Vũng Tàu (VCB VT):
2.2.1 Sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB):
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc. Tại thời điểm 31/03/2011, mạng lưới hoạt động của VCB bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 74 chi nhánh và 303 phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 cơng ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16300 máy ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, VCB vẫn giữ vị thế là một NHTM hàng đầu Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao,…VCB vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của 5,2 triệu khách hàng cá nhân.
2.2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu (VCB VT):
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
VCB VT được thành lập ngày 06/11/1982 theo quyết định số 90/NH-QĐ của NHNNVN và là một trong 8 chi nhánh được thành lập đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. VCB Vũng Tàu phát triển qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn từ 1982 đến 1986: Với lợi thế là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế năng động Đông Nam Bộ, đặc biệt với thế mạnh về du lịch và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, Vũng Tàu đã bộc lộ nhiều tiềm năng và VCB VT ra đời. Đây là giai đoạn độc quyền về hoạt động đối ngoại duy
nhất trên địa bàn, VCB VT nắm giữ hầu như toàn bộ thị phần dịch vụ ngân hàng đối ngoại.
Giai đoạn từ 1986 đến 2007: Bước vào giai đoạn đổi mới, cùng với
sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những cải cách sâu rộng, chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế thị trường và đã đạt được nhiều kết quả hết sức khả quan. Trong xu thế đó, hệ thống Vietcombank nói chung và VCB VT nói riêng ngay từ đầu đã quyết tâm phấn đấu cao, ra sức đổi mới mọi mặt hoạt động, góp phần khắc phục những hậu quả của thời kỳ kế hoạch tập trung bao cấp. Tuy nhiên khơng cịn vai trị là ngân hàng độc quyền về hoạt động đối ngoại, nhưng VCB VT nhanh chóng xác định vai trị chủ lực và chủ đạo của mình là NHTM Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đối ngoại, phục vụ tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu theo hướng mở cửa và hội nhập.
Giai đoạn từ 2008 đến nay: VCB chính thức hoạt động theo mơ hình
ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 2/6/2008. Hàng loạt các Ngân hàng nước ngoài đã được Chính Phủ cấp giấy phép mở chi nhánh tại thị trường Việt Nam, cộng với các NHTM cổ phần trong nước mở chi nhánh hoạt động tại Vũng Tàu đã tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày một gắt gao hơn. Cạnh tranh khốc liệt làm cho thị phần của VCB VT bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, cơng tác thanh tốn quốc tế về xuất nhập khẩu dầu khí vẫn là mũi nhọn chính mà VCB VT đang thực hiện tốt và có hiệu quả.
Với bề dầy kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, VCB VT đã tiếp cận nhanh chóng với kinh tế thị trường, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Tổ chức bộ máy hoạt động của VCB VT được điều hành bởi Ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, quản lý chung toàn bộ hoạt động ngân hàng theo pháp luật, trực tiếp quản lý các phịng Hành chính nhân sự, Khách hàng, Kiểm tra nội bộ, Vốn và kinh doanh ngoại tệ. Phó Giám đốc thứ nhất phụ trách phịng Kế tốn tài vụ, Kinh doanh dịch vụ và 4 Phịng giao dịch (PGD). Phó Giám đốc thứ 2 phụ trách phòng Quản lý nợ, Thanh tốn quốc tế, Ngân quỹ, Vi tính.
Tính đến 30 tháng 06 năm 2011, tổng số lao động của VCB VT có 168 người, trong đó số lao động nữ giới là 105 người chiếm 62,5%, nam có 63 người chiếm 37,5%. Đội ngũ lao động có tuổi đời tương đối trẻ, độ tuổi bình quân là 29 tuổi. Lực lượng lao động của VCB VT không chỉ phát triển về mặt số lượng mà cịn được chú ý đào tạo về trình độ lý luận, nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt nhiệm vụ và dần đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của VCB VT.
Giám đốc Phó G.Đốc 1 Phó G.Đốc 2 P.Vốn & KDNT P. Kiểm tra nội bộ P. Khách hàng P.Hành chính Nhân sự P. Kế tốn tài vụ P.GD số 1 P.GD số 2 P.GD số 3 P.GD Lê Lợi P.Kinh doanh dịch vụ Quỹ Tiết Kiệm
2.2.2.3 Mạng lƣới hoạt động:
VCB VT hiện có: 01 trụ sở chính, 01 quỹ tiết kiệm và 04 phòng giao dịch; trong đó: trụ sở chi nhánh, quỹ tiết kiệm và 02 phòng giao dịch đặt tại trung tâm TP.Vũng Tàu, 01 phòng giao dịch ở thị xã Bà Rịa và 01 phòng giao dịch ở thị trấn Phú Mỹ - huyện Tân Thành.
