- Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả, Tổ
3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính
Năng lực tài chính là năng lực cốt lõi, thể hiện qua nhiều tiêu chí, được thực
hiện thông qua việc tăng vốn, làm sạch bảng cân đối, lành mạnh hóa hệ thống tài chính, phòng ngừa rủi ro.
* Phương án tăng vốn chủ sở hữu
Tăng vốn chủ sở hữu thơng qua tích lũy mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại. Đây
phát triển bền vững. Nguồn vốn này giúp NH VIDP không bị phụ thuộc vào thị trường vốn và tránh các chi phí huy động vốn. Tuy nhiên, NH VIDP cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại để tăng vốn chủ sở hữu, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của chủ đầu tư. Vì vậy, nếu NH VIDP có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn chủ sở hữu ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát
triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đơng đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.
Tăng vốn chủ tự có bằng cách góp vốn giữa hai bên đối tác: Ở các nước, việc
phát hành cổ phiếu hay chứng khoán cao cấp để gia tăng vốn chủ sở hữu là một biện
pháp phổ biến được nhiều ngân hàng áp dụng. Hiện tại ở nước ta lượng vốn trong dân cư còn rất nhiều, nhưng các ngân hàng mới thu hút được bằng các hình thức huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Với các hình thức huy động này đã khơng tạo nền tảng vốn vững chắc cho các ngân hàng, đồng thời còn đe dọa đến khả năng chi trả đối với ngân hàng khi thị trường có biến động. Từ đó vấn đề dặt ra là ngân hàng phải làm sao thu hút được nguồn vốn này dưới dạng phát hành cổ phiếu
hoặc chứng khoán cấp cao nhằm bổ sung cho vốn chủ sở hữu đang eo hẹp hiện nay.
Tuy nhiên, NH VIDP là ngân hàng liên doanh nên không thể tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng. Do đó, hai bên đối tác đầu tư là hai ngân hàng có uy tính, tiềm
lực tài chính và danh tiếng tại mỗi nước nên có thể góp vốn để tăng vốn tự có, đảm bảo tiến trình mở rộng hoạt động kinh doanh.
* Phương án xử lý nợ xấu
Khi xác định nợ xấu, chuyển ngay sang bộ phận chuyên trách và có cơ chế theo dõi riêng đối với dư nợ xấu để xử lý. Phải xây dựng bộ phận chuyên xử lý nợ xấu tại từng chi nhánh với ít nhất một cán bộ am hiểu luật pháp chuyên trách. Thực hiện tốt
các biện pháp cơ bản: yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ. Nếu các bước trên vẫn khơng có kết quả như mong muốn thì tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.
Để làm “sạch” bảng cân đối kế toán, NH VIDP nên tách bạch phần nợ xấu ra
khỏi ngân hàng. Nội dung của giải pháp này NH VIDP chuyển toàn bộ phần nợ xấu sang một Công ty chuyên trách xử lý nợ xấu hồn tồn độc lập với các NHTM, có quy mơ vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ,
chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn. Công ty này sẽ khai thác, làm tăng giá trị tài sản rồi bán đi, thu hồi vốn để mua tiếp các
khoản nợ khác.
Bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng là biện pháp tích cực vì
ngân hàng thu được khoản nợ khó địi và có thể tập trung tồn bộ nhân lực, vật lực và tài lực vào hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, VIDP cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên
quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.