chiếm đoạt vốn ngân hàng nhƣ vụ Epco- Minh Phụng, Tamexco, Trần Xuân Hoa, nƣớc hoa Thanh Hƣơng … làm cho hệ thống ngân hàng càng thêm suy yếu, đặc biệt ngân hàng TMCP nơng thơn có nguy cơ mất vốn do hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay, mà cho vay sản xuất nông nghiệp lại chiếm 70-80%, nhiều trƣờng hợp cho vay vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả do mất mùa, lũ lụt. Trƣớc tình hình đó ngày 14/08/2000, Thống đốc NHNN ra quyết định số 20/2000/QĐ-NHNN5 phê duyệt phƣơng án chấn chỉnh, sắp xếp lại các tổ chức tín dụng cổ phần và chủ trƣơng của nhà nƣớc là các NHTM nào rơi vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt thì có thể lựa chọn phƣơng án sáp nhập hay bị mua lại bởi một tổ chức tín dụng khác. Một số vụ sáp nhập diễn ra theo chiều hƣớng này có thể kể ra nhƣ sau

Bảng 4.2 : Một số thư ng vụ sáp nhập ngân hàng điển hình giai đoạn 1997-2004

Thời gian NH thu mua NH mục tiêu

1997 NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP nông thôn Đồng Tháp

1999 NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Đại Nam

2000 NH TMCP Phƣơng Nam Quỹ tín dụng nhân dân Định Cơng

Thanh Trì Hà Nội

2001 NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Châu Phú

2001 NH TMCP Đông Á NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên

2001 NH TMCP Nhà Hà Nội NH Nông thôn Quảng Ninh

2002 NH TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín NH TMCP Thạnh Thắng

2003 NH TMCP Đà Nẵng Cơng ty Tài chính Sài Gòn SFC

thành lập ngân hàng TMCP Việt Á

2003 NH TMCP Phƣơng Nam NH TMCP Nông thôn Cái Sắn

2003 NH TMCP Phƣơng Đông NH TMCP Nông thôn Tây Đô

2003 NH Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam NH TMCP Nam Đô

2004 NH Đông Á NH Nông thôn Tân Hiệp

(Nguồn: www.cafef.vn, “ Sáp nhập ngân hàng : Những vấn đề cần bàn thêm”)

Tuy nhiên, đây không phải là sáp nhập, hợp nhất hay mua lại (M&A) đúng bản chất mà chỉ là tiếp nhận quản lý một ngân hàng đang trong tiến trình giải thể nhằm giải quyết các tồn tại nhƣ thu nợ, bán tài sản và trả lại tiền tiết kiệm cho ngƣời gởi tiền với sự hỗ trợ của ngân hàng Nhà nƣớc nhằm tránh gây tai tiếng cho ngành ngân hàng và sự mất niềm tin của ngƣời gởi tiền vào thời điểm khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Giai đoạn này, các vụ sáp nhập hợp nhất ngân hàng lúc này mang tính chất bị động và bị bắt buộc nhiều hơn, phải chờ sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

4.2.1.2 Giai đoạn từ năm 2005-2010

- Những thƣơng vụ mua cổ phần giữa ngân hàng nội và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Từ năm 2005 trở lại đây, việc sáp nhập ngân hàng trong nƣớc đã ít đi, thay vào đó là hoạt động đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tƣ trong và ngồi nƣớc đối với NHTM nội địa thơng qua việc trở thành đối tác chiến lƣợc của các ngân hàng đó. Nói cách khác, việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc, đặc biệt là các đối tác nƣớc ngoài ngày càng phổ biến trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO với rất nhiều cam kết về việc mở rộng thị trƣờng NH.

Bảng 4.3 : Các hoạt động mua án c phần cho đối tác nước ngo i điển hình

STT Thời điểm Bên bán Bên mua Tỷ lệ sở hữu(%)

1 2007 VP Bank OCBC (Trung Quốc) 15

2 2007 Techcombank HSBC 15

3 2008 ABBank May Bank (Malaysia) 15

4 2008 Techcombank HSBC 20

5 2008 Eximbank Sumitomo Mitsui

Banking (Hàn Quốc)

15

6 2008 SeaBank Societe Generale

(Pháp)

15

7 2009 OCB BNP Paribas (Pháp) 15

(Nguồn: SBV, “Pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM Việt Nam – Thực trạng và giải pháp)

Nhìn chung, việc các NH, tập đồn tài chính nƣớc ngồi mở rộng hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam thông qua con đƣờng sở hữu vốn cổ phần của các NHTM trong nƣớc đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình cạnh tranh và hợp tác. Các ngân hàng và tập đồn tài chính nƣớc ngồi khơng tốn kém chi phí nhƣ mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lƣới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lƣợng khách

hàng đông đảo tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời, các NHTM Việt Nam không những nâng cao năng lực tài chính mà cịn có điều kiện tiếp tục hiện đại hóa cơng nghệ, đổi mới bộ máy quản trị điều hành, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ... theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các thƣơng vụ trên cũng chỉ mang tính chất chiến lƣợc chƣa thực sự có sự chuyển giao kiểm sốt mang đúng theo tính chất của M&A do bị giới hạn quyền sở hữu đối với các đối tác nƣớc ngoài là 30% trong quyết định 36/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hàng ngày 11/3/2003.

- Những thƣơng vụ mua cổ phần giữa các ngân hàng trong nƣớc

Bảng 4.4: ngân hàng nội hợp tác với các t chức kinh tế trong nước

NH thu mua NH mục tiêu

NHTM CP Ngoại thƣơng Việt Nam

Liên doanh Quản lý đầu tƣ CK Vietcombank NHTMCP Sài Gịn Thƣơng tín

NHTM CP Á Châu

NHTM CP Gia Định

NH Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam NHTM CP Sài Gịn thƣơng tín

NHTM CP Phát triển Nhà TP.HCM

NHTM CP Ngoại thƣơng Việt Nam NHTM CP Sài Gịn thƣơng tín

NHTM CP Phƣơng Đông

NHTM CP Á Châu

CTCP Đầu tƣ CK Bản Việt Cơng ty Tài Chính Dầu Khí Quỹ đầu tƣ CK Việt Nam

CTCP Đầu tƣ tài chính Sài Gịn Á – Âu

NHTM CP xuất nhập khẩu Việt Nam

(Nguồn: www.vef.vn, “Cải tổ ngân hàng: Mới chỉ chữa cháy” )

Thực chất đây là việc sở hữu cổ phần chéo của các NHTM trong nƣớc. Với sự kết hợp này các ngân hàng trong nƣớc cùng hỗ trợ nhau về nhiều mặt trong quá trình phát triển. Tuy nhiên vấn đề này gây ra nhiều bất ổn trong hệ thống NH. Những con số thống kê chƣa đầy đủ cho thấy hiện nhiều ngân hàng đang đầu tƣ chéo nhau, ngân

hàng này góp vốn cho ngân hàng kia, rồi ngân hàng kia đem vốn đi đầu tƣ vào ngân hàng khác.

Hoạt động đầu tƣ chéo giữa các ngân hàng đã trở thành một chiến lƣợc phổ biến của các NH, nhất là giai đoạn 2006-2007, khi các ngân hàng nông thôn cần tăng vốn để đƣợc chuyển đổi thành ngân hàng đô thị. Với đầu tƣ chéo, tổng vốn thực có của các ngân hàng thấp hơn nhiều so với con số báo cáo. Khi đó, nguồn vốn đầu tƣ vào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau hợp nhất, sáp nhập tại việt nam (Trang 48 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)