Trụ sở chính của VCB VT: đặt tại 27 Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Vũng Tàu: có lợi thế nằm ngay trên trục đuờng chính của thành phố Vũng Tàu, xung quanh là trụ sở chính và phòng giao dịch của các NHTM khác. Trụ sở của VCB VT được xây dựng từ năm 1982 đã trở nên lạc hậu, chật hẹp và quá tải trong khi trụ sở chính của các NHTM khác được xây dựng hoặc chỉnh trang lại rộng rãi và khang trang hơn.
- Phòng giao dịch số 1: đặt tại 30 Phạm Hồng Thái, phường 7, thành phố Vũng Tàu: có lợi thế nằm gần Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt – Xơ, cách khoảng 200 – 300m. Tuy nhiên, diện tích của phịng giao dịch nhỏ và vị trí bị khuất so với mặt tiền đường nên khó nhìn thấy.
- Phịng giao dịch Lê Lợi: đặt tại số 27 Lê Lợi, phường 1, thành phố Vũng Tàu, vừa mới đưa vào hoạt động tháng 8 năm 2010, diện tích rộng rãi, cơ sở mới, khang trang, dễ nhìn thấy. Ngồi ra, cịn có lợi thế nằm trên trục đường chính của thành phố Vũng Tàu nên thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
- Phòng giao dịch số 2: đặt tại 01 Lý Thường Kiệt, thị xã Bà Rịa. Đây là vị trí trung tâm của thị xã Bà Rịa, trong tương lai tập hợp toàn bộ các đơn vị hành chính của tỉnh.
- Phịng giao dịch số 3: đặt tại số 30, lô A, trung tâm thương mại Tân Thành, thị trấn Phú Mỹ. Phịng đặt ở vị trí đẹp, gần chợ, khu cơng nghiệp, Ủy ban, trung tâm thương mại. Phần lớn khu công nghiệp của tỉnh tập trung ở khu vực này, đó cũng là một lợi thế của phòng giao dịch số 3. Tuy nhiên, với
cấp độ phòng giao dịch nên chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong khi các ngân hàng khác đã mở chi nhánh tại khu vực này.
- Quỹ tiết kiệm tại 169 Nguyễn Văn Trỗi, phường 4, thành phố Vũng Tàu: là một bộ phận của phòng kinh doanh dịch vụ, chỉ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ tài khoản và tiết kiệm.
2.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của VCB VT: 2.3.1 Các hình thức huy động vốn tại VCB VT:
2.3.1.1 Tiền gửi khơng kỳ hạn (tiền gửi thanh tốn):
- Loại tiền: VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD, CHF, JPY - Đối tượng: Cá nhân, tổ chức kinh tế
- Số tiền gửi tối thiểu đối với cá nhân 50.000 VND hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương 10USD; đối với tổ chức 1.000.000 VND hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương 300 USD.
- Đặc điểm: trả lãi định kỳ hằng tháng một lần và vào ngày rút hết số dư. Lãi được nhập vào gốc nếu khách hàng khơng rút lãi. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại tất cả các điểm giao dịch của VCB trên tồn quốc mà khơng phụ thuộc vào nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch lần đầu.
2.3.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
- Loại tiền: VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD, CHF, JPY. - Đối tượng: khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế.
- Kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng. - Lãi suất: theo thông báo của VCB VT trong từng thời kỳ.
- Đặc điểm: Lãi được thanh toán một lần cùng với gốc vào ngày đáo hạn (không nhập gốc). Đáo hạn, nếu chủ tài khoản khơng có yêu cầu gì khác thì cả gốc và lãi được chuyển vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Rút trước hạn được hưởng lãi suất theo thông báo lãi suất rút tiền gửi trước hạn của VCB tại thời điểm rút.
2.3.1.3 Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
- Loại tiền: VND, USD, EUR, GBP, CHF. - Đối tượng: khách hàng cá nhân.
- Mức gửi tối thiểu: 100.000 VND hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương 10 USD.
- Khách hàng được nhận sổ tiết kiệm không kỳ hạn và được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào tại các điểm giao dịch của VCB trên tồn quốc.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
- Loại tiền: VND, USD, EUR, GBP. - Đối tượng: khách hàng cá nhân.
- Mức gửi tối thiểu: 100.000 VND hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương 50 USD.
- Kỳ hạn: 01 tuần, 02 tuần, 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng.
- Lãi suất: theo thông báo của VCB VT trong từng thời kỳ
- Các hình thức trả lãi tiền gửi có kỳ hạn: Trả lãi trước; trả lãi cuối kỳ; trả lãi định kỳ (01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng).
- Đặc điểm: Đáo hạn, nếu khơng có ý kiến của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ tự động nhập số tiền lãi vào gốc và gia hạn bằng kỳ hạn gửi lần trước hoặc kỳ hạn ngắn hơn liền kề nếu tại thời điểm đáo hạn ngân hàng không huy động loại kỳ hạn như ban đầu và áp dụng lãi suất, cách tính lãi theo qui định tại thời điểm gia hạn. Rút trước hạn được hưởng lãi
suất theo thông báo lãi suất rút tiền gửi trước hạn tại của VCB thời điểm rút.
Tiết kiệm tự động (triển khai từ ngày 22/7/2010):
- Tiết kiệm tự động là sản phẩm có tính năng chuyển tiền tự động giữa tài khoản không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng để hưởng lãi suất cao hơn.
- Tài khoản tiết kiệm tự động: là tài khoản có kỳ hạn do khách hàng đăng ký để định kỳ chuyển tiền vào, không yêu cầu số dư đầu kỳ.
- Đối tượng khách hàng: cá nhân có thu nhập định kỳ đều và ổn định trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
- Loại tiền: VND, USD.
- Lãi suất: theo biểu lãi suất hiện hành trong từng thời kỳ. - Số tiền chuyển là bội số của 3.000.000 VND hoặc 300 USD.
- Chu kỳ chuyển: là kỳ hạn của tài khoản tiết kiệm do khách hàng đăng ký.
- Tính năng sản phẩm: Vào ngày đến hạn của tài khoản/sổ tiết kiệm có kỳ hạn, VCB sẽ tự động chuyển số tiền khách hàng đã đăng ký từ tài khoản khơng kỳ hạn sang tài khoản có kỳ hạn. Khách hàng được hưởng nguyên lãi suất không kỳ hạn cho tài khoản thu nhập; hưởng tiếp lãi suất có kỳ hạn cao cho tài khoản tiết kiệm tự động.
Tiết kiệm dự thưởng:
- Đặc tính sản phẩm: là sản phẩm tiển gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng khách hàng còn được tham gia dự thưởng theo qui định của VCB.
- Đối tượng, thời gian, loại tiền, kỳ hạn huy động, số tiền gửi tối thiểu, lãi suất, điều kiện rút trước hạn, hình thức thưởng do VCB qui định cụ thể trong từng đợt phát hành.
- Các giấy tờ có giá do VCB phát hành bao gồm chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu.
- Đối tượng, thời gian, loại tiền, kỳ hạn huy động, số tiền gửi tối thiểu, lãi suất, điều kiện rút trước hạn, hình thức thưởng do VCB qui định cụ thể trong từng đợt phát hành.
2.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn:
Dịch vụ thanh toán:
VCB VT ngày càng phát triển thêm nhiều kênh thanh tốn trong nước và nước ngồi, tham gia các chương trình thanh toán lớn của NHNN VN như: dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ thanh toán xuất khẩu, dịch vụ thanh toán nhập khẩu, dịch vụ séc, dịch vụ trả lương tự động, thanh tốn hóa đơn. Hiệu quả của dịch vụ thanh tốn mang lại là ngồi phí dịch vụ thu được cịn là hiệu quả sử dụng nguồn vốn khơng kỳ hạn do khách hàng, đối tác tín nhiệm hệ thống thanh tốn của VCB.
Dịch vụ thẻ:
VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu
Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay.
Riêng trong năm 2010, VCB đã phát triển một số sản phẩm dịch vụ thẻ lớn, phát huy được hiệu quả thiết thực, góp phần gia tăng tiện ích cho khách hàng, nâng cao uy tín VCB trên thương trường như: Đề án thanh toán thẻ trên taxi và phát hành thẻ taxi đồng thương hiệu; đề án chuyển đổi BIN cho thẻ ghi nợ nội địa; đề án chuyển đổi thẻ liên kết VCB-MTV thành thẻ ghi nợ quốc tế VCB Master card; đề án phát triển thẻ pre-paid,…Đến nay, Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị
trường thẻ Việt Nam. Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt gần 11.000 ĐVCNT và gần 1626 máy ATM trên khắp các tỉnh và thành phố của